CÁI NHÌN THIẾU THIỆN CHÍ VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Trần Trí Nam
Dựa trên những thông tin thiếu khách quan, không trung thực, bóp méo sự thật, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đã thường xuyên đánh giá Việt Nam là một quốc gia vi phạm nhân quyền. Lý do mà họ đưa ra không có gì mới: Việt Nam không có tự do, dân chủ, đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số, bắt giam và xét xử những người mà họ coi là đi đầu trong đấu tranh bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền... Đây rõ ràng là cái nhìn thiếu thiện chí, thậm chí đó là đánh giá méo mó, có phần áp đặt về thực tế nhân quyền ở nước ta. Vậy đâu là sự thực sau cái nhìn thiếu thiện chí của tổ chức nhân quyền quốc tế này?
Thứ nhất, chúng ta thấy rằng, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là: International Federation for Human Rights (FIDH). Đây thực chất là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Hiện nay FIDH đã có trên 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia. FIDH hoạt động trên nguyên tắc không bè phái, không phụ thuộc, không chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào. Và nhiệm vụ cốt lõi của FIDH là thúc đẩy sự tôn trọng cho tất cả các quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc(UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
Dễ nhận thấy, dù FIDH có nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ cụ thể nhưng để tồn tại, phát triển, FIDH cũng như bất cứ một tổ chức nào khác đều phải dựa trên nền tảng tài chính. Mà tổ chức này danh nghĩa là phi chính phủ song muốn hoạt động nhất thiết phải có tiền. Vậy họ lấy đâu ra tiền để phát triển trong gần 100 năm qua? Câu trả lời chưa có nhưng có lẽ họ cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ khác phải chăng đều dựa vào bầu sữa của phương Tây?
Thứ hai, đây không phải lần đầu tiên FIDH đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét sai lệch về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Hành động của những người đang nắm quyền điều hành FIDH, thông qua các báo cáo nhân quyền hàng năm lại có điểm trùng hợp khá đặc biệt với các báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề nhân quyền. Điều này phản ánh rõ ý đồ, động cơ chính trị không tốt đối với Việt Nam. Cần phải khẳng định, sự thật về tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà FIDH đưa ra.
Thứ ba, nếu chúng ta hiểu quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế, thì rõ ràng Việt Nam đã đạt được thành tựu rất tốt về nhân quyền. Điều này thể hiện trên các nội dung:
Một là, kể từ khi có bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho tới nay, Việt Nam đã có 4 lần sửa đổi Hiến pháp; trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013, quyền con người ngày càng được quy định toàn diện, đầy đủ hơn.
Bản Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm cho các quyền con người ở Việt Nam; trong đó, có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, bình đẳng; có quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo, lập hội, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do kinh doanh, sở hữu hợp pháp của cá nhân, tự do đi lại ở trong nước và ra nước ngoài, lao động, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ...
Hai là, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ước nhân quyền quốc tế chủ chốt.
Trong các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia có: “Công ước về Quyền dân sự, chính trị”, “Công ước về Quyền Kinh tế, xã hội, văn hoá”; “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”, “Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ”. Việt Nam còn là nước thứ hai trên thế giới và nước Châu Á đầu tiên tham gia “Công ước Quyền trẻ em”; phê chuẩn 17 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày 22-10-2007, Việt Nam đã ký “Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật” và hiện đang nghiên cứu việc tham gia “Công ước Chống tra tấn”. Những cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế đã được phản ánh trong các văn bản pháp luật trong nước.
Ba là, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện các cơ chế kiểm tra, giám sát và thực hiện pháp luật khẳng định quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
Trong đó, quyền con người ở Việt Nam còn được bảo đảm bởi các cơ quan trong hệ thống hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Đồng thời, nhân dân cũng có thể tham gia đóng góp ý kiến thông qua các cơ chế dân cử cấp địa phương, các quy trình khiếu nại, tố cáo, thanh tra, khiếu kiện..., theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Bốn là, chính từ chính sách nhất quán, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về đảm bảo quyền con người và sự tham gia của toàn dân, cuộc sống và quyền của người dân đã được đảm bảo ngày càng đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, dân sự.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục đạt ở mức trên 6%/năm trong một thời gian dài, và đã vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Với chính sách nhất quán của Nhà nước là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, cuộc sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam hiện nay rất sôi động, phong phú với trên 20 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, bao gồm các tôn giáo lớn trên thế giới là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo. Đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia ngày càng sâu, rộng trong đời sống chính trị của đất nước. Các đại biểu là người dân tộc thiểu số cũng giữ vị trí lãnh đạo ở nhiều cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp, kể cả ở những cấp cao nhất. Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo quyền của người phụ nữ, được Uỷ ban Công ước CEDAW ghi nhận và Ngân hàng Thế giới cùng Ngân hàng Phát triển châu Á đánh giá là “quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về khoảng cách giới trong 20 năm qua ở châu Á”. Trẻ em, người tàn tật được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và gia đình, theo chính sách ưu tiên của Nhà nước, truyền thống lâu đời của dân tộc, được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ ngày càng tốt hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục...
Ngày 8-5-2009, Việt Nam đã trình bày báo cáo về việc thực hiện và đảm bảo quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nhiều nước đã phát biểu thể hiện sự cảm phục lịch sử, truyền thống bảo vệ và xây dựng đất nước của ta, đánh giá cao các thành tựu mà ta đã đạt được về một mặt trong công cuộc đổi mới; trong đó có việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặc biệt là trong các lĩnh vực: xoá đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của phụ nữ, trẻ em, của đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, cũng như y tế, giáo dục, văn hoá, việc làm...; Đồng thời, quốc tế ủng hộ những nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm tiếp tục đảm bảo tốt hơn nữa việc hưởng thụ các quyền của người dân.
Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa bản chất ưu việt, tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa với truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc Việt Nam; giữa chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người là trọng tâm trong sự phát triển đất nước, với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong việc thúc đẩy thực hiện quyền con người.
Những thành tựu trên về nhân quyền ở Việt Nam được sự ghi nhận, đánh giá cao của dư luận quốc tế. Do vậy, cái nhìn thiếu thiện chí của FIDH về tình hình nhân quyền hàng năm ở Việt Nam là phiến diện, thiếu cơ sở khách quan và bị chính thực tiễn bảo đảm quyền con người ở nước ta phủ nhận. Cái mà họ đang cố gắng lặp lại luận điệu coi nhân quyền cao hơn chủ quyền, thực chất chỉ là mưu đồ tiếp tay cho các thế lực phản động chống phá Việt Nam. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những thành quả của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi suy nghĩ, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình nhân quyền nói chung, tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, ngôn luận nói riêng ở Việt Nam./.
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...
-
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) và trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Cương lĩnh, đường lối, quan ...
-
Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về c...
-
Việt Nam đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét