Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017



PHẢI CHĂNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VỚI VẤN ĐỀ GIAI CẤP
 LÀ SAI LẦM?
Văn Cao
Trong những năm qua, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, những nhà khoa học chân chính do xuất phát từ quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, đã có những nhận định đúng đắn, nghiêm túc về những đóng góp sáng tạo của Người. Nhưng bên cạnh đó, lại có một số người do phai nhạt lý tưởng, thoái hoá biến chất và do cả sự cơ hội về chính trị, đã đưa ra một số quan điểm sai trái, cho rằng: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với một số nước khác nào đó, còn ở Việt Nam vốn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng là vấn đề giữ vai trò chi phối khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó, họ đề xuất ý kiến nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc ra khỏi vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai cấp làm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc. Theo họ, đối với cách mạng Việt Nam hiện nay chỉ nên nêu ra vấn đề và giải quyết vấn đề dân tộc, còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mặc dù họ đồng tình với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhưng lại giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Thực chất là họ bác bỏ quan điểm, đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân. Chúng ta cần phải đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái đó.
Trong hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, tư tưởng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, là một trong những nhân tố bảo đảm thành công của cách mạng Việt Nam.
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào từ khi xuất hiện giai cấp đến nay, vấn đề dân tộc và giai cấp luôn là những vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tế cho thấy, việc giải quyết vấn đề dân tộc đối với bất kỳ chế độ xã hội nào đều trên lập trường, quan điểm giai cấp. Đề cập vấn đề dân tộc, giai cấp, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn đề về nguồn gốc và bản chất của vấn đề dân tộc; những quan hệ cơ bản của dân tộc; thái độ của giai cấp công nhân và đảng của nó với vấn đề dân tộc. Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc.
Sau nhiều năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, chỉ đến khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng kiến Cách mạng Tháng mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc mới đi đến kết luận: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[1], và: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[2]. Kết luận này của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Vì vậy, lôgíc con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”[3].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải chỉ là chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn là sự phát triển sáng tạo và có giá trị định hưng rất cơ bản đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nưc khác trên thế giới, Hồ Chí Minh đã xác định những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đó cũng chính là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng nước ta trong suốt tám mươi bảy năm qua. Bởi :
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành công triệt để nhất định phải đi theo qũy đạo và là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Cuộc cách mng đó phải da vào lực lượng của nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông, do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ dựa vào lực lượng riêng giai cp công nhân, thậm chí cả giai cấp nông dân là hoàn toàn không đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia mới biến sức mạnh dân tộc thành lực lượng vô địch.
Hai là, cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc (mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, mâu thuẫn tư sản với vô sản) không tách rời cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược. giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc lên trên hết. Bởi:“Nếu không giải quyết được dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm củng không đòi lại được[4], và “Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc[5]. Ở đây, rõ ràng vấn đề giai cấp được biểu hiện ở vấn đề dân tộc, vấn đề dân tộc được giải quyết theo lập trường giai cấp công nhân, chứ đâu phải là hy sinh cái nọ cho cái kia như có người đã từng cố chứng minh nhằm bóp méo, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, cách mng giải phóng dân tc và cách mạng vô sản ở chính quốc, như hai cánh của một con chim, phải thực hiện sự liên minh giữa vô sản và nhân dân các nước thuộc địa thì cách mạng mới thắng lợi. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một chiu vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi, thậm chí có thể giành thắng lợi trước, từ đó góp phần tích cực hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Đó là nhận định hết sức đúng đắn, táo bạo và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Bốn là, sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang, khỏi chế độ thuộc địa, dân tộc vừa được giải phóng phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội và trong bước quá độ ấy phải tự mình tìm tòi con đường, phương thức riêng phù hợp với tình hình và đặc điểm đất nưc, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tránh giáo điều, dập khuôn những hình thức, bước đi, biện pháp của nưc khác.
Rõ ràng, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm, chứng minh là khoa học, cách mạng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Với lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên của Đảng, chúng ta phải đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.









[1]Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.563.
[2]Sđd, tập 12, tr.30.
[3]Sđd, tập 15, tr.392.
[4]Văn kiện Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tập 3, tr.48.
[5]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.128.


ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN Ở VIỆT NAM 
Phu Quoc
Thực tế cho thấy, khi mà một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử phát triển của nhân loại, được đánh dấu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 với xu thế dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ thì dân tộc Việt Nam vẫn đang chìm trong đêm dài nô lệ dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Dân tộc không có quyền tự quyết, người dân không có quyền tự do, các mô hình và thể chế chính trị phong kiến hay tư sản đang nằm trong số các lựa chọn để thiết lập ở Việt Nam hoặc đã bị thực tiễn vượt qua, hoặc đang tỏ rõ là chế độ chính trị hiếu chiến, xâm lược, phản động, chỉ vì lợi ích của giai cấp thống trị. Do đó, trong cuộc vận động, tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc mình, Hồ Chí Minh đã đưa đến cho nhân dân Việt Nam một con đường phát triển đúng đắn, hợp quy luật khách quan, xu thế thời đại và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân đang bị đọa đày đau khổ. Ngày nay, thực tiễn thế giới càng chứng minh, đó là con đường phát triển bền vững và có tính nhân văn cao nhất.
Mục tiêu con đường phát triển đã được Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để đi đến mục tiêu đó chỉ có thể bằng con đường cách mạng vô sản và trên con đường đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng, đó là: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành quyền tự quyết định, lựa chọn con đường phát triển và Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để từng bước tạo lập những tiền đề cần và đủ cho mục tiêu mọi người đều được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có một môi trường tốt nhất để phát triển toàn diện cá nhân. Bởi lẽ, với Việt Nam - một nước không lớn, kinh tế, khoa học kỹ thuật chưa phát triển lại từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thì độc lập dân tộc không thể tồn tại nếu không gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa để bảo đảm cho sự bền vững của độc lập dân tộc và từng bước giải phóng con người là tất yếu khách quan.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn thế giới hiện đại và những gì mà hơn 70 năm qua, thể chế chính trị Việt Nam mang lại cho các tầng lớp nhân dân đã khẳng định tính nhân văn và giá trị phổ quát mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Trên thực tế, nếu những ai là người có lương tâm, đạo đức, biết tôn trọng bản thân và đồng loại, không có dã tâm sống trên mồ hôi, xương máu của người khác thì chắc chắn không bao giờ người đó phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, con đường phát triển đó không tự nhiên có ở Việt Nam, mà nó là sản phẩm của một quá trình dài tìm tòi, nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa các học thuyết, các thể chế chính trị và mô hình nhà nước khác nhau trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn rộng lớn, sâu sắc của nhân cách Hồ Chí Minh - lãnh tụ chính trị; Anh hùng giải phóng dân tộc; Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Ra đi tìm đường cứu nước từ thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Hồ Chí Minh hiểu rõ hơn ai hết sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến khi đối đầu với hệ tư tưởng tư sản. Người nhận ra rằng, giai cấp địa chủ, phong kiến Việt Nam đã không còn giữ được địa vị và vai trò lịch sử của mình nữa. Mặt khác, do có nhiều năm hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản phát triển như Pháp, Mỹ, Anh từ 1911 đến 1923 Hồ Chí Minh đã nhận rõ bản chất của chế độ chính trị tư sản. Đó là chế độ chính trị mà quyền lực thuộc về số ít, chế độ đó chẳng những đã tạo ra tiền đề làm tha hóa con người, mà bản thân nó đã và đang bộc lộ rõ sự hiếu chiến, xâm lược và phản động. Biểu hiện cụ thể là các chế độ chính trị đó đang tiến hành các hành động xâm lược, áp bức, bóc lột con người, biến các nước nghèo và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam trở thành thuộc địa, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản với các nước thuộc địa - một mâu thuẫn mới của thời đại. Do vậy, cả thể chính trị tư sản và phong kiến đều không phải là chế độ chính trị bảo đảm được sự phát triển bền vững của nhân loại.
Trong khi đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng phẩm chất nhân văn cao cả với nhãn quan và tư duy chính trị thiên tài đã kế thừa, phát triển những tinh hoa tư tưởng của nhân loại để chỉ ra quy luật và con đường vận động phát triển đúng đắn của xã hội loài người nói chung, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói riêng. Như vậy, học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về quy luật vận động phát triển của xã hội loài người là sự hội tụ tinh hoa trí tuệ của nhân loại, có một quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện chứ hoàn toàn không phải là sản phẩm của ý chí chủ quan. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội không chỉ là khoa học mà còn được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống sau thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917. Với giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả, Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ chính trị ra đời từ cuộc cách mạng đó đã lan tỏa, cổ vũ, khích lệ giai cấp công nhân và nhân dân lao động khắp thế giới quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản, vùng lên đấu tranh giành độc lập và quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua quá trình thiết lập thể chế chính trị tư sản. Từ đó, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời và trở thành một phong trào của hiện thực lịch sử.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp mới mẻ, có tính chất nhân văn sâu sắc, cho nên nó phải trải qua một quá trình dài với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cần phải giải quyết trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Mặt khác, lý tưởng và bản chất của chủ nghĩa xã hội là bất biến, nhưng cách thức, con đường thực hiện là vạn biến ở mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau. Trên con đường cách mạng đầy mới mẻ, nhiều chông gai và sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị như con đường cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần phải có một đảng chính trị vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân; có khả năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái bất biến với cái vạn biến; không chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. Một đảng như thế mới có thể đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên giành thắng lợi từng bước và đi đến thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số Đảng Cộng sản chẳng những đã không làm được điều đó, mà còn, mắc phải một số sai lầm làm cho một số mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể rơi vào sơ cứng, máy móc, không phát huy được giá trị, sức sống và bản chất nhân văn, nhân đạo của mình. Điều đó dẫn đến sự xụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông ÂU làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào. Mặc dù vậy, đó chỉ là sự sụp đổ của một số mô hình chính trị của thể chứ hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của quy luật vận động phát triển của xã hội loài người, càng không phải là sự sai lầm của học thuyết Mác - Lênin. Bởi lẽ, dù thế giới có xoay vần, biến đổi thế nào, cuối cùng chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ được xác lập, vì đó là quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một giai cấp, một nhóm hay một cá nhân nào. Chỉ có điều, nếu những người cách mạng có nhận thức đúng về quy luật đó, chủ động dọn dẹp mọi vật cản trên đường đi, tạo nên được động lực mạnh mẽ và tác động cùng chiều với xu hướng vận động của quy luật thì chủ nghĩa xã hội sẽ hiện diện sớm hơn và ngược lại.
Thực tiễn thế giới hiện nay càng khẳng định không thể có con đường nào khác để phát triển bền vững ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, chủ nghĩa tư bản vẫn đang hàng ngày, hàng giờ tạo ra các xung đột lợi ích, sử dụng thành quả lao động của nhân dân để đầu tư cho sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt, buộc tất cả các nước phải lãng phí nguồn lực cho chạy đua vũ trang để tự vệ trước các hành động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cho thấy, việc kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển là hoàn toàn đúng đắn, bảo đảm cho sự phát triển bền vững tất cả vì con người.
Là một Đảng cách mạng chân chính, ra đời từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu con đường cách mạng vô sản. Vậy mà hiện nay, cùng với những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã giành được trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận rõ giá trị nhân văn, nhân đạo của thể chế chính trị mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng thì cũng đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những quan điểm, tư tưởng, luận điệu phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những phần tử đề cao chủ nghĩa cá nhân, cơ hội chính trị… họ lấy hiện tượng áp đặt vào bản chất để từ đó cho rằng, lý luận, học thuyết về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, là lỗi thời, lạc hậu, là không thể thực hiện được. Điều này hoàn toàn không mới, bởi ngay khi bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào năm 1848 - một bản tuyên ngôn uy hiếp trực tiếp đến địa vị thống trị và lợi ích của giai cấp tư sản thì nó đã sớm được chủ nghĩa tư bản coi đó là “bóng ma ám ảnh châu Âu”. Ở Việt Nam hiện nay, các phần từ bất mãn, cơ hội chính trị đang cố tình dựng chuyện, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; họ lợi dụng, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết điểm và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phủ nhận thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Âm mưu đó không gì khác hơn là nhằm thiết lập lại một môi trường mà cá lớn có thể tự do nuốt cá bé; một thể chế chính trị mà những kẻ mạnh có thể tự do ức hiếp kẻ yếu.
