Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trần Trí Nam
“Diễn biến hoà bình” (DBHB) là một chiến lược toàn cầu phản cách mạngcủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng vô sản thế giới bằng thủ đoạn phi quân sự. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các biện pháp tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; phá hoại ngầm, răn đe quân sự để gây bất ổn về chính trị, xã hội cũng như tập trung khai thác triệt để các yếu kém nội tại ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), thúc đẩy các nước này đi đến khủng hoảng, sụp đổ hoặc chuyển hoá các nước XHCN vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, chiến lược “DBHB” đang được các thế lực thù địch sử dụng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn và mũi nhọn mà chúng tập trung vào chống phá Việt Nam, là lợi dụng những vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Đáng chú ý, trong thời gian qua, lợi dụng vào các diễn đàn dân chủ, các đài phát thanh và trên Internet, các thế lực thù địch ra sức công kích vào các hạn chế của Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác xây dựng chỉnh đốn đảng; về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; về hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… Từ đó, chúng phủ nhận các thành tựu cơ bản mà Việt Nam đạt được qua 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới; quy chụp rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam không đủ năng lực lãnh đạo, điều hành đất nước và cần phải nhanh chóng xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, từng bước xóa bỏ môi trường và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, khắc phục các yếu kém về kinh tế, chính trị, xã hội là yếu tố tiên quyết nhằm củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm, chú trọng giải quyết, khắc phục các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra sau đây:
Thứ nhất, cần thấy rõ vấn đề trọng tâm là khắc phục suy giảm kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Chú ý gắn phát triển bền vững kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo đảm tốt về quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân trong xã hội gắn với khắc phục bất bình đẳng và phân hóa giàu – nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo đối với những vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo trên các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực y tế và giáo dục.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở các vùng chiến lược trọng điểm như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp về tôn giáo và dân tộc. Cụ thể cần chú ý các nội dung sau:
Tập trung củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, từng bước xây dựng được bộ máy chính quyền ở các địa phương bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Làm tốt công tác vận động quần chúng đối với đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo theo Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Chú ý bằng nhiều hình thức, phương pháp và huy động nhiều lực lượng tham gia vận động nhằm tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo. Gắn kết chặt chẽ công tác vận động quần chúng với công tác củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Từ đó, hướng tới mục tiêu cơ bản chiến lược là ổn định tình hình, hóa giải, ngăn chặn, vô hiệu hóa các tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc. Bằng mọi biện pháp không để các thế lực thù địch kích động quần chúng đòi thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Vương quốc Cham pa” ở Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng và chính quyền, củng cố cơ sở ở các vùng tôn giáo, dân tộc thiểu số.
Thứ ba, làm tốt công tác giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, phát hiện sớm và giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, cần tập trung giải quyết, xử lý thỏa đáng các vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ. Chú ý giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện lớn, phức tạp, kéo dài cũng như vấn đề đình công, bãi công và những vấn đề phức tạp trong đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội bằng các biện pháp kiên quyết ở các cấp, các ngành, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và giám sát của các tầng lớp nhân dân, giám sát của báo chí, truyền thông.
Thứ tư, thực hiện tốt việc thuyết phục dư luận xã hội để khắc phục tâm trạng bất bình, bất an, bất mãn, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin của các tầng lớp xã hội trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, cần tập trung vào các chủ trương, chính sách có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, quan hệ đối ngoại; các chủ trương, chính sách lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống các tầng lớp dân cư và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của đất nước, đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; những chủ trương, chính sách, pháp luật có tác động trực tiếp đến các tầng lớp xã hội nhạy cảm như: trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông, dân chủ, nhân quyền…
Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự đoàn kết, nỗ lực quyết tâm của toàn xã hội, nên Việt Nam vẫn đạt được những thành quả được quốc tế đánh giá cao về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, trong tái cấu trúc nền kinh tế, vận hành kinh tế vĩ mô và các chính sách phát triển bền vững. Chính các hạn chế, bất cập này đã được các thế lực thù địch lợi dụng để tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, giải quyết có hiệu quả một số vấn đề đặt ra ở trên, có ý nghĩa quan trọng làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

KHÁI LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH, TÁC PHẨM CỦA CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI VÀ BẠN BÈ QUỐC TẾ VIẾT VỀ HỒ CHÍ MINH



                                                                                                                  
1 . Tình hình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các học giả nước ngoài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ của quốc gia được đông đảo học giả trên thế giới để tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh được các học giả nước ngoài tiến hành chủ yếu từ tháng 9 năm 1945, tức là khi Hồ Chí Minh giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ở đây đề cập các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài không bao hàm các hồ sơ, tài liệu của mật thám Anh, Pháp…). Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết của Liên hiệp quốc (tổ chức UNESCO) tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng ân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất” (1987), đã làm cho số lượng học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng nhiều.
Chủ đề các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Hồ Chí Minh rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Theo con số thống kê, cho đến nay, đã có trên 300 tác phẩm, công trình nghiên cứu, hàng trăm bài tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học, Triết học, Tâm lý học, Nhân chủng học, Văn hóa học, các nhà thơ, các phóng viên của các tờ báo lớn trên thế giới…viết về Hồ Chí Minh. Những công trình, tác phẩm nghiên cứu của các học giả nước ngoài góp phần khẳng định những cống hiến to lớn của Người đối với dân tộc và nhân loại. Với việc UNESCO ra quyết định tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất là lời phản bác chính thức đối với những ý kiến xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cao cả, vĩ đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
2. Khái quát về nội dung, chủ đề các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh của các học giả nước ngoài
2.1. Nghiên cứu về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Là một danh nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đông đảo học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu về tiểu sử, về cuộc đời, về thân thế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh không mấy dễ dàng (ngay cả đối với những nhà nghiên cứu trong nước). Bởi không gian hoạt động của Hồ Chí Minh quá lớn, thời gian hoạt động bí mật kéo dài, đã làm cho nhiều khoảng trống về tư liệu không dễ tìm thấy. Ngoài ra, còn phải kể đến những trường hợp cố tình đưa thông tin sai lệch về Hồ Chí Minh, nhằm động cơ hạ thấp uy tín chính trị, xuyên tạc, thậm chí bôi nhọ tiểu sử Hồ Chí Minh. Giáo sự Bécna Fôn - học giả người Pháp, tác giả cuốn: “Hồ Chí Minh” xuất bản ở Pari thừa nhận: “Về những chi tiết đời tư của Cụ, đúng là chúng ta chưa nắm bắt được nhiều lắm. Trước hết là vì Cụ Hồ Chí Minh đã hoạt động lâu trong bí mật. Hai là, ngay sau khi nắm được chính quyền năm 1945, Quốc dân đảng tìm cách xuyên tạc chính phủ mà cụ Hồ làm Chủ tịch, các cuộc đàm phán với Pháp cũng đang tiến hành, cho nên phải thận trọng không thể tiết lộ nguồn gốc của mình” (C.P.Ragiô: Hồ Chí Minh, NXB Đại học, Pari, 1970. Bản dịch của Thế Phong, tr.191-192).
Cho dù nghiên cứu, viết tiểu sử sự nghiệp của Hồ Chí Minh là một việc làm rất khó, nhưng cũng đã có rất nhiều tác phẩm của các học giả nước ngoài viết về tiểu sử Hồ Chí Minh. Không ít tác phẩm được xây dựng một cách công phu theo lối lồng ghép với quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, lịch sử Đông Dương, hoặc thể hiện thuần túy theo lối viết sử danh nhân, nhân vật lịch sử. Tiêu biểu các tác phẩm theo dạng này có thể kể đến như: C.P. Ragiô: Hồ Chí Minh, NXB. Đại học, Pari, 1970; David Halberstam: Hồ, Răngđôm Haosơ, New Yoók, 1971; Deniel Hemery: Du patriotisme au Mexisme (Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác), P.Les éd, uovriercs, 1975; Jean Lacouture: Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh), Paris, Seuil, 1970; Paul Mus: Ho Chi Minh, Le Vietnam, L’Asie (Hồ Chí Minh, Việt Nam và châu Á), Paris, Seuil, 1971; Patti A.L: Why Vietnam (Tại sao Việt Nam?), The University of California, Pres, 2002; Wiliam J.Duiker: Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh), Hyperion, New York, 2002, v.v..
