ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN Ở VIỆT NAM
Phu Quoc
Phu Quoc
Thực tế cho
thấy, khi mà một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử phát triển của nhân loại,
được đánh dấu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 với xu thế
dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ thì dân tộc Việt Nam vẫn đang chìm trong đêm dài
nô lệ dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Dân tộc không có quyền
tự quyết, người dân không có quyền tự do, các mô hình và thể chế chính trị phong
kiến hay tư sản đang nằm trong số các lựa chọn để thiết lập ở Việt Nam hoặc đã
bị thực tiễn vượt qua, hoặc đang tỏ rõ là chế độ chính trị hiếu chiến, xâm
lược, phản động, chỉ vì lợi ích của giai cấp thống trị. Do đó, trong cuộc vận
động, tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc mình, Hồ Chí Minh đã đưa
đến cho nhân dân Việt Nam một con đường phát triển đúng đắn, hợp quy luật khách
quan, xu thế thời đại và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân đang bị
đọa đày đau khổ. Ngày nay, thực tiễn thế giới càng chứng minh, đó là con đường
phát triển bền vững và có tính nhân văn cao nhất.
Mục tiêu con đường phát triển đã được Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và nhân
dân Việt Nam lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để đi
đến mục tiêu đó chỉ có thể bằng con đường cách mạng vô sản và trên con đường
đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam phải tiến hành liên tiếp hai
cuộc cách mạng, đó là: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành quyền tự
quyết định, lựa chọn con đường phát triển và Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để
từng bước tạo lập những tiền đề cần và đủ cho mục tiêu mọi người đều được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, có một môi trường tốt nhất để phát triển
toàn diện cá nhân. Bởi lẽ, với Việt Nam - một nước không lớn, kinh tế, khoa học
kỹ thuật chưa phát triển lại từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thì độc
lập dân tộc không thể tồn tại nếu không gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và do
đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa để bảo đảm cho sự bền vững của độc lập dân tộc
và từng bước giải phóng con người là tất yếu khách quan.
Con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội đã được thực tiễn thế giới hiện đại và những gì mà hơn 70
năm qua, thể chế chính trị Việt Nam mang lại cho các tầng lớp nhân dân đã khẳng
định tính nhân văn và giá trị phổ quát mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới.
Trên thực tế, nếu những ai là người có lương tâm, đạo đức, biết tôn trọng bản
thân và đồng loại, không có dã tâm sống trên mồ hôi, xương máu của người khác
thì chắc chắn không bao giờ người đó phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, con đường phát triển đó không tự nhiên có ở Việt
Nam, mà nó là sản phẩm của một quá trình dài tìm tòi, nghiên cứu, so sánh, đối
chiếu giữa các học thuyết, các thể chế chính trị và mô hình nhà nước khác nhau
trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn rộng lớn, sâu sắc của nhân cách Hồ Chí Minh -
lãnh tụ chính trị; Anh hùng giải phóng dân tộc; Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt
Nam.
Ra đi tìm
đường cứu nước từ thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Hồ
Chí Minh hiểu rõ hơn ai hết sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến khi đối đầu
với hệ tư tưởng tư sản. Người nhận ra rằng, giai cấp địa chủ, phong kiến Việt
Nam đã không còn giữ được địa vị và vai trò lịch sử của mình nữa. Mặt khác, do
có nhiều năm hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
ở các nước tư bản phát triển như Pháp, Mỹ, Anh từ 1911 đến 1923 Hồ Chí Minh đã
nhận rõ bản chất của chế độ chính trị tư sản. Đó là chế độ chính trị mà quyền
lực thuộc về số ít, chế độ đó chẳng những đã tạo ra tiền đề làm tha hóa con
người, mà bản thân nó đã và đang bộc lộ rõ sự hiếu chiến, xâm lược và phản
động. Biểu hiện cụ thể là các chế độ chính trị đó đang tiến hành các hành động
xâm lược, áp bức, bóc lột con người, biến các nước nghèo và chậm phát triển,
trong đó có Việt Nam trở thành thuộc địa, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa chủ
nghĩa tư bản với các nước thuộc địa - một mâu thuẫn mới của thời đại. Do vậy,
cả thể chính trị tư sản và phong kiến đều không phải là chế độ chính trị bảo
đảm được sự phát triển bền vững của nhân loại.