Do vậy, những người có lương tâm và lòng tự trọng nhất định sẽ kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, dù đất nước còn khó khăn đến đâu. Bởi lẽ, cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh, việc lựa chọn và kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn những hạn chế nhất định và kết quả xây dựng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, mỗi người cần nhận rõ, những hạn chế, yếu kém đó có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan và một trong những nguyên nhân quan trọng là một số cán bộ, đảng viên cả những người được coi là các nhà khoa học, các trí thức đã không đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề phát sinh phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, cách nhìn của họ chưa khách quan, toàn diện và cụ thể, dẫn đến có quan điểm bất mãn, bi quan, thiếu niềm tin vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, sự chống phá của các thế lực thù địch đã và đang làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng không vượt qua được chính mình, bị cám dỗ, bị mua chuộc mà hùa theo các quan điểm, tư tưởng sai trái đòi phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi thay đổi cương lĩnh chính trị, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; đòi thay đổi hiến pháp, thay đổi tên nước, thay đổi thể chế chính trị.
Để kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đòi mỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người Việt Nam yêu nước phải tỉnh táo, không ngừng củng cố niềm tin khoa học vào con đường phát triển của dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn trên cơ sở không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận chính trị để nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại, nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của các học thuyết chính trị. Lấy lợi ích quốc gia dân tộc, môi trường hòa bình, ổn định và cuộc sống bình yên của nhân dân làm chuẩn mực cho mọi ứng xử chính trị. Luôn đứng vững trên lập trường của người cộng sản chân chính để có thái độ đúng đắn nhất trước những hạn chế, khuyết điểm và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Luôn đề cao tự phê bình và phê bình, góp phần tích cực vào sự nghiệp chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Mặt khác, cần sớm nhận diện và đấu tranh kiên quyết với các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, những hành động chống phá, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc và cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.



KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Những kẻ thường xuyên vùng vẫy để hòng chống phá thành trì của cách mạng Việt Nam trong thời gian trước và hiện nay thường hả hê truyền cho nhau bí quyết cốt tủy của chúng: Xuyên tạc làm “lệch pha” giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với thành quả của cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn của chúng nhiều khi khá khôn ngoan tinh vi, và nhiều khi cũng “cùn cận” trắng trợn. Chúng đang giãy giụa và hô hoán, gào thét với tượng đài nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên thế giới dù chúng biết những việc chúng đang “rao” là không thể lừa dối. Vì, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam.
Nhà sử học Mỹ Stanley Karnow viết rằng: “Chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành và giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một người yêu nước nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình”. Ông còn nhận xét: Phi thường và thân thiện là cảm xúc của ông khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tạp chí danh tiếng Time của Mỹ. Bài viết có đoạn: “Không hề có sự dao động trong niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển được ý chí của Người, dù cho trong bối cảnh cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước”. Và Time đã bình chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tạp chí Newsweek của (Mỹ).
Cách mạng Việt Nam đã và đang là một tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch. Đã có rất nhiều chiến dịch quy mô quốc tế, dưới nhiều phương thức khác nhau, nhằm bôi đen, xuyên tạc, vu khống những người cộng sản, các vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam được nhân dân yêu mến, nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc.