Có thể kể đến rất nhiều cuốn sách và những công trình nghiên cứu khác viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới dạng tiểu sử danh nhân, hay tiểu sử nhân vật lịch sử tương tự những cuốn sách kể trên, với nhiều góc tiếp cận khác nhau, với nhiều nội dung phong phú viết về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh.
Tất nhiên, trong những tác phẩm đó, khi viết về tiểu sử hay cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhiều sự kiện sai lệch, không đúng sự thật (nhất là về đời tư). Nguyên nhân: có lẽ ngoài việc thiếu tư liệu, hoặc sử dụng tài liệu sai sự thật như nói ở trên, còn một lý do khác là hầu hết các tác giả không có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận trực tiếp, tiếp cận thực tế để xây dựng tiểu sử một danh nhân. Một số học giả còn mang nặng tính chủ quan tư sản, không tin vào những điều mà đôi khi họ cho là sùng bái cá nhân, “thần thánh hóa” về con người và sự nghiệp vĩ đại, sự hy sinh, cống hiến trọn đời cho Tổ quốc, cho nhân loại như Hồ Chí Minh.
Trong số không ít học giả nước ngoài nghiên cứu về Hồ Chí Minh, có nhiều người vừa là “người quen”, vừa là đối thủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc chiến tranh trước đây. Như: Tổng đại diện của Chính phủ Pháp J. Xanhtơni; Tướng Pôn Êly; Tướng Raun Salăng; Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Pháp GS.Pôn Muýt; Trung tá tình báo Mỹ A. Pátti, v.v..). Hầu hết những người này đều có một thái độ kính trọng khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng như nhà báo Ôlivơ Thôndơ đã nói: “Đối với một số người, Cụ Hồ Chí Minh là một kẻ thù quen biết lâu năm nhưng đáng kính phục, là địch thủ được kính trọng nhất trong cuộc chiến tranh thuộc địa Pháp” (Tuần báo Người quan sát mới, số ra ngày 8-9-1969, Hồ sơ NC/15, lưu tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng).
Ông J.Xanhtơni, Tổng đại diện chính phủ Pháp ở Đông Dương, người đã có nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc, đàm phán trực tiếp với Hồ Chí Minh (thay mặt Chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946). Ông cũng là người tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt thời gian 4 tháng Người làm thượng khách trên đất Pháp (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1946), sau này J.Xanhtơni còn đóng vai trò người thăm dò thương lượng trung gian của Mỹ (1966-1967), trong tác phẩm: Face à Ho Chi Minh (Đối diện Hồ Chí Minh) đã khẳng định: “Chắc chắn, ông Hồ Chí Minh là con người rất mực tế nhị, đến mức không cảm thấy tính giản dị của mình, lòng tha thiết với những phong tục, tập quán của địa phương đã làm ông trở lên rất quần chúng. Ngay kẻ thù của ông cũng không bao giờ hồ nghi cái điều giản dị ấy”. (Jean Sainteny: Face à Ho Chi Minh (Đối diện Hồ Chí Minh), Paris, Seuil, 1970, tr.152).
Đọc các tác phẩm của các học giả nước ngoài, một điều dễ nghi nhận là đã có nhiều công trình nghiên cứu thể hiện tính nghiêm túc, công phu, có nhiều tư liệu mới về quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh thời kỳ ở nước ngoài. Các tác giả đã khai thác từ kho tư liệu Quốc gia Pháp, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và rất nhiều tư liệu từ sách, báo và các văn kiện từ các kho lưu trữ Quốc gia Việt Nam…Căn cứ vào các tư liệu, các tác giả tái hiện lại phần nào sự thật lịch sử cận hiện đại Việt Nam, lịch sử Đông Dương, châu Á…Qua đó đánh giá, nhận định về vị trí, vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, cũng như những đóng góp của Người cho sự phát triển của cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Lần theo những sự kiện lịch sử, nhiều học giả khi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: Hồ Chí Minh một người yêu nước, một người đi tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiêu biểu cho ý chí quyết thắng trong cuộc đấu tranh đòi tự do và độc lập dân tộc. Sự thể hiện khát vọng tự do đấu tranh đòi độc lập của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam, đã khích lệ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Có thể thấy các nội dung đó qua nhiều công trình nghiên cứu. Ví dụ trong tác phẩm Hồ, tác giả David Halberstam viết: “Lúc sinh thời, ông Hồ Chí Minh không những đã giải phóng đất nước của ông mà thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở cả châu Phi lẫn châu Á, mà ông còn làm điều đáng chú ý hơn: ông đã dùng tới nền văn hóa và tâm hồn của kẻ địch của ông. Đối với Hồ Chí Minh…đó là một cuộc đời đầy đủ” (David Halberstam: Hồ, NXB. Răngđôm Haoơ, Niu York 1971, tr.76).
Trung tá A. Pátti - một sĩ quan tình báo Mỹ, trong thời gian làm việc cho lực lượng Đồng Minh ở Đông Dương (1944-1945), từng nhận được sự giúp đỡ rất hiệu quả của Việt Minh, ông rất cảm phục nhà ái quốc cộng sản Hồ Chí Minh. Trong cuốn: Why Vietnam? (tại sao Việt Nam) đã viết: “Ông Hồ không hiện lên đối với tôi như là một nhà cách mạng không thực tế hay một người cấp tiến cuồng nhiệt, theo đuổi những lời nói dập khuôn, hét to đường lối của Đảng, hay thiên về phá hoại mà không có những kế hoạch xây dựng lại. Đây là một con người thông minh, thấu hiểu những vấn đề của đất nước mình, một con người biết điều và tinh tế”. (Patti A.L: Why Vietnam?(Tại sao Việt Nam?), NXB Đà Nẵng, 1995, tr.92.
Nghiên cứu từng chặng đường hoạt động của Hồ Chí Minh, hầu hết các tác giả đều đánh giá cao, cảm phục ý chí ngoan cường, mãnh liệt của một con người đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập, tự do. Tác giả J. Lacouture viết: “Một nhân vật mỏng manh đến mức hình như chỉ sống nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng, trong ngọn lửa đấu tranh của dân tộc cũng mảnh dẻ, cũng thanh đạm và kiên cường như ông…”.
Tất nhiên, không phải tác giả nào viết về nhân vật lịch sử - danh nhân Hồ Chí Minh cũng có thái độ thiện cảm, khách quan. Ông Wiliam J. Duiker - người đã viết cuốn sách có nhan đề: Hồ Chí Minh, nhưng sự thể hiện còn có khá nhiều sai sót, cả về tính xác thực của tư liệu được sử dụng lẫn nhận định, đánh giá của tác giả.
Sau khi đã có những “nghiên cứu” tưởng như rất “công phu, chi tiết” về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tác giả lại có những lời nhận định không đúng sự thật, ông ta viết: “Ngày nay, ba thập kỷ sau khi ông qua đời, tệ sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh vẫn tồn tại ở Hà Nội”. Đối với tác giả Daniel Hémery, nhận định sai lầm ở chỗ ông ta cho rằng động cơ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chỉ là huyền thoại: “Hình ảnh chàng trai yêu nước của Nghệ An bỏ quê ra đi tìm đường giải phóng Tổ quốc chỉ thuộc về điều tưởng tượng huyền thoại sau năm 1945 hoặc sau 1920…” (Daniel Hémery: Tuổi trẻ của một công dân thuộc địa. Hình thành một sự lưu vong - Hồ Chí Minh cho đến năm 1911, Tạp chí: Approcher số 11-1992). Phải chăng Daniel Hémery dùng lối suy đoán toán học để khẳng định một nhân chứng lịch sử? Nếu đúng như vậy thì nhận định của ông trong trường hợp này đã phạm phải sai lầm về phương pháp tiếp cận, do đó dẫn đến kết quả sai.