Trong khi
đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng phẩm chất nhân văn cao cả
với nhãn quan và tư duy chính trị thiên tài đã kế thừa, phát triển những tinh
hoa tư tưởng của nhân loại để chỉ ra quy luật và con đường vận động phát triển
đúng đắn của xã hội loài người nói chung, của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động nói riêng. Như vậy, học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã
hội, về quy luật vận động phát triển của xã hội loài người là sự hội tụ tinh hoa
trí tuệ của nhân loại, có một quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện chứ
hoàn toàn không phải là sản phẩm của ý chí chủ quan. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội
không chỉ là khoa học mà còn được hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917. Với giá trị nhân văn, nhân đạo
cao cả, Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ chính trị ra đời từ cuộc cách mạng
đó đã lan tỏa, cổ vũ, khích lệ giai cấp công nhân và nhân dân lao động khắp thế
giới quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản, vùng lên đấu tranh giành độc
lập và quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua quá trình thiết lập thể chế chính
trị tư sản. Từ đó, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời và trở thành
một phong trào của hiện thực lịch sử.
Xây dựng
chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp mới mẻ, có tính chất nhân văn sâu sắc, cho
nên nó phải trải qua một quá trình dài với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cần
phải giải quyết trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Mặt khác, lý tưởng và
bản chất của chủ nghĩa xã hội là bất biến, nhưng cách thức, con đường thực hiện
là vạn biến ở mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau. Trên con đường cách mạng đầy mới
mẻ, nhiều chông gai và sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị như con đường cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động cần phải có một đảng chính trị vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân;
có khả năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái bất biến với cái vạn biến;
không chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. Một đảng như thế mới có thể đưa
sự nghiệp cách mạng tiến lên giành thắng lợi từng bước và đi đến thắng lợi cuối
cùng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số Đảng Cộng sản chẳng
những đã không làm được điều đó, mà còn, mắc phải một số sai lầm làm cho một số
mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể rơi vào sơ cứng, máy móc, không phát huy được
giá trị, sức sống và bản chất nhân văn, nhân đạo của mình. Điều đó dẫn đến sự
xụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông ÂU làm cho hệ thống xã
hội chủ nghĩa lâm vào thoái trào. Mặc dù vậy, đó chỉ là sự sụp đổ của một số mô
hình chính trị của thể chứ hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của quy luật vận
động phát triển của xã hội loài người, càng không phải là sự sai lầm của học
thuyết Mác - Lênin. Bởi lẽ, dù thế giới có xoay vần, biến đổi thế nào, cuối
cùng chủ nghĩa xã hội vẫn sẽ được xác lập, vì đó là quy luật khách quan không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một giai cấp, một nhóm hay một cá nhân nào.
Chỉ có điều, nếu những người cách mạng có nhận thức đúng về quy luật đó, chủ
động dọn dẹp mọi vật cản trên đường đi, tạo nên được động lực mạnh mẽ và tác
động cùng chiều với xu hướng vận động của quy luật thì chủ nghĩa xã hội sẽ hiện
diện sớm hơn và ngược lại.
Thực tiễn
thế giới hiện nay càng khẳng định không thể có con đường nào khác để phát triển
bền vững ngoài con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, chủ nghĩa tư bản vẫn
đang hàng ngày, hàng giờ tạo ra các xung đột lợi ích, sử dụng thành quả lao
động của nhân dân để đầu tư cho sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt,
buộc tất cả các nước phải lãng phí nguồn lực cho chạy đua vũ trang để tự vệ
trước các hành động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cho thấy, việc
kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển là hoàn
toàn đúng đắn, bảo đảm cho sự phát triển bền vững tất cả vì con người.