Tập trung xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng cho rằng, Hồ Chí Minh thực chất chỉ là người “dân tộc chủ nghĩa”(!) Chúng cố chứng minh tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, không có gì quý hơn độc lập tự do của Hồ Chí Minh là “phi nhân tính”(!) Chúng suy luận: “Nhân dân Việt Nam đi theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh là sai lầm, là đi vào ngõ cụt”(!) Chúng còn dựng những câu chuyện hoang đường về thân thế, đời tư của Người cùng với việc vẽ lên “chân dung” người cộng sản không có tình cảm, tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em...! Chúng công khai mục tiêu đạp đổ thần tượng Hồ Chí Minh, phá bỏ huyền thoại Hồ Chí Minh(!).
Vì sao chúng lại cố tình làm như thế? Thực ra, mục đích chính của chúng là để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo con đường khác con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và chính lịch sử dân tộc ta đã lựa chọn. Trong nhiều “kênh” chống phá, chúng nhằm vào hai “kênh” chính yếu nhất là “đánh” vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở “kênh” thứ nhất, chúng “đánh” vào Đảng Cộng sản Việt Nam, vì Đảng là tổ chức chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chúng hy vọng đến một lúc nào đó Đảng sẽ yếu đi, dần dần biến chất, mất vai trò lãnh đạo, hoặc đi đến tan rã. “Kênh” thứ hai, chúng tập trung “đánh” vào gốc, vào nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và vào giá trị tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, đó là “thần tượng” Hồ Chí Minh, với một hệ thống tư tưởng sâu sắc và toàn diện về con đường cách mạng Việt Nam và một nhân cách vĩ đại của dân tộc. Đây là một âm mưu rất thâm hiểm.
Để thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào để bôi xấu, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những thủ đoạn quen thuộc là chúng cắt xén những câu nói, câu viết của Người. Gần đây, có kẻ mệnh danh là “nhà dân chủ”, “người đấu tranh vì tự do”… đã ra vẻ “khâm phục” câu nói của Hồ Chí Minh: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý…”1 để minh chứng là chúng đang làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh! Liệu có phải thế không? Câu nói của Hồ Chí Minh đã bị chúng cố ý cắt đi vế sau để “lập lờ đánh lận con đen”, nhằm xuyên tạc tư tưởng của Người. Vế sau ấy là: “… Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức không phải là chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng chân lý”2. Bằng thủ đoạn khác, có kẻ làm ra vẻ là người “trong cuộc”, “nắm chắc” được bản chất của vấn đề, có khả năng “vén những tấm màn bí mật” ở chốn “thâm cung bí sử”… để bịa đặt, thêu dệt nên những câu chuyện không có thật hòng hạ uy tín Hồ Chí Minh. Thời gian gần đây, chúng tích cực lôi kéo những phần tử cơ hội, bất mãn với chế độ (thực chất là những kẻ bị suy thoái về tư tưởng chính trị, những kẻ “trở cờ”, phản bội), để làm cái “loa bung xung”. Số này thường được hà hơi, tiếp sức của “quan thầy” ở nước ngoài; tích cực liên lạc với nhau (cả ở trong nước và ngoài nước), tự coi là những “nhà dân chủ”, “bất đồng ý kiến” với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Đây là những kẻ có thái độ cực kỳ cay cú, sẵn sàng bịa chuyện, hoặc dựa trên một vài sự kiện, tài liệu để thêm thắt, bình luận. Để thực hiện những thủ đoạn trên, chúng thường sử dụng phương pháp viết truyện, hồi ký, viết báo, mở “diễn đàn”,… thông qua blog cá nhân, nhất là các trang mạng của các tổ chức phản động ở nước ngoài để kích động, nói xấu, phủ nhận tư tưởng, con người Hồ Chí Minh đi liền với phủ nhận con đường cách mạng Việt Nam. Chúng tô đậm những điều đó còn nhằm để tự bào chữa cho những sai lầm của chúng trong quá khứ. Thực ra, tác dụng của sự xuyên tạc từ những kẻ cơ hội, bất mãn này không thực sự lớn. Người đọc, người nghe tinh ý đều thấy rõ bản chất, thái độ, động cơ chính trị của chúng, nên không mấy người tin vào những điều hồ đồ đó.