2.2. Các học giả nước ngoài nghiên cứu về những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, đồng thời khẳng định giá trị tư tưởng của Người trong thời đại ngày nay
Trong cuốn Hồ Chí Minh - một chân dung (Minh họa và trình bày: C. David Thomas, nghiên cứu và biên soạn: Lady Boton, NXb Thanh niên, Hà Nội, 2003), Cherles Fenn đã viết trong Lời giới thiệu: “…Nếu chúng ta so sánh Hồ Chí Minh với các lãnh tụ nổi tiếng khác của thế kỷ XX, chúng ta không thể không có ấn tượng khi biết rằng trong một thời gian, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và đã bắt đầu in dấu ấn của mình lên các biến cố quốc tế trước cả Mao Trạch Đông, Găngđi, Nêru, Rudơven, Sơcsin hay Đơ Gôn được biết đến trên thế giới. Cuộc sống cá nhân mẫu mực, tính kiên định vì nền độc lậpvà tự do của Việt Nam, những thành quả phi thường của ông bất chấp sự khó khăn chồng chất, đã có thể đưa Hồ Chí Minh, trong sự phán xét cuối cùng của nhân loại, lên hàng đầu danh sách những lãnh tụ của thế kỷ XX”. Dấu ấn của Hồ Chí Minh đã góp phần tạo nên một khuôn mặt mới của thế giới, đối thoại hòa bình thay cho chiến tranh, phản ánh khát vọng của các dân tộc trong đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về lịch sử chiến tranh Đông Dương và Việt Nam, đã cố gắng tìm lời lý giải cho sự thất bại của cả hai cường quốc thực dân hùng mạnh trước một dân tộc nhỏ bé và lạc hậu Việt Nam. Các sử gia (chủ yếu là phương Tây), dường như đã tìm thấy câu trả lời: Hồ Chí Minh chính là người khơi dậy sức mạnh dân tộc Việt Nam, khôn khéo kết hợp với sức mạnh của chính nghĩa và thời đại, tạo nên niềm tin và chiến thắng. Nội dung đó thể hiện ở tất cả các tác phẩm.
Ngoài ra các tác giả còn đi sâu phân tích một số sự kiện lịch sử quan trọng mang tính bước ngoặt của đàm phán hòa bình, hoặc đỉnh điểm của sự đổ vỡ dẫn đến chiến tranh (cuộc đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô, sự kiện Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ…), qua đó để tìm nguyên nhân thất bại của cuộc chiến, đồng thời thừa nhận phần nào tư tưởng hòa bình, chính nghĩa của Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tất cả những công trình, bài viết mà nội dung trọng tâm nghiên cứu về các khía cạnh của lịch sử, nhưng hầu như tất cả đều dành một phần, một chương, hoặc chí ít là một mục viết về Hồ Chí Minh như là một đối tác ảnh hưởng. Mặc dù trong một số tác phẩm, phần nhận định của không ít tác giả có thiên kiến, chủ quan, thậm chí quy kết Chủ tịch Hồ Chí Minh là người theo “chủ nghĩa dân tộc”, “con người cứng nhắc”…nhưng đã phần các tác giả đều kính phục một con người mà chính họ gọi là huyền thoại. Các tác phẩm chứa đựng những nội dung đã nói ở trên có thể kể đến là: Henri Azeau: Ho Chi Minh derniere chane (Hồ Chí Minh - Vận may cuối cùng), Paris, Senli, 1968; Harry S. Ashmore and W.C.Baggs: Mission to Hanoi (Chuyến công cán ở Hà Nội), N.Y. International Putnamson. 1968; C. King Chen: Vietnam and China 1938-1954 (Việt Nam và Trung quốc 1938-1954), Princeton, University Press, 1969; Danielgérin: Cigit le colonialisme (Nơi an nghỉ của chủ nghĩa thực dân). Moutonet Co, 1973; Jean Sainteny: Lịch sử một nền hòa bình bị bở lỡ. Paris, Seuil 1970; v.v..
Trong cuốn sách: Ho Chi Minh derniere chance (Hồ Chí Minh dịp may cuối cùng), tác giả Hăngzi Azô tỏ ý rất tiếc cho một cơ hội hòa bình mà cả hai bên Pháp -Việt đã bỏ lỡ. Bỏ lỡ một “dịp may” để dẫn đến hòa bình, ắt dẫn đến một cuộc chiến tranh tương tàn. Mặc dù còn có nhiều biện minh cho trách nhiệm thuộc về phía Pháp, nhưng tác giá đánh giá cao vai trò và thiện chí của Hồ Chí Minh trong các cuộc thương thuyết, Hăngzi Azô gọi đó là “sự khôn ngoan của Bác Hồ ”.
Tướng P.Valuy trong hồi ký cũng ghi lại những ký ức trân trọng về đối thủ: “Đó là một nhân vật trung tâm điều hành công việc…hoàn toàn xả thân vì công việc, không một chút riêng tư. Trong ánh mắt những người xung quang và người đối thoại, Hồ Chí Minh là người vô cùng đức độ ”. (P. Valuy: Về Hồ Chí Minh, in trong tạp chí hành động, số 3/1970, tr.136).
Ngoài ra, có một số cuốn hồi ký của những người tham chiến, cũng viết về Hồ Chí Minh ở từng góc độ, những đa phần ho đưa ra những lý lẽ bào chữa cho những thất bại của họ, một số sự kiện không đúng với thực tế lịch sử.
2.3. Các công trình nghiên cứu khẳng định Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, sứ giả của hòa bình hữu nghị
Thế giới đã nói tới Hồ Chí Minh - chiến sĩ quốc tế - sứ giả của hòa bình hữu nghị. Nhà ngoại giao Giăng Xanhtơny (Jean Sainteny) là một trong những người đối thoại chính với Hồ Chí Minh trong những cuộc đàm phán với Pháp đã có một ý niệm khá chính xác về những nét trong tính cách Hồ Chí Minh và nhân phẩm của Người. Trong tác phẩm mang tựa đề: “Một nền hòa bình bị bỏ lỡ ”, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm đó đã viết một cách khách quan : “Sự hiểu biết văn hóa rộng lớn, trí thông minh, những hoạt động phi thường và lòng vô tư tuyệt đối đã làm cho uy tín của Người và lòng tin của nhân dân đối với Người không gì so sánh nổi. Những lời nói, những hành động, thái độ của Người, đều thuyết phục là Người không muốn dùng giải pháp bạo lực ” (Chủ tịch Hồ Chí Minh -Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, NXB Khoa học xã hội, H. 1995, tr.94).
Còn giáo sư sử học Hunggari laigơlôxangô (László Salgó) cũng chủ yếu thông qua các sự kiện từ giai đoạn Cách mạng Tháng Tám thành công đến khi nổ ra cuộc chiến tranh Việt - Pháp lại có nhận xét : “Không một chút nghi ngờ, hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người đã sử dụng đến mức tối đa sự mềm dẻo xung quang, tấm thảm xanh để thăm dò những khả năng cho một giải pháp hòa bình có thể thực hiện được bằng thỏa hiệp”.
Thực ra, cách nhìn bao quát về Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa kiệt xuất đã được thế giới nói đến từ những năm hai mươi. Và hôm nay, khi nhân loại đang sống trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, nghĩa là gần một trăm năm trôi qua kể từ những đánh giá ghi nhận đầu tiên về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, thì những nhận xét của nhân loại vẫn còn nguyên giá trị. Trong bào báo Thăm một chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ) số 39, ngày 23-12-1923, nhà báo Liên Xô Ôxíp Manđensơtam viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”. Ông còn nhận xét : “Dân An Nam là một dân tộc lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của NguyễnÁi Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái thế giới ”  (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t1, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 463).
Như vậy, khi đề cập tới nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, M. Átmét đã chỉ ra sự thống nhất giữa “anh hùng giải phóng dân tộc” và “danh nhân văn hóa”.
Trong Hội thảo Quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhân kỷ niệm 100 năm nhân ngày sainh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến sĩ M.Amét (Modagát Ahmed), Giám đốc UNESCO kho vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, khi trình bày đến một phương diện khác về con người Hồ Chủ tịch, đó là một nhà văn hóa lớn, ông cho rằng trước hết “Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa (ở Việt Nam) vào một nền văn hóa việt Nam duy nhất”. Trên cơ sở đó Người có những đóng góp vào nền văn hóa Việt Nam đương đại. Và điều quan trọng nhất, Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại đã mang lại viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh và không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này ”.
Như vậy, khi đề cập đến nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh, M.Átmét đã chỉ ra sự thống nhất giữa “anh hùng giải phóng dân tộc”  và danh nhân văn hóa. Việc Hồ Chí Minh đấu tranh để loại  bỏ áp bức, bóc lột, bất công, bình đẳng, mở ra một chân trời mới sáng lạng cho các dân tộc và mọi người bị áp bức là một giá trị văn hóa đích thực.
