Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM



Long Vĩ
Trong thời gian vừa qua, nhân dân cả nước rất quan tâm đến diễn biến và tình hình sức khoẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cầu mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhanh chóng phục hồi lại sức khoẻ để tiếp tục trở lại làm việc bình thường. Thì trên trang mạng Danlambao có đăng tải bài viết: “Lòng dân” thời đại 4.0 – sự khởi đầu của cuộc cách mạng sợ hãi tại Việt Nam” của bút danh Mẹ  Nấm. Nội dung bài viết là những luận điệu xuyên tạc, vu khống vô cùng trắng trợn “độc mồm, độc miệng” về tình hình sức khoẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Như chúng ta đều biết, trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 13 – 14/4/2019 do thời tiết nắng nóng, cộng với tuổi cao làm việc với cường độ nhiều đã khiến cho sức khoẻ của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước không được tốt, bị choáng. Ngay sau bị như vậy, tập thể các bác sĩ đã tiến hành thăm khám kịp thời và có những phương án điều trị tích cực để Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhanh chóng khoẻ mạnh trở lại. Tuy nhiên, Mẹ Nấm lại cho rằng: “việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đột quỵ trong chuyến công tác ở Kiên Giang được khá nhiều người đón nhận với tâm trạng hiếu kỳ và hả hê, ông Trọng không nhận được nhiều thiện cảm của cộng đồng mạng như trong những bài báo đã ca ngợi”.
Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, phản động, không thể chấp nhận được của kẻ không có lương tâm, trách nhiệm đối với dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam. Bởi, sức khoẻ của mỗi con người nói chung và của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói riêng không thể nói trước được điều gì, huống chi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng năm nay đã 75 tuổi, cùng một lúc gánh vác 2 trọng trách lớn của Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp, điều đó cũng không có gì lạ”. Huống chi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không phải là thánh thần, là một con người bằng xương bằng thịt, cũng phải có lúc ốm đau, lúc mệt mỏi khi trái nắng trở trời đó cũng lẽ thường tình của quy luật tự nhiên. Những hành động quyết liệt, nói đi đôi với làm, không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cử tri cả nước. Vì thế, vấn đề sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được quan tâm cũng là điều tất yếu. Chúng ta quan tâm đến sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng tuyệt nhiên không được thái quá và phải cập nhật, tuyên truyền những thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước đăng tải, không để kẻ xấu lợi dụng để làm phức tạp thêm tình hình.
Hơn nữa, những thông tin về tình trạng sức khỏe các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là nguyên thủ quốc gia là vấn đề thuộc về trách nhiệm của các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước, chỉ có thông tin được phát ra từ đó mới chính xác và tin cậy. Là những cán bộ, đảng viên và công dân ưu tú, chúng ta phải biết nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể không tin vào những thông tin không chính thống.

Gần đây, Ngày 14/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt. Ngày 21-6, tại Hà Nội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, xem xét công tác nhân sự và quyết định thi hành kỷ luật cán bộ. Điều này chứng tỏ, sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  đã ổn định và sẽ tiếp tục công việc điều hành đất nước, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí…thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ thực tiễn đó, mỗi người dân Việt Nam hãy đề cao tinh thần, trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, không nghe, không tin, không theo những thông tin không chính thống. Cần sáng suốt, bình tĩnh, xem xét nhiều nguồn tin, xem nguồn tin đó có đáng tin cậy không, có lợi cho đất nước không. Cần cảnh giác cao độ, không được hấp tấp, vội vàng trong lựa chọn thông tin để rồi dễ bị kích động, lôi kéo, tiếp tay cho những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước.

QUÂN ĐỘI PHẢI THỰC SỰ NÊU GƯƠNG VỀ PHẢI GIỮ NGHIÊM KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT ĐỂ CÁC NƠI KHÁC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO



Khánh Anh
Phải đặc biệt giữ gìn, phát huy hình ảnh, uy tín của quân đội, giữ vững niềm tin yêu của nhân dân đối với quân đội. Muốn vậy, kỷ luật, kỷ cương phải nghiêm, quân đội phải nêu gương, làm gương cho các nơi khác”. Đây là lời phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân ủy Trung ương phiên họp cuối năm 2018. Tinh thần chỉ đạo ấy đã và đang được toàn quân quán triệt sâu sắc và được thể hiện rất rõ qua việc xử lý các sai phạm của một số cán bộ cao cấp trong quân đội thời gian gần đây.
1. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, không để hiện tượng cá biệt làm ảnh hưởng đến bản chất truyền thống của quân đội
Sau Kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận kiểm tra về dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ cấp cao ở Quân khu 9. Chúng ta khẳng định đây không phải là việc làm bất thường, mà là những việc tiếp tục triển khai chủ trương nhất quán, quyết liệt trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực của Đảng, Nhà nước, của Quân đội ta trong thời gian qua. Năm 2018, một số cán bộ cấp cao của quân đội đã phải chịu xử lý nghiêm minh theo pháp luật và kỷ luật của Đảng, Nhà nước và quân đội do có những sai phạm liên quan tới quản lý kinh tế, quản lý đất quốc phòng. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, bị nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Qua đó, cho thấy Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn chủ động, nghiêm túc, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ quân đội.
Các vụ việc vi phạm trong quân đội được xử lý kiên quyết, nghiêm túc, kịp thời đã tạo ra được sự tin tưởng, đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước về sự quyết tâm vào cuộc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong quân đội. Qua đó, cho thấy trên mặt trận này trong quân đội không có “vùng cấm”, kể cả đối với lãnh đạo cấp cao, tướng lĩnh, cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu. Việc xử lý bảo đảm chặt chẽ trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; thông tin kịp thời, không bao che, bưng bít, nương nhẹ. Từ những sự việc trên chúng ta phải khẳng định một số sai phạm đó chỉ là những hiện tượng cá biệt “con sâu làm rầu nồi canh”. Thông qua việc xử lý đã góp phần làm trong sạch bộ máy, loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa biến chất; củng cố, nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu của quân đội, trước hết là sự vững mạnh về chính trị và tổ chức. Để Quân đội ta luôn trong sạch, vững mạnh, không ảnh hưởng đến bản chất truyền thống, luôn xứng đáng với niềm tin cậy, yêu mến tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
2. Giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh quân đội anh hùng
Trong những ngày này, toàn Đảng toàn dân đang có nhiều hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc của Bác đã viết: “Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Từ vụ việc một số cán bộ, tướng lĩnh cấp cao trong quân đội bị xử lý, chúng ta rút ra được những bài học đó là: nếu không chịu tu dưỡng thì sớm hay muộn cũng trở thành nạn nhân, tù binh của chính sự thoái hóa biến chất. Cho nên, bài học tự tu dưỡng rèn luyện của mỗi người rất quan trọng. Cùng với đó, phải kiểm soát được quyền lực thật tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói là: phải kiểm tra, kiểm soát được hành vi của mỗi người, nếu thấy làm đúng thì biểu dương, thấy sai thì nhắc nhở, “tuýt còi” để phòng ngừa. Không để tình trạng vi phạm rồi mới phát hiện, mới lôi nhau ra xử phạt, kỷ luật. Khi đã sai phạm thì phải xử lý đến nơi đến chốn, nghiêm minh, nhưng không coi xử lý để trừng phạt, mà qua đó để giáo dục, với tinh thần chặt cành để cứu cây; để mỗi người và tập thể cùng tiến bộ.
Để xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, Quân đội ta phải ngày càng hoàn thiện hơn về hành lang pháp lý, về cơ chế, chính sách để kiểm soát được quyền lực, phòng ngừa những sai phạm, quản lý chặt chẽ hơn cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền và tham gia các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, tài chính, đất đai…
Trong Hội nghị Quân ủy Trung ương đầu năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Bộ Quốc phòng cần xử lý kiên quyết, dứt điểm, quyết liệt hơn những tồn tại, hạn chế, nhất là những vụ việc tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng và đồng chí đã nhấn mạnh: “Không sợ mất uy tín của quân đội và không sợ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, chống phá. Nếu chúng ta làm tốt thì chính là đã nâng cao uy tín và bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.
Với sự chỉ đạo quyết liệt trên, chúng ta tin tưởng rằng, việc xử lý kiên quyết nghiêm minh các sự việc sai phạm vừa qua sẽ góp phần làm cho Quân đội ta xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh toàn diện về mọi mặt, làm gương cho các nơi khác học tập. Góp phần xây dựng Đảng bộ quân đội thực sự mẫu mực, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ và hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, xứng đáng với danh dự thiêng liêng và cao quý mà Đảng và nhân dân trao tặng./.

LUẬT AN NINH MẠNG VÀ GIÁ TRỊ CẦN ĐƯỢC NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN


Khánh Anh

Ngày 12-6-2018, với 86,68% số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật an ninh mạng, bao gồm 7 chương, 43 điều, có hiệu lực từ ngày 1-1-2019, quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Vậy, tại sao phải ban hành Luật An ninh mạng?
- Không gian mạng là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội. Các hành vi trên không gian mạng có thể xâm hại tới độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Từ khi mạng internet xuất hiện, đã tạo ra nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, cũng mang lại những thách thức to lớn. Không gian mạng trở thành nơi “trú ẩn an toàn” cho loại tội phạm mới: Tội phạm mạng.
- Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 trong nhóm 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma (máy tính kết nối internet bị hacker, nhiễm virus máy tính…).
- Hậu quả của việc mất an ninh mạng để lại nhiều hệ lụy phức tạp, ví dụ như: website cảng hàng không bị tin tặc tấn công ảnh hưởng tới hoạt động điều hành bay và đe dọa an toàn bay; tài khoản ngân hàng của khách hàng bị đột nhập và rút hết tiền; sử dụng mạng xã hội để đăng, phát thông tin sai trái, bịa đặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức….
- Để đảm bảo an ninh mạng ngoài giải pháp kỹ thuật, cần phải có hành lang pháp lý cụ thể. Giải pháp kỹ thuật hiện nay không đủ để đối phó với tấn công mạng hiện đại, do trách nhiệm pháp lý chưa cụ thể, rõ ràng; biện pháp của các  cơ quan chức năng chưa chủ động, chặt chẽ, đồng bộ.
Luật An ninh mạng ban hành có lợi ích gì?
- Luật An ninh mạng, tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Trong thực tiễn, việc không quản lý được dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng quốc gia đã và đang ảnh hưởng tới lợi ích, an ninh quốc gia. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và tội phạm đang gia tăng việc sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trong khi cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong điều tra, xác minh, truy tìm, xử lý các trường hợp vi phạm này vì toàn bộ dữ liệu đều được đặt ở nước ngoài.
- Tài khoản cá nhân sẽ được bảo vệ tốt hơn khi Luật An ninh mạng được ban hành. Không có việc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng kiểm soát toàn bộ thông tin người dùng mạng, mà chỉ có thể yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng và không được lạm quyền.
- Luật An ninh mạng phù hợp với thông lệ quốc tế, không cản trở hoạt động của doanh nghiệp, không cản trở Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, qua rà soát các văn bản cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Luật An ninh mạng ban hành không vi phạm các cam kết quốc tế. Hiện nay nhiều quốc gia đã ban hành Luật An ninh mạng.
Cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa và giá trị của việc ban hành Luật An ninh mạng
Trong tình hình hiện nay, việc Quốc hội ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết, trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc ý kiến góp ý hợp lý của các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và nhân dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Luật An ninh mạng ra đời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển đất nước, tập trung bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng. Đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong công tác an ninh mạng liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Luật An ninh mạng không cấm sử dụng internet, không cấm mạng xã hội (Facebook, Youtube, Google, Zalo…) như thông tin xuyên tạc.
Tuy nhiên ngày 28-6-2019, trên mạng xã hội Facebook, Phạm Thanh Nghiên viết bài: “Phỏng vấn về Luật An ninh mạng: Vì sao người dân miền Nam bị bắt nhiều hơn”? Nội dung bài viết của Phạm Thanh Nghiên chỉ là sự kích động chia rẽ nhân dân miền Nam với nhân dân miền Bắc; xuyên tạc, bịa đặt cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Công an nhân dân Việt Nam nói riêng bưng bít thông tin như một cách tự vệ; kích động tâm lý hằn thù dân tộc và cuối cùng là phủ nhận Luật An ninh mạng. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi quân nhân và người dân cần hiểu giá trị đích thực của Luật An ninh mạng.
Thứ nhất, Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: Sử dụng không gian mạng, tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông tin kích động lôi kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây mất ổn định về an ninh trật tự. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Sử dụng không gian mạng để hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người. Đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử.
Thứ hai, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định trong Luật An ninh mạng là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng. Với tiêu chí như trên, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như: Quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động của các công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí.
Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử. Các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng.
Với giá trị đó, bất kỳ người nào vi phạm Luật An ninh mạng đều bị xử lý theo pháp luật, không phân biệt người miền Nam hay miền Bắc. Luận điệu của Phạm Thanh Nghiên chỉ nhằm thực hiện mưu đồ đen tối là kích động, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vì vậy cần đấu tranh, bác bỏ./.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...