Về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có rất nhiều công trình khoa học, chương trình nghiên cứu, bài nói, bài viết của các học giả, nhân sĩ, trí thức, nhà chính trị… trong nước và trên thế giới bàn tới. Tư tưởng của Người là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể Việt Nam; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không chỉ luôn phấn đấu thực hiện, mà còn truyền dạy cho các thế hệ cách mạng và người dân Việt Nam về tư tưởng đó. Chính vì vậy, Người là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả, suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Người là nhà chiến lược, nhà tổ chức thiên tài trong cuộc chiến đấu khổng lồ của nhân dân Việt Nam chống mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn và lạc hậu, tiến bước lên con đường XHCN. Người là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế, một chiến sĩ quả cảm không ngừng đấu tranh cho hòa bình và sự tiến bộ xã hội. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi sự giải phóng, từ giải phóng dân tộc, đến giải phóng xã hội - giai cấp, đều nhằm tới giải phóng con người, trên bình diện quốc gia và quốc tế. Vì vậy, Người được toàn dân Việt Nam nhiều thế hệ và nhiều tổ chức, cá nhân có lương tri trên thế giới tôn vinh. Một trong số đó là Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Năm 1987, tổ chức này đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong đó, đánh giá Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Mặc dù qua đời đã hơn 40 năm, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hóa có sức thẩm thấu và lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới; là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta trên con đường hội nhập và phát triển; cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế giới biến đổi không ngừng và có nhiều thay đổi phức tạp, khó lường, nhưng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh luôn sống cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại và dân tộc Việt Nam.
Thực tế cho thấy, xã hội loài người luôn chứa đựng sự đấu tranh khốc liệt, không ngừng nghỉ giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tiến bộ và phản tiến bộ, giữa văn hóa và phản văn hóa. Các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam chính là lực lượng tiêu biểu cho cái xấu, cái ác, cái phản tiến bộ, phản văn hóa đang cố tình xuyên tạc, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Bảo vệ tư tưởng của Người là bảo vệ con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà lịch sử dân tộc ta đã lựa chọn và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định ngay từ khi mới thành lập (03-02-1930).
Nhưng, làm thế nào để chống lại sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trước hết, chúng ta cần đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề được Đảng ta đặt ra từ lâu và đã đạt những kết quả quan trọng, mang tính đột phá, nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục phải được tổ chức nghiên cứu sâu hơn nữa. Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với các thời kỳ hoạt động của Người trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, cần tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể, là xem xét một cách toàn diện các mối liên hệ lịch sử cơ bản trong một hoàn cảnh cụ thể và sự phát triển các quan điểm của Người. Đồng thời, chú trọng hơn nữa công tác sưu tầm, xử lý những thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến Người ở cả trong và ngoài nước. Mặt khác, phải tăng cường giao lưu, hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với những người nước ngoài, nhất là với những nhà nghiên cứu khoa học đang quan tâm tìm hiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự trao đổi học thuật là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường sự hiểu biết đúng đắn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có việc sưu tầm, xử lý những tài liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Người. Cùng với đó, chúng ta cần quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất là đối với thế hệ trẻ về thân thế, sự nghiệp và các giá trị của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, để cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Trong giáo dục, tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải dựa trên cơ sở thật sự khoa học; tránh hiện tượng “thần thánh hóa” con người bình dị và vĩ đại Hồ Chí Minh.
Quân đội ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng lập, giáo dục và rèn luyện; là đội quân cách mạng, “chính trị trọng hơn quân sự”, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang càng phải vững vàng về chính trị, tư tưởng, nắm chắc tay súng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và nhân dân. Muốn vậy, mọi cán bộ, chiến sĩ phải không ngừng học tập, rèn luyện về mọi mặt, trước hết là về tư tưởng, bản lĩnh chính trị; nhận diện rõ cái tốt và cái xấu, những giá trị chân - thiện - mỹ; đồng thời, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, làm thất bại mọi luận điệu xuyên tạc thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực học tập, quán triệt và tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 – CT/TW khóa XII cho mọi cán bộ, đảng viên trong đơn vị và quần chúng nhân dân nơi đóng quân. Xây dựng tổ chức đảng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
                                                                                          Q.C.504


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...