Nói về những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nội dung này được phản ánh không chỉ qua các tác phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, mà rất nhiều học giả, bạn bè trên thé giới, những người yêu chuộng hòa bình, công lý đều đánh giá cao về Hồ Chí Minh với những đóng góp của Người xây đắp lên tình hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Một số tác phẩm tiêu biểu như : E. Cabêlép: Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, H. 1985 ; Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, NXB Sao Mới, Bắc Kinh, 1990; Singô Sibata: Hồ Chí Minh một nhà tư tưởng, Heiwa Torodokaikan, Tokyo, 1969,…
Nguyên Bí thư thứ nhất ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - N.Khơrútsốp đã dành hẳn một chương trong cuốn Hồi ký của mình để viết về Hồ Chí Minh: “Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã biết rất nhiều người nhưng không có người nào gây được cho tôi ấn tượng đặc biệt như Hồ Chí Minh. Người có đầu óc tín ngưỡng thường hay nói đến các vị thánh. Đúng vậy, với cách sống và uy tín của ông đối với đồng bào trong nước, Hồ Chí Minh đúng là có thể so sánh với “các vị thánh đỏ, một vị thánh cách mạng”.... Mỗi lời nói của ông hình như dựa vào niềm tin là về nguyên tắc tất cả mọi người cộng sản đều là anh em cùng giai cấp, học chỉ có thể tỏ ra trung thực và chân thành với nhau mà thôi. Hồ Chí Minh quả thật là một trong “các vị Thánh ” của chủ nghĩa cộng sản ” ( N. Khơrútsốp: Hồi ký, Nxb Robert Lafont Pari, 1971, Bản dịch tiếng Việt tr.52-54).
Đọc những lời N. Khơrút sốp nói về Hồ Chí Minh, thấy rõ ông đánh giá rất cao về Hồ Chí Minh. Một người như N. Khơrútsốp - nhân vật được giới sử gia phương Tây nhận xét là: “con người hùng biện và cao ngạo ”, lại có những nhận xét cảm động về Hồ Chí Minh như vậy, chắc hẳn đó không phải là chuyện bình thường.
Một tác giả Xô viết khác: E.Cabêlép, trong cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, đã chứng minh chân lý bất di, bất dịch sau đây: người nào yêu Tổ quốc mình tha thiết thì cũng không khi nào phản bội lại các lý tưởng của tình đoàn kết quốc tế và ngược lại, chỉ có những người theo chủ nghĩa quốc tế một cách kiên định thì mới là người yêu nước chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho Tổ quốc mình, nhân dân mình.
Tóm lại, khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những công trình nghiên cứu, viết tiểu sử, sự nghiệp, vai trò lãnh đạo, sự hy sinh cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhân loại do các học giả nước ngoài biên soạn, cơ bản có khía cạnh tích cực.
Mặc dầu còn nhiều vấn đề không thống nhất, một số sự kiện lịch sử sai lệch, một số nhận định đánh giá của các tác giả khác nhau về quan điểm, thậm chí một số tác phẩm còn viết không đúng về đời tư của lãnh tụ, song tất cả đều phải thừa nhận tinh thần dân tộc, sự hy sinh lớn lao của Hồ Chí Minh với Tổ quốc và có những phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình trên thế giới. Chính những thừa nhận khách quan đó khẳng định tính đúng đắn, tính thời sự, ý nghĩa và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay.
* Nguồn thông tin:
1. C. King Chen: Vietnam and China 1938-1954 (Việt Nam và Trung quốc 1938-1954), Princeton, University Press, 1969.
2. C.P. Ragiô: Hồ Chí Minh, NXB Đại học, Pari, 1970.
3. David Halberstam: Hồ, Răngđôm Haosơ, New Yook, 1971.
4. Deniel Hemery: Du patriotisme au Mexisme (Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác), P.Les éd, uovriercs, 1975.
          4. E. Cabêlép: Đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, H. 1985. 
5. Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, NXB Sao Mới, Bắc Kinh, 1990.
6. Henri Azeau: Ho Chi Minh derniere chane (Hồ Chí Minh - Vận may cuối cùng), Paris, Senli, 1968.
7. Harry S. Ashmore and W.C.Baggs: Mission to Hanoi (Chuyến công cán ở Hà Nội), N.Y. International Putnamson, 1968.
8. Paul Mus: Ho Chi Minh, Le Vietnam, L’Asie (Hồ Chí Minh, Việt Nam và châu Á), Paris, Seuil, 1971.
9. Patti A.L: Why Vietnam (Tại sao Việt Nam?), The University of Caliphócnia, Pres, 2002.
10. Jean Sainteny: Lịch sử một nền hòa bình bị bở lỡ, Paris, Seuil, 1970.
11. Jean Lacouture: Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh), Paris, Seuil, 1970.
Linh Quang 


NHẬN THỨC MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI LỆCH TRONG CUỐN SÁCH “NHÂN VĂN GIAI PHẨM VÀ VẤN ĐỀ NGUYÊN ÁI QUỐC” CỦA TÁC GIẢ THỤY KHUÊ
Trần Trí Nam
“Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là một cuốn sách do tác giả Vũ Thị Tuệ (lấy bút danh là Thụy Khuê) viết với dung lượng 1123 trang (bao gồm cả phần phụ lục và thư mục). Đây là cuốn sách gồm 25 chương, được tác giả dày công biên soạn trong 20 năm và được Tiếng Quê Hương xuất bản ở bang Virginia, Hoa Kỳ, 2012. Tác phẩm này gây được sự chú ý cho các học giả, nhà nghiên cứu và độc giả bài xích chủ nghĩa cộng sản bởi những lập luận mang thiên hướng cơ hội về chính trị.
Vài nét về tác giả mang bút danh Thụy Khuê: Bà sinh ngày 25 tháng 9 năm 1944, tại làng Doanh Châu, Hải Hậu, Nam Định; bà xuất thân từ một gia đình có quan điểm bài cộng và học tập chủ yếu ở các nhà trường của chế độ ngụy quân; bà từng sang Pháp du học. Từ năm 1987, bà chuyên viết các tiểu luận phê bình văn học trên các báo văn học, Hợp lưu thế kỷ XXI. Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 3 năm 2009, bà cộng tác với đài RFI (Radio France Internationalane) phát thanh chương trình văn học nghệ thuật. Trong số các tác phẩm đã xuất bản của tác giả Thụy Khuê, đáng chú ý nhất là Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tại sao Thụy Khuê lại viết tác phẩm này và mục đích chính của tác phẩm này là gì khi đề cập vấn đề Nguyễn Ái Quốc?
Thứ nhất, cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là cái cớ phi lý, để tác giả xóa nhòa ranh giới chính trị bằng tình yêu thương thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm”.
Ngay sau khi được ấn bản năm 2012 ở bang Virginia, Hoa Kỳ, cuốn sách đã nhanh chóng được phát tán trên mạng Internet và trở thành tài liệu hot được nhiều độc giả, nhà nghiên cứu truy cập. Thật dễ hiểu khi cuốn sách này của Thụy Khuê sưu tập và luận bàn đến một trào lưu văn học mà bà đã có dự định từ năm 1984. Song bà đã cố gắng gắn vào nó cái khẩu hiệu dân chủ, nhân văn với cái tên rất hấp dẫn là “Nhân văn giai phẩm”. Mượn cớ là nghiên cứu và khẳng định giá trị nhân văn của văn học thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm” bằng cách thống kê, phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá, và đưa ra các cứ liệu về hoạt động của các nhân vật đấu tranh cho phong trào “Nhân văn giai phẩm” như: Trần Dần, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt... Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ của tác giả nhằm lợi dụng tư tưởng lấy nhân văn, tự do, dân chủ để xóa nhòa ranh giới chính trị, cổ súy cho thái độ cơ hội chính trị và đả phá chế độ ở Việt Nam. Từ đó, tuyên truyền, thúc đẩy, lôi kéo các phần tử cơ hội chính trị, nhất là giới văn nghệ sĩ đấu tranh, phủ nhận thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, xét về tổng thể, cuốn sách là một tài liệu tuyên truyền phục vụ cho những người có quan điểm chính trị đối lập với quan điểm chính trị chính thống ở Việt Nam.
Thứ hai, cuốn sách đã trình bày những cứ liệu và suy diễn mang tính sai lạc về tiểu sử của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” đã dành dung lượng 4 chương viết về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với những nghi ngờ và suy diễn từ các cứ liệu, các luận cứ của một số tác giả có thái độ cơ hội về chính trị như: Lữ Phương, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Hữu Đang… Thụy Khuê đã rất khéo léo khai thác những điểm còn chưa thống nhất trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên và Thời thanh niên của Bác Hồ của Hồng Hà với một số tư liệu của một số học giả và mật thám Pháp để cho rằng Hồ Chí Minh có tiểu sử đầy ắp nghi ngờ.
Bằng lối phân tích dựa trên xét đoán, quy chụp từ cứ liệu là sổ lương của Văn Ba tháng 10/1911, Thụy Khuê cho rằng việc Nguyễn Tất Thành quay trở lại Sài Gòn song không được đề cập trong cuốn truyện của Trần Dân Tiên là lừa dối. Và việc Nguyễn Tất Thành “muốn đi xem các nước” để “trở về giúp đồng bào” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, khi phân tích lá thư gửi Bộ thuộc địa Pháp về việc Nguyễn Tất Thành xin học ở trường thuộc địa Pháp, và nội dung thư gửi thân phụ Nguyễn Sinh Huy thông qua Khâm Sứ Trung Kỳ, bằng lối tư duy quy chụp, Thụy Khuê đã xét đoán, quy kết mục đích của Nguyễn Tất Thành sang Pháp và xin học chỉ để khiếu nại cho cha và cầu tiến thân. Đây rõ ràng là những lập luận rất chủ quan, thiếu căn cứ xác đáng và hoàn toàn không lôgíc với các dữ liệu về Nguyễn Tất Thành trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911: Nguyễn Tất Thành được thân phụ tạo điều kiện cho học tập và sớm tiếp xúc với đời sống chính trị xã hội Việt Nam: “Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy, nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan” . Mà nếu Người sang Pháp chỉ để khiếu nại cho cha và tiến thân thì đâu cần phải lăn lộn với những công việc nặng nhọc nhất để tự kiếm sống và nuôi dưỡng ý chí “trở về giúp đồng bào”. Còn việc Nguyễn Tất Thành viết thư và gửi tiền cho cha là việc làm đầy tính con người mà bất cứ ai làm phận con cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
Một trong những căn cứ mà Thụy Khuê bám vào đó để quy kết Nguyễn Ái Quốc không trung thực là thời gian Người từ Anh về Paris hoạt động. Bà ta khăng khăng cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Paris vào giữa năm 1919 dựa theo một tài liệu của mật thám nước Pháp. Từ đó, bà suy xét Nguyễn Tất Thành trốn tránh chiến tranh và tạo ảnh hưởng bằng cách tự nhận là người tổ chức Hội những người yêu nước nhằm đánh bóng tên tuổi. Thực tế, bằng trải nghiệm sâu sắc để đối phó với mật thám Pháp, nếu chỉ vì tạo ảnh hưởng cá nhân hay trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Ái Quốc đã không dũng cảm ký tên vào Yêu sách của nhân dân An Nam. Và nếu vì trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Tất Thành không tự nguyện khám tuyển vào quân ngũ khi ở Anh. Với Nguyễn Tất Thành, được hi sinh và chiến đấu vì nghĩa vụ quốc tế là trách nhiệm cao cả của người làm cách mạng. Ngoài ra, Thụy Khuê còn đưa ra những lập luận rất phiến diện về trình độ học vấn, trình độ chính trị của Nguyễn Tất Thành, từ đó, tạo ra nhận thức sai lạc cho độc giả. Bà không biết rằng, trước khi xuất dương, Nguyễn Tất Thành đã được thân phụ cho đi học ở nhiều trường, lớp khác nhau và đã tốt nghiệp chương trình tiểu học ở Bình Định (6/1910).
Tóm lại, từ các quan điểm suy diễn, quy kết thiếu căn cứ khoa học xác đáng và mang tính phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, trình độ, cũng như trí tuệ, nhân cách vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Thụy Khuê hướng đến mục đích bôi nhọ, cũng như hạ thấp vai trò lịch sử không thể phủ nhận của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những lập luận mang tính xét đoán, suy diễn và quy chụp của bà sẽ không thể đứng vững với thời gian và bị chính thực tế lịch sử phủ định.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM PHẢN
ĐỘNG, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các thế lực phản động tìm đủ mọi cách, với nhiều thủ đoạn chống phá quyết liệt vào công cuộc đổi mới ở nước ta, trong đó chúng coi phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là một mục tiêu trọng điểm trong chiến lược chống phá của chúng. Nội dung chống phá của các quan điểm phản động hiện nay tập trung trên mấy vấn đề cơ bản, đó là:
Tấn công nhằm phủ nhận, hạ bệ lý luận Mác - Lênin, các hoạt động này diễn ra từ lâu, chúng tận dụng tối đa các phương tiện, nhất là sách, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet v.v.. xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ lý luận Mác - Lênin. Các chủ thuyết mà chúng đang dùng đả phá lý luận như: “giai cấp công nhân - những người làm thuê, nghèo rớt không đủ tư cách lãnh đạo cách mạng”; “chế độ công hữu tư liệu sản xuất là phi lý, vì thực tế hiện nay Việt Nam đang thực hiện “chia ruộng, bán đất công hữu cho các chủ tư hữu”; “làm gì có kiểu xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu - làm ít, hưởng nhiều, không làm vẫn sống sung sướng, đó là lý thuyết siêu hình, viển vông” .v.v. Những “chuyên gia chống cộng khét tiếng” như Brê-din-Xki; Kít-xinh-giơ; Níc-xơn; Fukuyama; Ri-gân; Bush, cùng những kẻ hám tiền, hám lợi người Việt, gốc Việt lưu vong, sống nhờ “ân huệ ngoại quốc” như Bùi Tín, Hà Sĩ Phu, Vũ Duy Phú, Thân Văn Trường…đang khoác tay với các thế lực thù địch, viết nhiều sách, báo, ấn phẩm phản động tung vào nội địa, nhất là tung vào khu vực học đường, nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào theo đạo. Từ luận điệu chống phá đó, chúng đi tới quy kết tất cả khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là sự khổ sở về đời sống của công nhân, nông dân hiện nay là do các Đảng Cộng sản bị “mù quáng” khi lấy lý thuyết Mác - Lênin đã “cổ hủ, viển vông” làm “chân lý”: “ngày nay chủ nghĩa Marx- Lenin cũng chỉ có trên giấy thì sao có thể gọi nó là chân lý được” . Từ đó chúng kêu gọi nhân dân, các đảng viên cộng sản “dứt khoát từ bỏ Cộng sản mới cứu được nước” .
Xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc tấn công lý luận Mác - Lênin, các thế lực phản động coi phá hoại tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung trong chiến lược xóa bỏ nền tảng lý luận của Đảng. Từ khi Đảng ta khẳng định “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”(1991), các lực lượng chống Đảng Cộng sản Việt Nam rêu rao trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho Hồ Chí Minh là: “người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác - Lênin”, là người có tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa”; tư tưởng“say sưa bạo lực”, chúng xuyên tạc lịch sử cách mạng nước ta, đổ lỗi cho Đảng và Hồ Chí Minh về tất cả những tổn thất trong các cuộc kháng chiến chống xâm giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Gần đây, chúng viết và cho ra mắt nhiều “tác phẩm văn học” với nội dung đầy tính bịa đặt, trắng trợn hơn là chúng “dày công” bịa ra những sự kiện, dựng thành cuốn phim "Sự thật về Hồ Chí Minh" nói xấu tư tưởng, bôi nhọ thanh danh và cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh. Chúng tổ chức những cuộc “hội thảo”, xuất bản nhiều sách, báo ở nước ngoài, phát tán đi nhiều nơi, với ý đồ “tẩy trừ huyền thoại Hồ Chí Minh", Chúng ta khuyên nhân dân ta không học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi chúng cho rằng tư tưởng đó chỉ đẩy dân tộc vào cảnh “tương tàn”, “đưa dân tộc nhanh tới tai họa” v.v.. Sự tấn công của bọn phản động gây hậu quả khá nghiêm trọng đối với Đảng và cách mạng, nhất là làm lệch chuẩn nhận thức trong nhân dân, tạo sự hoài nghi, xói mòn niềm tin đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta, gây nên sự mơ hồ trong nhận thức của một bộ phận nhân dân về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và chế độ xã hội văn minh mà nhân dân ta đang xây dựng v.v.. Để đập tan các quan điểm phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay, cần tập trung trên mấy giải pháp cơ bản:
Một là, đẩy mạnh công tác tư tưởng, lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới đã chứng minh công tác tư tưởng bao giờ cũng là “màn dạo đầu” cho sự nổ ra của cách mạng. Kết qủa cách mạng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác tư tưởng của “bộ tham mưu” lãnh đạo cách mạng. Đối với Đảng ta, công tác tư tưởng được Đảng coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nội dung chiến lược trong toàn bộ đường lối cách mạng. Trong suốt những năm qua, để chống lại sự tấn công của các quan điểm phản động, thù địch, Đảng đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng, lý luận, lãnh đạo các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đấu tranh. Tuy vậy, do tính chất chống phá của kẻ địch ngày càng nguy hiểm, cường độ tấn công ngày càng mãnh liệt, diễn ra ở phạm vi rộng, đã làm cho công tác tư tưởng của Đảng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Để công tác tư tưởng phát huy được vai trò tiên phong, bên cạnh làm tốt công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hội thảo, nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý luận, nhất là những vấn đề lý luận mới nảy sinh, đang gây nhiều tranh luận trong nhân dân. Đội ngũ cán bộ, tổ chức chuyên trách làm công tác tư tưởng là lực lượng nòng cốt của Đảng, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải “tự mình” nâng cao năng lực, rèn luyện đạo đức, phát huy hết vai trò trách nhiệm, phải có tác phong gần gũi nhân dân, nắm chắc tình hình tư tưởng trong nhân dân (cả tư tưởng tích cực và tiêu cực), từ đó kiến tạo những giải pháp “phúc đáp” thỏa đáng dư luận, uốn nắn kịp thời những tư tưởng sai lệch. Tránh để tình trạng để tư tưởng kéo dài, bị kẻ địch lợi dụng chống phá.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy nguyên tắc đấu tranh là: "Tri bỉ tri kỷ", nghĩa là phải: “biết địch biết ta” . Biết địch trong công tác tư tưởng của Đảng là nắm chắc các quan điểm, thủ đoạn chống phá của chúng, biết logic thành hệ thống các luận điểm theo trình tự thời gian, tính chất, mức độ gây hại, phát hiện ra cái mới, nguy hiểm trong các nội dung ấy, từ đó cung cấp kịp thời, chính xác những thông tin chính thống để mọi người có cơ sở, chủ động đấu tranh. Chấn chỉnh ngay những yếu kém trong: “hoạt động thông tin, tuyên truyền…báo chí” , phát huy tối đa các công cụ: đài phát thanh, truyền hình; sách, báo, mạng internet, cùng các phương tiện khác làm cho các hoạt động này đi đúng đường lối, bảo đảm tính thống nhất, nề nếp, hiệu quả. Các cơ quan, ban ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng thành chiến lược đấu tranh, khắc phục tình trạng đấu tranh mang tính “tự ý”, “manh mún”.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu tranh, chất lượng hoạt động đấu tranh chống các quan điểm phản động là tổng hợp chất lượng sức mạnh các hoạt động, trong đó công tác tổ chức đấu tranh đóng vai trò quyết định, bởi đây là khâu trực tiếp biến chủ trương, chính sách đấu tranh của Đảng thành kết quả trong thực tiễn. Thực hiện chủ trương của Đảng, các hoạt động tổ chức đấu tranh chống các quan điểm phản động đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ trong phạm vi toàn quốc, đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả đạt được so với yêu cầu của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Biểu hiện ở chỗ nhận thức chưa đúng đắn về vị trí, vai trò của đấu tranh tư tưởng, chống các quan điểm phản động, công tác cung cấp thông tin còn chậm, thiếu tài liệu chính thống, hoạt động đấu tranh còn mang dấu vết “chủ quan, tự ý, manh mún, mang tính tình thế”, công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, năng lực của một số cán bộ, tổ chức chuyên trách còn nhiều hạn chế: “Việc xem xét, giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng” . Trong công tác tổ chức đấu tranh, cần bảo đảm sự thống nhất, ăn khớp trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương tới các địa phương. Các hoạt động đấu tranh tư tưởng ở các địa phương phải nằm trong chỉnh thể toàn cục, tạo thành một mặt trận đấu tranh rỗng rãi trong toàn xã hội.
Để cho công tác đấu tranh bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc, Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương cần ban hành các quy chế quy định thống nhất nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng, nhất là đối với chính quyền, cấp ủy đảng các cấp từ Trung ương tới địa phương. Cung cấp kịp thời cho cấp dưới, cho nhân dân nắm được nội dung, thủ đoạn chống phá, chỉ đạo các cấp thành lập các lực lượng “nòng cốt”. Các tổ chức đảng, dù ở cấp nào phải coi đấu tranh tư tưởng là nội dung trong công tác lãnh đạo, là nhiệm vụ thường xuyên của mọi cán bộ, đảng viên, và là tiêu chí dể đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng. Để cho hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục, mạnh mẽ, Đảng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này, nhất là cơ chế bảo vệ, bảo đảm tài chính, quy định về trách nhiệm trong phối kết hợp các lực lượng, nhất là giữa lực lượng nghiên cứu với xuất bản sách, báo chí; giữa nghiên cứu với tuyên truyền; giữa tổ chức đảng với chính quyền. Nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật làm cơ sở cho sự thống nhất trong công tác quản lý về các hoạt động báo chí, tuyên truyền, thông tin. Phát hiện, xử lý đúng đắn, kịp thời những kẻ, những tổ chức lợi dụng tuyên truyền để chống đối Đảng, Nhà nước, nhân dân. Tiếp tục mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh tư tưởng. Ra sức xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mặt trận chống quan điểm sai trái, phản động./.
Phùng Thanh
NHẬN DIỆN ÂM MƯU “HẠ BỆ THẦN TƯỢNG” TRONG CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
Trần Trí Nam
Sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào những năm cuối thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội (CNXH) rêu rao rằng “chủ nghĩa xã hội hiện thực là sự đẻ non”. Chúng xác định đây là “thời cơ vàng” để đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công toàn diện vào các nước XHCN còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm, hòng xóa bỏ CNXH hiện thực trong đời sống chính trị thế giới.
Kể từ thời điểm mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô sụp đổ sau 70 năm xây dựng đến nay, mặc cho các thế lực thù địch không ngừng tăng cường công phá các nước XHCN và phong trào cánh tả trên thế giới, song đã không có thêm nhiều sự sụp đổ theo kiểu ở Liên Xô và Đông Âu nữa. Tuy vậy, khu vực Đông Âu, Bắc Phi và Trung Đông bị can thiệp và chia rẽ sâu sắc với các biến thể mới của “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ. Đó là các cuộc “Cách mạng Cam”, “Cách mạng Nhung”, “Mùa xuân Ả Rập”… Chính các biến thể mới của chiến lược “diễn biến hòa bình” cùng với các phương thức cũ được sử dụng linh hoạt, thâm độc, nham hiểm hơn đã tiếp tục đẩy đời sống chính trị quốc tế vào vòng xoáy mới. Lợi dụng tình hình và dựa vào sự hỗ trợ từ phương Tây, các phần tử cơ hội, phản động không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, lôi kéo, dụ dỗ chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong phương sách mới chúng sử dụng chống phá cách mạng nước ta hiện nay là “hạ bệ thần tượng” nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta mất niềm tin vào chế độ, dẫn đến chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam theo định hướng tư bản chủ nghĩa (TBCN) theo phương châm “không đánh mà thắng”. Vậy nhận diện âm mưu này của các thế lực thù địch thế nào trong bối cảnh mới hiện nay?
Trước hết, các thế lực thù địch tập trung tấn công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà trọng tâm là “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”. Để thực hiện điều này, chúng ra sức chống phá sự ảnh hưởng, vai trò và giá trị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chúng tuyên truyền xuyên tạc tư tưởng, thân thế và sự nghiệp vĩ đại của Người, tách rời và đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm phủ nhận cơ cở lý luận của Đảng. Chúng rêu rao rằng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng dân tộc, và không chịu ảnh hưởng gì của Chủ nghĩa Mác – Lênin có tính quốc tế. Đặc biệt, chúng còn mở chiến dịch tuyên truyền vu khống “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” bằng những thủ đoạn hèn hạ nhất như: chúng dựng chuyện đời tư để bôi nhọ Người, phát tán tài liệu, sách báo, tranh ảnh nói xấu, xuyên tạc về Người làm cho không ít người nhẹ dạ cả tin, hoài nghi về lãnh tụ kính yêu của mình, nhân dân phân tâm, giảm sút niềm tin vào Đảng do chính Người sáng lập. Chúng còn ra sức xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trắng trợn bôi nhọ các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước ta. Điều này cũng có nghĩa là chúng chống phá nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đồng thời đánh vào giá trị tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc. Đây thực chất là âm mưu “hạ bệ thần tượng” của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay. Mục đích của các thế lực thù địch nhằm làm sụp đổ thần tượng này, tức là trực tiếp công phá và làm mất đi sự ảnh hưởng, vai trò và giá trị di sản Hồ Chí Minh hay chính là phá bỏ nền tảng tinh thần của Đảng và xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với làm mất giá trị chủ đạo của nền văn hóa dân tộc, hòng lái Việt Nam đi theo quỹ đạo TBCN.
Thứ hai, các thế lực thù địch tập trung “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”, cũng chính là công phá trực tiếp vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Thời gian qua, chúng cố tình rêu rao rằng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ham thích dùng bạo lực, say mê chiến tranh nên đã đưa cả dân tộc vào con đường “nồi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn” trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc… Bằng thủ đoạn thâm độc này, kẻ thù đã làm cho không ít người, nhất là thế hệ trẻ mơ hồ, hoài nghi, bi quan, dao động, giảm sút niềm tin vào Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đây thực sự là các luận điệu chủ quan, phi lý và hoàn toàn đi ngược lại với chính thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bởi lẽ, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã hết sức nhân nhượng và tìm mọi cách để tránh cho cuộc chiến diễn ra, song chính kẻ thù của dân tộc ta không muốn như vậy. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Mặt khác, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng những thành tựu đạt được của sự nghiệp đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Điều đó khẳng định lý tưởng cộng sản cao đẹp, sức sống bền vững của định hướng đi lên CNXH. Và trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tên tuổi, sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam suốt thế kỷ XX cho đến ngày nay và cho cả mai sau. Một sự thật không thể phủ nhận đó là Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, cũng như nêu tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, tinh thần tận tụy, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị. Người đã hiến dâng tất cả chỉ quên mình. Và khẳng định công lao, đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại, UNESCO đã tôn vinh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”. Song điều làm nên sự ảnh hưởng, sức sống lâu bền của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong tâm thức của nhân dân ta chính là Người đã thấu hiểu lịch sử, truyền thống dân tộc và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, để trở thành cứu tinh của dân tộc đã sinh ra Người. Song bất chấp sự thật đó, các thế lực thù địch tìm mọi cách để “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” và phủ nhận mọi thành quả qua hơn 30 năm đổi mới đất nước của Việt Nam. Rõ ràng, đây chính là sự công phá trực tiếp vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Thứ ba, mặc dù đã cố gắng che đậy mục đích chính trị đằng sau các lập luận vô căn cứ và không đáng tin cậy, song dễ nhận thấy, các thế lực thù thường sử dụng các phương thức chống phá chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Lâu nay, các thế lực chống phá CNXH, chống phá Việt Nam triệt để lợi dụng và khai thác các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, Internet và các ấn phẩm báo chí xuất bản để tuyên truyền gieo rắc các quan điểm, tư tưởng phản động, xuyên tạc, bôi đen lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Và để “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”, chúng cũng tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin. Những năm qua, một số phần tử như Thụy Khuê, Trọng Đạt, Bùi Tín,… đã liên tục viết sách, báo, phát tán các thông tin sai lệch về Hồ Chí Minh. Gần đây, chúng đăng tải bài viết “Mười tội ác lớn nhất của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam” trên danlambao để tiếp tục phủ nhận vai trò, ảnh hưởng, công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nếu là những con người có đạo nghĩa thì chẳng có ai lại tự đả phá nguồn cội đã dung dưỡng ra chính họ, thậm chí đả phá những con người, tổ chức có dấu ấn đặc biệt trong dòng chảy của cả lịch sử Việt Nam và thế giới. Chính vì vậy, trên các diễn đàn, rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã rất bất bình và phản bác gay gắt các luận điệu vô căn cứ của các phần tử trên. Có lẽ, điều nhục nhã nhất trong cuộc đời một con người không có gì khác ngoài sự bán rẻ lương tâm vì tiền để chống lại nguồn cội của mình. Do đó, những phần tử đăng tải và tán phát bài viết trên đang phản bội lại chính lịch sử dân tộc Việt Nam và sẽ bị chính thực tiễn lịch sử phủ nhận.
Để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, các thế lực thù địch đã không từ bỏ một thủ đoạn tuyên truyền phản động nào. Đối với chúng, tất cả là vì mục tiêu làm sụp đổ chế độ XHCN mà Đảng, nhân ta đang dày công xây dựng. Vì vậy, chúng nói xấu chế độ ta một cách điên cuồng với tần suất dày đặc như: tán phát tài liệu, đăng tải các bài viết, bài nói thông qua các phương tiện thông tin truyền thong; khai thác tối đa tiện ích của các diễn đàn, blog trên các mạng xã hội, các trang website với tên miền hấp dẫn, song kỳ thực chúng chỉ lợi dụng để tuyên truyền “hạ bệ thần tượng của lãnh tụ chính trị” ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng không tiếc lời lẽ ca tụng các giá trị tư sản, nhất là lối sống thực dụng, hưởng thụ, đề cao tự do cá nhân bất chấp quy định của pháp luật. Đây là các giá trị hoàn toàn đi ngược lại với bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc mà cha ông ta đã tạo dựng.
Tóm lại, trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nhất là khi cả dân tộc đang tập trung hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2016 và chuẩn bị bước sang năm 2017, cũng như khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh Nam Trung Bộ, thì đây chính là cơ hội để thế lực phản động tiếp tục chống phá cách mạng nước ta trong đó có thủ đoạn “hạ bệ thần tượng”. Vậy nên, mỗi người dân Việt Nam hãy cảnh giác, nhận diện đầy đủ và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng để đoàn kết, quyết tâm, chung tay xây dựng nước Việt Nam theo định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

CÁI NHÌN THIẾU THIỆN CHÍ VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Trần Trí Nam
Dựa trên những thông tin thiếu khách quan, không trung thực, bóp méo sự thật, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đã thường xuyên đánh giá Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền. Lý do mà họ đưa ra không có gì mới: Việt Nam không có tự do, dân chủ, đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số, bắt giam và xét xử những người mà họ coi là đi đầu trong đấu tranh bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền... Đây rõ ràng là cái nhìn thiếu thiện chí, thậm chí đó là đánh giá méo mó, có phần áp đặt về thực tế nhân quyền ở nước ta. Vậy đâu là sự thực sau cái nhìn thiếu thiện chí của tổ chức nhân quyền quốc tế này?
Thứ nhất, chúng ta thấy rằng, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là: International Federation for Human Rights (FIDH). Đây thực chất là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Hiện nay FIDH đã có trên 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia. FIDH hoạt động trên nguyên tắc không bè phái, không phụ thuộc, không chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào. Và nhiệm vụ cốt lõi của FIDH là thúc đẩy sự tôn trọng cho tất cả các quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
Dễ nhận thấy, dù FIDH có nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ cụ thể nhưng để tồn tại, phát triển, FIDH cũng như bất cứ một tổ chức nào khác đều phải dựa trên nền tảng tài chính. Mà tổ chức này danh nghĩa là phi chính phủ song muốn hoạt động nhất thiết phải có tiền. Vậy họ lấy đâu ra tiền để phát triển trong gần 100 năm qua? Câu trả lời chưa có nhưng có lẽ họ cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ khác phải chăng đều dựa vào bầu sữa của phương Tây?
Thứ hai, đây không phải lần đầu tiên FIDH đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét sai lệch về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Hành động của những người đang nắm quyền điều hành FIDH, thông qua các báo cáo nhân quyền hàng năm lại có điểm trùng hợp khá đặc biệt với các báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề nhân quyền. Điều này phản ánh rõ ý đồ, động cơ chính trị không tốt đối với Việt Nam. Cần phải khẳng định, sự thật về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà FIDH đưa ra.
Thứ ba, nếu chúng ta hiểu quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế, thì rõ ràng Việt Nam đã đạt được thành tựu rất tốt về nhân quyền. Điều này thể hiện trên các nội dung:
Một là, kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho tới nay, Việt Nam đã có 4 lần sửa đổi Hiến pháp; trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013, quyền con người ngày càng được quy định toàn diện, đầy đủ hơn.
Bản Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm cho các quyền con người ở Việt Nam; trong đó, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, bình đẳng; có quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do kinh doanh, sở hữu hợp pháp của cá nhân, tự do đi lại ở trong nước và ra nước ngoài, lao động, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ...
Hai là, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ước nhân quyền quốc tế chủ chốt.
Trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia có: “Công ước về Quyền dân sự, chính trị”, “Công ước về Quyền Kinh tế, xã hội, văn hoá”; “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”, “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”. Việt Nam còn là nước thứ hai trên thế giới và nước Châu Á đầu tiên tham gia “Công ước Quyền trẻ em”; phê chuẩn 17 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày 22-10-2007, Việt Nam đã ký “Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật” và hiện đang nghiên cứu việc tham gia “Công ước Chống tra tấn”. Những cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế đã được phản ánh trong các văn bản pháp luật trong nước.
Ba là, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện các cơ chế kiểm tra, giám sát và thực hiện pháp luật khẳng định quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
Trong đó, quyền con người ở Việt Nam còn được bảo đảm bởi các cơ quan trong hệ thống hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Đồng thời, nhân dân cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến thông qua các cơ chế dân cử cấp địa phương, các quy trình khiếu nại, tố cáo, thanh tra, khiếu kiện..., theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Bốn là, chính từ chính sách nhất quán, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về đảm bảo quyền con người và sự tham gia của toàn dân, cuộc sống và quyền của người dân đã được đảm bảo ngày càng đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, dân sự.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục đạt ở mức trên 6%/năm trong một thời gian dài, và đã vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Với chính sách nhất quán của Nhà nước là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, cuộc sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay rất sôi động, phong phú với trên 20 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, bao gồm các tôn giáo lớn trên thế giới là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia ngày càng sâu, rộng trong đời sống chính trị của đất nước. Các đại biểu là người dân tộc thiểu số cũng giữ vị trí lãnh đạo ở nhiều cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp, kể cả ở những cấp cao nhất. Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo quyền của người phụ nữ, được Uỷ ban Công ước CEDAW ghi nhận và Ngân hàng Thế giới cùng Ngân hàng Phát triển châu Á đánh giá là “quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về khoảng cách giới trong 20 năm qua ở châu Á”. Trẻ em, người tàn tật được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và gia đình, theo chính sách ưu tiên của Nhà nước, truyền thống lâu đời của dân tộc, được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ ngày càng tốt hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục...
Ngày 8-5-2009, Việt Nam đã trình bày báo cáo về việc thực hiện và đảm bảo quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nhiều nước đã phát biểu thể hiện sự cảm phục lịch sử, truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của ta, đánh giá cao các thành tựu mà ta đã đạt được về một mặt trong công cuộc đổi mới; trong đó có việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặc biệt là trong các lĩnh vực: xoá đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của phụ nữ, trẻ em, của đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, cũng như y tế, giáo dục, văn hoá, việc làm...; Đồng thời, quốc tế ủng hộ những nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm tiếp tục đảm bảo tốt hơn nữa việc hưởng thụ các quyền của người dân.
Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa bản chất ưu việt, tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa với truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam; giữa chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người là trọng tâm trong sự phát triển đất nước, với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong việc thúc đẩy thực hiện quyền con người.
Những thành tựu trên về nhân quyền ở Việt Nam được sự ghi nhận, đánh giá cao của dư luận quốc tế. Do vậy, cái nhìn thiếu thiện chí của FIDH về tình hình nhân quyền hàng năm ở Việt Nam là phiến diện, thiếu cơ sở khách quan và bị chính thực tiễn bảo đảm quyền con người ở nước ta phủ nhận. Cái mà họ đang cố gắng lặp lại luận điệu coi nhân quyền cao hơn chủ quyền, thực chất chỉ là mưu đồ tiếp tay cho các thế lực phản động chống phá Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những thành quả của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi suy nghĩ, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền nói chung, tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, ngôn luận nói riêng ở Việt Nam./.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trần Trí Nam
“Diễn biến hoà bình” (DBHB) là một chiến lược toàn cầu phản cách mạngcủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhằm tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng vô sản thế giới bằng thủ đoạn phi quân sự. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc sử dụng tổng hợp các biện pháp tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; phá hoại ngầm, răn đe quân sự để gây bất ổn về chính trị, xã hội cũng như tập trung khai thác triệt để các yếu kém nội tại ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), thúc đẩy các nước này đi đến khủng hoảng, sụp đổ hoặc chuyển hoá các nước XHCN vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, chiến lược “DBHB” đang được các thế lực thù địch sử dụng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn và mũi nhọn mà chúng tập trung vào chống phá Việt Nam, là lợi dụng những vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Đáng chú ý, trong thời gian qua, lợi dụng vào các diễn đàn dân chủ, các đài phát thanh và trên Internet, các thế lực thù địch ra sức công kích vào các hạn chế của Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác xây dựng chỉnh đốn đảng; về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; về hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… Từ đó, chúng phủ nhận các thành tựu cơ bản mà Việt Nam đạt được qua 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới; quy chụp rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam không đủ năng lực lãnh đạo, điều hành đất nước và cần phải nhanh chóng xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp năm 2013 để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp về kinh tế, chính trị, xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ vững ổn định chính trị, xã hội, từng bước xóa bỏ môi trường và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, khắc phục các yếu kém về kinh tế, chính trị, xã hội là yếu tố tiên quyết nhằm củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm, chú trọng giải quyết, khắc phục các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội đặt ra sau đây:
Thứ nhất, cần thấy rõ vấn đề trọng tâm là khắc phục suy giảm kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Chú ý gắn phát triển bền vững kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo đảm tốt về quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân trong xã hội gắn với khắc phục bất bình đẳng và phân hóa giàu – nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo đối với những vùng khó khăn và các đối tượng chính sách. Phát triển văn hóa xã hội, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo trên các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực y tế và giáo dục.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở các vùng chiến lược trọng điểm như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp về tôn giáo và dân tộc. Cụ thể cần chú ý các nội dung sau:
Tập trung củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, từng bước xây dựng được bộ máy chính quyền ở các địa phương bảo đảm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Làm tốt công tác vận động quần chúng đối với đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo theo Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Chú ý bằng nhiều hình thức, phương pháp và huy động nhiều lực lượng tham gia vận động nhằm tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo. Gắn kết chặt chẽ công tác vận động quần chúng với công tác củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Từ đó, hướng tới mục tiêu cơ bản chiến lược là ổn định tình hình, hóa giải, ngăn chặn, vô hiệu hóa các tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc. Bằng mọi biện pháp không để các thế lực thù địch kích động quần chúng đòi thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khmer Krôm” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc, “Vương quốc Cham pa” ở Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng và chính quyền, củng cố cơ sở ở các vùng tôn giáo, dân tộc thiểu số.
Thứ ba, làm tốt công tác giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân, phát hiện sớm và giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, cần tập trung giải quyết, xử lý thỏa đáng các vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ. Chú ý giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện lớn, phức tạp, kéo dài cũng như vấn đề đình công, bãi công và những vấn đề phức tạp trong đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội bằng các biện pháp kiên quyết ở các cấp, các ngành, nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và giám sát của các tầng lớp nhân dân, giám sát của báo chí, truyền thông.
Thứ tư, thực hiện tốt việc thuyết phục dư luận xã hội để khắc phục tâm trạng bất bình, bất an, bất mãn, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin của các tầng lớp xã hội trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, cần tập trung vào các chủ trương, chính sách có liên quan đến tôn giáo, dân tộc, quan hệ đối ngoại; các chủ trương, chính sách lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống các tầng lớp dân cư và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển của đất nước, đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; những chủ trương, chính sách, pháp luật có tác động trực tiếp đến các tầng lớp xã hội nhạy cảm như: trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông, dân chủ, nhân quyền…
Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng với những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự đoàn kết, nỗ lực quyết tâm của toàn xã hội, nên Việt Nam vẫn đạt được những thành quả được quốc tế đánh giá cao về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, trong tái cấu trúc nền kinh tế, vận hành kinh tế vĩ mô và các chính sách phát triển bền vững. Chính các hạn chế, bất cập này đã được các thế lực thù địch lợi dụng để tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, giải quyết có hiệu quả một số vấn đề đặt ra ở trên, có ý nghĩa quan trọng làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...