NHẬN THỨC MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SAI LỆCH TRONG CUỐN SÁCH “NHÂN VĂN GIAI PHẨM VÀ VẤN ĐỀ NGUYÊN ÁI QUỐC” CỦA TÁC GIẢ THỤY KHUÊ
Trần Trí Nam
“Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là một cuốn sách do tác giả Vũ Thị Tuệ (lấy bút danh là Thụy Khuê) viết với dung lượng 1123 trang (bao gồm cả phần phụ lục và thư mục). Đây là cuốn sách gồm 25 chương, được tác giả dày công biên soạn trong 20 năm và được Tiếng Quê Hương xuất bản ở bang Virginia, Hoa Kỳ, 2012. Tác phẩm này gây được sự chú ý cho các học giả, nhà nghiên cứu và độc giả bài xích chủ nghĩa cộng sản bởi những lập luận mang thiên hướng cơ hội về chính trị.
Vài nét về tác giả mang bút danh Thụy Khuê: Bà sinh ngày 25 tháng 9 năm 1944, tại làng Doanh Châu, Hải Hậu, Nam Định; bà xuất thân từ một gia đình có quan điểm bài cộng và học tập chủ yếu ở các nhà trường của chế độ ngụy quân; bà từng sang Pháp du học. Từ năm 1987, bà chuyên viết các tiểu luận phê bình văn học trên các báo văn học, Hợp lưu thế kỷ XXI. Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 3 năm 2009, bà cộng tác với đài RFI (Radio France Internationalane) phát thanh chương trình văn học nghệ thuật. Trong số các tác phẩm đã xuất bản của tác giả Thụy Khuê, đáng chú ý nhất là Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tại sao Thụy Khuê lại viết tác phẩm này và mục đích chính của tác phẩm này là gì khi đề cập vấn đề Nguyễn Ái Quốc?
Thứ nhất, cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là cái cớ phi lý, để tác giả xóa nhòa ranh giới chính trị bằng tình yêu thương thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm”.
Ngay sau khi được ấn bản năm 2012 ở bang Virginia, Hoa Kỳ, cuốn sách đã nhanh chóng được phát tán trên mạng Internet và trở thành tài liệu hot được nhiều độc giả, nhà nghiên cứu truy cập. Thật dễ hiểu khi cuốn sách này của Thụy Khuê sưu tập và luận bàn đến một trào lưu văn học mà bà đã có dự định từ năm 1984. Song bà đã cố gắng gắn vào nó cái khẩu hiệu dân chủ, nhân văn với cái tên rất hấp dẫn là “Nhân văn giai phẩm”. Mượn cớ là nghiên cứu và khẳng định giá trị nhân văn của văn học thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm” bằng cách thống kê, phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá, và đưa ra các cứ liệu về hoạt động của các nhân vật đấu tranh cho phong trào “Nhân văn giai phẩm” như: Trần Dần, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt... Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ của tác giả nhằm lợi dụng tư tưởng lấy nhân văn, tự do, dân chủ để xóa nhòa ranh giới chính trị, cổ súy cho thái độ cơ hội chính trị và đả phá chế độ ở Việt Nam. Từ đó, tuyên truyền, thúc đẩy, lôi kéo các phần tử cơ hội chính trị, nhất là giới văn nghệ sĩ đấu tranh, phủ nhận thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, xét về tổng thể, cuốn sách là một tài liệu tuyên truyền phục vụ cho những người có quan điểm chính trị đối lập với quan điểm chính trị chính thống ở Việt Nam.
Thứ hai, cuốn sách đã trình bày những cứ liệu và suy diễn mang tính sai lạc về tiểu sử của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” đã dành dung lượng 4 chương viết về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với những nghi ngờ và suy diễn từ các cứ liệu, các luận cứ của một số tác giả có thái độ cơ hội về chính trị như: Lữ Phương, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Hữu Đang… Thụy Khuê đã rất khéo léo khai thác những điểm còn chưa thống nhất trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên và Thời thanh niên của Bác Hồ của Hồng Hà với một số tư liệu của một số học giả và mật thám Pháp để cho rằng Hồ Chí Minh có tiểu sử đầy ắp nghi ngờ.
Bằng lối phân tích dựa trên xét đoán, quy chụp từ cứ liệu là sổ lương của Văn Ba tháng 10/1911, Thụy Khuê cho rằng việc Nguyễn Tất Thành quay trở lại Sài Gòn song không được đề cập trong cuốn truyện của Trần Dân Tiên là lừa dối. Và việc Nguyễn Tất Thành “muốn đi xem các nước” để “trở về giúp đồng bào” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, khi phân tích lá thư gửi Bộ thuộc địa Pháp về việc Nguyễn Tất Thành xin học ở trường thuộc địa Pháp, và nội dung thư gửi thân phụ Nguyễn Sinh Huy thông qua Khâm Sứ Trung Kỳ, bằng lối tư duy quy chụp, Thụy Khuê đã xét đoán, quy kết mục đích của Nguyễn Tất Thành sang Pháp và xin học chỉ để khiếu nại cho cha và cầu tiến thân. Đây rõ ràng là những lập luận rất chủ quan, thiếu căn cứ xác đáng và hoàn toàn không lôgíc với các dữ liệu về Nguyễn Tất Thành trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911: Nguyễn Tất Thành được thân phụ tạo điều kiện cho học tập và sớm tiếp xúc với đời sống chính trị xã hội Việt Nam: “Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy, nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan” . Mà nếu Người sang Pháp chỉ để khiếu nại cho cha và tiến thân thì đâu cần phải lăn lộn với những công việc nặng nhọc nhất để tự kiếm sống và nuôi dưỡng ý chí “trở về giúp đồng bào”. Còn việc Nguyễn Tất Thành viết thư và gửi tiền cho cha là việc làm đầy tính con người mà bất cứ ai làm phận con cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
Một trong những căn cứ mà Thụy Khuê bám vào đó để quy kết Nguyễn Ái Quốc không trung thực là thời gian Người từ Anh về Paris hoạt động. Bà ta khăng khăng cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Paris vào giữa năm 1919 dựa theo một tài liệu của mật thám nước Pháp. Từ đó, bà suy xét Nguyễn Tất Thành trốn tránh chiến tranh và tạo ảnh hưởng bằng cách tự nhận là người tổ chức Hội những người yêu nước nhằm đánh bóng tên tuổi. Thực tế, bằng trải nghiệm sâu sắc để đối phó với mật thám Pháp, nếu chỉ vì tạo ảnh hưởng cá nhân hay trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Ái Quốc đã không dũng cảm ký tên vào Yêu sách của nhân dân An Nam. Và nếu vì trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Tất Thành không tự nguyện khám tuyển vào quân ngũ khi ở Anh. Với Nguyễn Tất Thành, được hi sinh và chiến đấu vì nghĩa vụ quốc tế là trách nhiệm cao cả của người làm cách mạng. Ngoài ra, Thụy Khuê còn đưa ra những lập luận rất phiến diện về trình độ học vấn, trình độ chính trị của Nguyễn Tất Thành, từ đó, tạo ra nhận thức sai lạc cho độc giả. Bà không biết rằng, trước khi xuất dương, Nguyễn Tất Thành đã được thân phụ cho đi học ở nhiều trường, lớp khác nhau và đã tốt nghiệp chương trình tiểu học ở Bình Định (6/1910).
Tóm lại, từ các quan điểm suy diễn, quy kết thiếu căn cứ khoa học xác đáng và mang tính phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, trình độ, cũng như trí tuệ, nhân cách vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Thụy Khuê hướng đến mục đích bôi nhọ, cũng như hạ thấp vai trò lịch sử không thể phủ nhận của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những lập luận mang tính xét đoán, suy diễn và quy chụp của bà sẽ không thể đứng vững với thời gian và bị chính thực tế lịch sử phủ định.
Trần Trí Nam
“Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là một cuốn sách do tác giả Vũ Thị Tuệ (lấy bút danh là Thụy Khuê) viết với dung lượng 1123 trang (bao gồm cả phần phụ lục và thư mục). Đây là cuốn sách gồm 25 chương, được tác giả dày công biên soạn trong 20 năm và được Tiếng Quê Hương xuất bản ở bang Virginia, Hoa Kỳ, 2012. Tác phẩm này gây được sự chú ý cho các học giả, nhà nghiên cứu và độc giả bài xích chủ nghĩa cộng sản bởi những lập luận mang thiên hướng cơ hội về chính trị.
Vài nét về tác giả mang bút danh Thụy Khuê: Bà sinh ngày 25 tháng 9 năm 1944, tại làng Doanh Châu, Hải Hậu, Nam Định; bà xuất thân từ một gia đình có quan điểm bài cộng và học tập chủ yếu ở các nhà trường của chế độ ngụy quân; bà từng sang Pháp du học. Từ năm 1987, bà chuyên viết các tiểu luận phê bình văn học trên các báo văn học, Hợp lưu thế kỷ XXI. Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 3 năm 2009, bà cộng tác với đài RFI (Radio France Internationalane) phát thanh chương trình văn học nghệ thuật. Trong số các tác phẩm đã xuất bản của tác giả Thụy Khuê, đáng chú ý nhất là Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tại sao Thụy Khuê lại viết tác phẩm này và mục đích chính của tác phẩm này là gì khi đề cập vấn đề Nguyễn Ái Quốc?
Thứ nhất, cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” là cái cớ phi lý, để tác giả xóa nhòa ranh giới chính trị bằng tình yêu thương thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm”.
Ngay sau khi được ấn bản năm 2012 ở bang Virginia, Hoa Kỳ, cuốn sách đã nhanh chóng được phát tán trên mạng Internet và trở thành tài liệu hot được nhiều độc giả, nhà nghiên cứu truy cập. Thật dễ hiểu khi cuốn sách này của Thụy Khuê sưu tập và luận bàn đến một trào lưu văn học mà bà đã có dự định từ năm 1984. Song bà đã cố gắng gắn vào nó cái khẩu hiệu dân chủ, nhân văn với cái tên rất hấp dẫn là “Nhân văn giai phẩm”. Mượn cớ là nghiên cứu và khẳng định giá trị nhân văn của văn học thông qua phong trào “Nhân văn giai phẩm” bằng cách thống kê, phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá, và đưa ra các cứ liệu về hoạt động của các nhân vật đấu tranh cho phong trào “Nhân văn giai phẩm” như: Trần Dần, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt... Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ của tác giả nhằm lợi dụng tư tưởng lấy nhân văn, tự do, dân chủ để xóa nhòa ranh giới chính trị, cổ súy cho thái độ cơ hội chính trị và đả phá chế độ ở Việt Nam. Từ đó, tuyên truyền, thúc đẩy, lôi kéo các phần tử cơ hội chính trị, nhất là giới văn nghệ sĩ đấu tranh, phủ nhận thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, xét về tổng thể, cuốn sách là một tài liệu tuyên truyền phục vụ cho những người có quan điểm chính trị đối lập với quan điểm chính trị chính thống ở Việt Nam.
Thứ hai, cuốn sách đã trình bày những cứ liệu và suy diễn mang tính sai lạc về tiểu sử của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” đã dành dung lượng 4 chương viết về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với những nghi ngờ và suy diễn từ các cứ liệu, các luận cứ của một số tác giả có thái độ cơ hội về chính trị như: Lữ Phương, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Hữu Đang… Thụy Khuê đã rất khéo léo khai thác những điểm còn chưa thống nhất trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên và Thời thanh niên của Bác Hồ của Hồng Hà với một số tư liệu của một số học giả và mật thám Pháp để cho rằng Hồ Chí Minh có tiểu sử đầy ắp nghi ngờ.
Bằng lối phân tích dựa trên xét đoán, quy chụp từ cứ liệu là sổ lương của Văn Ba tháng 10/1911, Thụy Khuê cho rằng việc Nguyễn Tất Thành quay trở lại Sài Gòn song không được đề cập trong cuốn truyện của Trần Dân Tiên là lừa dối. Và việc Nguyễn Tất Thành “muốn đi xem các nước” để “trở về giúp đồng bào” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, khi phân tích lá thư gửi Bộ thuộc địa Pháp về việc Nguyễn Tất Thành xin học ở trường thuộc địa Pháp, và nội dung thư gửi thân phụ Nguyễn Sinh Huy thông qua Khâm Sứ Trung Kỳ, bằng lối tư duy quy chụp, Thụy Khuê đã xét đoán, quy kết mục đích của Nguyễn Tất Thành sang Pháp và xin học chỉ để khiếu nại cho cha và cầu tiến thân. Đây rõ ràng là những lập luận rất chủ quan, thiếu căn cứ xác đáng và hoàn toàn không lôgíc với các dữ liệu về Nguyễn Tất Thành trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911: Nguyễn Tất Thành được thân phụ tạo điều kiện cho học tập và sớm tiếp xúc với đời sống chính trị xã hội Việt Nam: “Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy, nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan” . Mà nếu Người sang Pháp chỉ để khiếu nại cho cha và tiến thân thì đâu cần phải lăn lộn với những công việc nặng nhọc nhất để tự kiếm sống và nuôi dưỡng ý chí “trở về giúp đồng bào”. Còn việc Nguyễn Tất Thành viết thư và gửi tiền cho cha là việc làm đầy tính con người mà bất cứ ai làm phận con cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
Một trong những căn cứ mà Thụy Khuê bám vào đó để quy kết Nguyễn Ái Quốc không trung thực là thời gian Người từ Anh về Paris hoạt động. Bà ta khăng khăng cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Paris vào giữa năm 1919 dựa theo một tài liệu của mật thám nước Pháp. Từ đó, bà suy xét Nguyễn Tất Thành trốn tránh chiến tranh và tạo ảnh hưởng bằng cách tự nhận là người tổ chức Hội những người yêu nước nhằm đánh bóng tên tuổi. Thực tế, bằng trải nghiệm sâu sắc để đối phó với mật thám Pháp, nếu chỉ vì tạo ảnh hưởng cá nhân hay trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Ái Quốc đã không dũng cảm ký tên vào Yêu sách của nhân dân An Nam. Và nếu vì trốn tránh chiến tranh thì Nguyễn Tất Thành không tự nguyện khám tuyển vào quân ngũ khi ở Anh. Với Nguyễn Tất Thành, được hi sinh và chiến đấu vì nghĩa vụ quốc tế là trách nhiệm cao cả của người làm cách mạng. Ngoài ra, Thụy Khuê còn đưa ra những lập luận rất phiến diện về trình độ học vấn, trình độ chính trị của Nguyễn Tất Thành, từ đó, tạo ra nhận thức sai lạc cho độc giả. Bà không biết rằng, trước khi xuất dương, Nguyễn Tất Thành đã được thân phụ cho đi học ở nhiều trường, lớp khác nhau và đã tốt nghiệp chương trình tiểu học ở Bình Định (6/1910).
Tóm lại, từ các quan điểm suy diễn, quy kết thiếu căn cứ khoa học xác đáng và mang tính phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, trình độ, cũng như trí tuệ, nhân cách vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Thụy Khuê hướng đến mục đích bôi nhọ, cũng như hạ thấp vai trò lịch sử không thể phủ nhận của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những lập luận mang tính xét đoán, suy diễn và quy chụp của bà sẽ không thể đứng vững với thời gian và bị chính thực tế lịch sử phủ định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét