MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM PHẢN
ĐỘNG, BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, các thế lực phản động tìm đủ mọi cách, với nhiều thủ đoạn chống phá quyết liệt vào công cuộc đổi mới ở nước ta, trong đó chúng coi phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng là một mục tiêu trọng điểm trong chiến lược chống phá của chúng. Nội dung chống phá của các quan điểm phản động hiện nay tập trung trên mấy vấn đề cơ bản, đó là:
Tấn công nhằm phủ nhận, hạ bệ lý luận Mác - Lênin, các hoạt động này diễn ra từ lâu, chúng tận dụng tối đa các phương tiện, nhất là sách, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet v.v.. xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ lý luận Mác - Lênin. Các chủ thuyết mà chúng đang dùng đả phá lý luận như: “giai cấp công nhân - những người làm thuê, nghèo rớt không đủ tư cách lãnh đạo cách mạng”; “chế độ công hữu tư liệu sản xuất là phi lý, vì thực tế hiện nay Việt Nam đang thực hiện “chia ruộng, bán đất công hữu cho các chủ tư hữu”; “làm gì có kiểu xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu - làm ít, hưởng nhiều, không làm vẫn sống sung sướng, đó là lý thuyết siêu hình, viển vông” .v.v. Những “chuyên gia chống cộng khét tiếng” như Brê-din-Xki; Kít-xinh-giơ; Níc-xơn; Fukuyama; Ri-gân; Bush, cùng những kẻ hám tiền, hám lợi người Việt, gốc Việt lưu vong, sống nhờ “ân huệ ngoại quốc” như Bùi Tín, Hà Sĩ Phu, Vũ Duy Phú, Thân Văn Trường…đang khoác tay với các thế lực thù địch, viết nhiều sách, báo, ấn phẩm phản động tung vào nội địa, nhất là tung vào khu vực học đường, nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào theo đạo. Từ luận điệu chống phá đó, chúng đi tới quy kết tất cả khó khăn của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là sự khổ sở về đời sống của công nhân, nông dân hiện nay là do các Đảng Cộng sản bị “mù quáng” khi lấy lý thuyết Mác - Lênin đã “cổ hủ, viển vông” làm “chân lý”: “ngày nay chủ nghĩa Marx- Lenin cũng chỉ có trên giấy thì sao có thể gọi nó là chân lý được” . Từ đó chúng kêu gọi nhân dân, các đảng viên cộng sản “dứt khoát từ bỏ Cộng sản mới cứu được nước” .
Xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với việc tấn công lý luận Mác - Lênin, các thế lực phản động coi phá hoại tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung trong chiến lược xóa bỏ nền tảng lý luận của Đảng. Từ khi Đảng ta khẳng định “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”(1991), các lực lượng chống Đảng Cộng sản Việt Nam rêu rao trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho Hồ Chí Minh là: “người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác - Lênin”, là người có tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa”; tư tưởng“say sưa bạo lực”, chúng xuyên tạc lịch sử cách mạng nước ta, đổ lỗi cho Đảng và Hồ Chí Minh về tất cả những tổn thất trong các cuộc kháng chiến chống xâm giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Gần đây, chúng viết và cho ra mắt nhiều “tác phẩm văn học” với nội dung đầy tính bịa đặt, trắng trợn hơn là chúng “dày công” bịa ra những sự kiện, dựng thành cuốn phim "Sự thật về Hồ Chí Minh" nói xấu tư tưởng, bôi nhọ thanh danh và cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh. Chúng tổ chức những cuộc “hội thảo”, xuất bản nhiều sách, báo ở nước ngoài, phát tán đi nhiều nơi, với ý đồ “tẩy trừ huyền thoại Hồ Chí Minh", Chúng ta khuyên nhân dân ta không học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bởi chúng cho rằng tư tưởng đó chỉ đẩy dân tộc vào cảnh “tương tàn”, “đưa dân tộc nhanh tới tai họa” v.v.. Sự tấn công của bọn phản động gây hậu quả khá nghiêm trọng đối với Đảng và cách mạng, nhất là làm lệch chuẩn nhận thức trong nhân dân, tạo sự hoài nghi, xói mòn niềm tin đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta, gây nên sự mơ hồ trong nhận thức của một bộ phận nhân dân về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và chế độ xã hội văn minh mà nhân dân ta đang xây dựng v.v.. Để đập tan các quan điểm phản động, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay, cần tập trung trên mấy giải pháp cơ bản:
Một là, đẩy mạnh công tác tư tưởng, lịch sử các cuộc cách mạng trên thế giới đã chứng minh công tác tư tưởng bao giờ cũng là “màn dạo đầu” cho sự nổ ra của cách mạng. Kết qủa cách mạng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác tư tưởng của “bộ tham mưu” lãnh đạo cách mạng. Đối với Đảng ta, công tác tư tưởng được Đảng coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nội dung chiến lược trong toàn bộ đường lối cách mạng. Trong suốt những năm qua, để chống lại sự tấn công của các quan điểm phản động, thù địch, Đảng đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về công tác tư tưởng, lý luận, lãnh đạo các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đấu tranh. Tuy vậy, do tính chất chống phá của kẻ địch ngày càng nguy hiểm, cường độ tấn công ngày càng mãnh liệt, diễn ra ở phạm vi rộng, đã làm cho công tác tư tưởng của Đảng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Để công tác tư tưởng phát huy được vai trò tiên phong, bên cạnh làm tốt công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hội thảo, nhằm làm sáng rõ những vấn đề lý luận, nhất là những vấn đề lý luận mới nảy sinh, đang gây nhiều tranh luận trong nhân dân. Đội ngũ cán bộ, tổ chức chuyên trách làm công tác tư tưởng là lực lượng nòng cốt của Đảng, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải “tự mình” nâng cao năng lực, rèn luyện đạo đức, phát huy hết vai trò trách nhiệm, phải có tác phong gần gũi nhân dân, nắm chắc tình hình tư tưởng trong nhân dân (cả tư tưởng tích cực và tiêu cực), từ đó kiến tạo những giải pháp “phúc đáp” thỏa đáng dư luận, uốn nắn kịp thời những tư tưởng sai lệch. Tránh để tình trạng để tư tưởng kéo dài, bị kẻ địch lợi dụng chống phá.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy nguyên tắc đấu tranh là: "Tri bỉ tri kỷ", nghĩa là phải: “biết địch biết ta” . Biết địch trong công tác tư tưởng của Đảng là nắm chắc các quan điểm, thủ đoạn chống phá của chúng, biết logic thành hệ thống các luận điểm theo trình tự thời gian, tính chất, mức độ gây hại, phát hiện ra cái mới, nguy hiểm trong các nội dung ấy, từ đó cung cấp kịp thời, chính xác những thông tin chính thống để mọi người có cơ sở, chủ động đấu tranh. Chấn chỉnh ngay những yếu kém trong: “hoạt động thông tin, tuyên truyền…báo chí” , phát huy tối đa các công cụ: đài phát thanh, truyền hình; sách, báo, mạng internet, cùng các phương tiện khác làm cho các hoạt động này đi đúng đường lối, bảo đảm tính thống nhất, nề nếp, hiệu quả. Các cơ quan, ban ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng thành chiến lược đấu tranh, khắc phục tình trạng đấu tranh mang tính “tự ý”, “manh mún”.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu tranh, chất lượng hoạt động đấu tranh chống các quan điểm phản động là tổng hợp chất lượng sức mạnh các hoạt động, trong đó công tác tổ chức đấu tranh đóng vai trò quyết định, bởi đây là khâu trực tiếp biến chủ trương, chính sách đấu tranh của Đảng thành kết quả trong thực tiễn. Thực hiện chủ trương của Đảng, các hoạt động tổ chức đấu tranh chống các quan điểm phản động đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ trong phạm vi toàn quốc, đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả đạt được so với yêu cầu của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Biểu hiện ở chỗ nhận thức chưa đúng đắn về vị trí, vai trò của đấu tranh tư tưởng, chống các quan điểm phản động, công tác cung cấp thông tin còn chậm, thiếu tài liệu chính thống, hoạt động đấu tranh còn mang dấu vết “chủ quan, tự ý, manh mún, mang tính tình thế”, công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, năng lực của một số cán bộ, tổ chức chuyên trách còn nhiều hạn chế: “Việc xem xét, giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên còn lúng túng” . Trong công tác tổ chức đấu tranh, cần bảo đảm sự thống nhất, ăn khớp trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương tới các địa phương. Các hoạt động đấu tranh tư tưởng ở các địa phương phải nằm trong chỉnh thể toàn cục, tạo thành một mặt trận đấu tranh rỗng rãi trong toàn xã hội.
Để cho công tác đấu tranh bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc, Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương cần ban hành các quy chế quy định thống nhất nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng, nhất là đối với chính quyền, cấp ủy đảng các cấp từ Trung ương tới địa phương. Cung cấp kịp thời cho cấp dưới, cho nhân dân nắm được nội dung, thủ đoạn chống phá, chỉ đạo các cấp thành lập các lực lượng “nòng cốt”. Các tổ chức đảng, dù ở cấp nào phải coi đấu tranh tư tưởng là nội dung trong công tác lãnh đạo, là nhiệm vụ thường xuyên của mọi cán bộ, đảng viên, và là tiêu chí dể đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng. Để cho hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục, mạnh mẽ, Đảng, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này, nhất là cơ chế bảo vệ, bảo đảm tài chính, quy định về trách nhiệm trong phối kết hợp các lực lượng, nhất là giữa lực lượng nghiên cứu với xuất bản sách, báo chí; giữa nghiên cứu với tuyên truyền; giữa tổ chức đảng với chính quyền. Nhà nước cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật làm cơ sở cho sự thống nhất trong công tác quản lý về các hoạt động báo chí, tuyên truyền, thông tin. Phát hiện, xử lý đúng đắn, kịp thời những kẻ, những tổ chức lợi dụng tuyên truyền để chống đối Đảng, Nhà nước, nhân dân. Tiếp tục mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh tư tưởng. Ra sức xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mặt trận chống quan điểm sai trái, phản động./.
Phùng Thanh
Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...
-
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) và trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Cương lĩnh, đường lối, quan ...
-
Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về c...
-
Việt Nam đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét