Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017



PHẢI CHĂNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VỚI VẤN ĐỀ GIAI CẤP
 LÀ SAI LẦM?
Văn Cao
Trong những năm qua, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, những nhà khoa học chân chính do xuất phát từ quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, đã có những nhận định đúng đắn, nghiêm túc về những đóng góp sáng tạo của Người. Nhưng bên cạnh đó, lại có một số người do phai nhạt lý tưởng, thoái hoá biến chất và do cả sự cơ hội về chính trị, đã đưa ra một số quan điểm sai trái, cho rằng: Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với một số nước khác nào đó, còn ở Việt Nam vốn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng là vấn đề giữ vai trò chi phối khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó, họ đề xuất ý kiến nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc ra khỏi vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai cấp làm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc. Theo họ, đối với cách mạng Việt Nam hiện nay chỉ nên nêu ra vấn đề và giải quyết vấn đề dân tộc, còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mặc dù họ đồng tình với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhưng lại giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Thực chất là họ bác bỏ quan điểm, đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân. Chúng ta cần phải đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái đó.
Trong hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, tư tưởng về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp là một trong những đóng góp xuất sắc của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, là một trong những nhân tố bảo đảm thành công của cách mạng Việt Nam.
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào từ khi xuất hiện giai cấp đến nay, vấn đề dân tộc và giai cấp luôn là những vấn đề hệ trọng của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tế cho thấy, việc giải quyết vấn đề dân tộc đối với bất kỳ chế độ xã hội nào đều trên lập trường, quan điểm giai cấp. Đề cập vấn đề dân tộc, giai cấp, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn đề về nguồn gốc và bản chất của vấn đề dân tộc; những quan hệ cơ bản của dân tộc; thái độ của giai cấp công nhân và đảng của nó với vấn đề dân tộc. Vì vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc.
Sau nhiều năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, chỉ đến khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng kiến Cách mạng Tháng mười Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc mới đi đến kết luận: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[1], và: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[2]. Kết luận này của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng. Vì vậy, lôgíc con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”[3].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu tranh cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải chỉ là chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn là sự phát triển sáng tạo và có giá trị định hưng rất cơ bản đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nưc khác trên thế giới, Hồ Chí Minh đã xác định những giải pháp đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đó cũng chính là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng nước ta trong suốt tám mươi bảy năm qua. Bởi :
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành công triệt để nhất định phải đi theo qũy đạo và là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Cuộc cách mng đó phải da vào lực lượng của nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông, do chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ dựa vào lực lượng riêng giai cp công nhân, thậm chí cả giai cấp nông dân là hoàn toàn không đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia mới biến sức mạnh dân tộc thành lực lượng vô địch.
Hai là, cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc (mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, mâu thuẫn tư sản với vô sản) không tách rời cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược. giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc lên trên hết. Bởi:“Nếu không giải quyết được dân tộc, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm củng không đòi lại được[4], và “Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc[5]. Ở đây, rõ ràng vấn đề giai cấp được biểu hiện ở vấn đề dân tộc, vấn đề dân tộc được giải quyết theo lập trường giai cấp công nhân, chứ đâu phải là hy sinh cái nọ cho cái kia như có người đã từng cố chứng minh nhằm bóp méo, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, cách mng giải phóng dân tc và cách mạng vô sản ở chính quốc, như hai cánh của một con chim, phải thực hiện sự liên minh giữa vô sản và nhân dân các nước thuộc địa thì cách mạng mới thắng lợi. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một chiu vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể và phải chủ động tiến lên giành thắng lợi, thậm chí có thể giành thắng lợi trước, từ đó góp phần tích cực hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Đó là nhận định hết sức đúng đắn, táo bạo và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
Bốn là, sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang, khỏi chế độ thuộc địa, dân tộc vừa được giải phóng phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội và trong bước quá độ ấy phải tự mình tìm tòi con đường, phương thức riêng phù hợp với tình hình và đặc điểm đất nưc, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tránh giáo điều, dập khuôn những hình thức, bước đi, biện pháp của nưc khác.
Rõ ràng, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm, chứng minh là khoa học, cách mạng. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Với lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên của Đảng, chúng ta phải đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.









[1]Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.563.
[2]Sđd, tập 12, tr.30.
[3]Sđd, tập 15, tr.392.
[4]Văn kiện Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tập 3, tr.48.
[5]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.128.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...