Là một
Đảng cách mạng chân chính, ra đời từ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động - Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu
con đường cách mạng vô sản. Vậy mà hiện nay, cùng với những thành tựu mà Đảng
và nhân dân Việt Nam đã giành được trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đại
bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận rõ giá trị nhân văn, nhân đạo của
thể chế chính trị mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng thì cũng đã và đang xuất
hiện ngày càng nhiều những quan điểm, tư tưởng, luận điệu phủ nhận con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những phần tử đề cao chủ nghĩa cá nhân, cơ hội
chính trị… họ lấy hiện tượng áp đặt vào bản chất để từ đó cho rằng, lý luận,
học thuyết về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, là lỗi thời, lạc hậu, là không thể
thực hiện được. Điều này hoàn toàn không mới, bởi ngay khi bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào
năm 1848 - một bản tuyên ngôn uy hiếp trực tiếp đến địa vị thống trị và lợi ích
của giai cấp tư sản thì nó đã sớm được chủ nghĩa tư bản coi đó là “bóng ma ám
ảnh châu Âu”. Ở Việt Nam hiện nay, các phần từ bất mãn, cơ hội chính trị đang cố
tình dựng chuyện, xuyên tạc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; họ lợi
dụng, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết điểm và sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phủ nhận
thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phủ nhận con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Âm mưu đó không gì khác hơn là nhằm thiết
lập lại một môi trường mà cá lớn có thể tự do nuốt cá bé; một thể chế chính trị
mà những kẻ mạnh có thể tự do ức hiếp kẻ yếu.
Do vậy,
những người có lương tâm và lòng tự trọng nhất định sẽ kiên định với con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, dù đất nước còn khó khăn đến đâu. Bởi lẽ,
cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh, việc lựa chọn và kiên định với con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù trong
quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn những hạn chế nhất định và
kết quả xây dựng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, mỗi người cần nhận rõ,
những hạn chế, yếu kém đó có cả nguyên nhân khách quan, chủ quan và một trong
những nguyên nhân quan trọng là một số cán bộ, đảng viên cả những người được
coi là các nhà khoa học, các trí thức đã không đứng vững trên lập trường giai
cấp công nhân để nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề phát sinh phát triển trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, cách nhìn của họ chưa khách quan, toàn
diện và cụ thể, dẫn đến có quan điểm bất mãn, bi quan, thiếu niềm tin vào sự
tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, sự chống phá của các thế lực thù địch
đã và đang làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng không vượt qua được
chính mình, bị cám dỗ, bị mua chuộc mà hùa theo các quan điểm, tư tưởng sai
trái đòi phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đòi đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập; đòi thay đổi cương lĩnh chính trị, phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng; đòi thay đổi hiến pháp, thay đổi tên nước, thay đổi thể chế
chính trị.
Để kiên
định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đòi mỏi mỗi cán bộ, đảng
viên, mỗi người Việt Nam yêu nước phải tỉnh táo, không ngừng củng cố niềm tin
khoa học vào con đường phát triển của dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã
lựa chọn trên cơ sở không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận chính trị để nắm
vững quy luật khách quan, xu thế thời đại, nắm vững bản chất cách mạng, khoa
học của các học thuyết chính trị. Lấy lợi ích quốc gia dân tộc, môi trường hòa
bình, ổn định và cuộc sống bình yên của nhân dân làm chuẩn mực cho mọi ứng xử
chính trị. Luôn đứng vững trên lập trường của người cộng sản chân chính để có
thái độ đúng đắn nhất trước những hạn chế, khuyết điểm và sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Luôn đề cao tự phê bình và phê bình,
góp phần tích cực vào sự nghiệp chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Mặt khác, cần sớm nhận diện và đấu tranh kiên quyết với các quan điểm, tư tưởng
sai trái, thù địch, những hành động chống phá, đi ngược lại với lợi ích của
quốc gia, dân tộc và cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân
ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét