Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

Kịch liệt phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

 Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động phi lý và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc khi ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kể từ ngày 1/5.

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông năm 2022.

Vừa qua, phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, dự kiến trong thời gian 3 tháng, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5, bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng, đây là hành động đơn phương, lập lại và phi lý của phía Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích khác của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan; đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việc ban hành lệnh cấm lập lại hằng năm và kéo dài thời gian cấm đánh bắt cá trên Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc, cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động sai trái, ngang ngược, đơn phương, lập lại của phía Trung Quốc. Lệnh cấm đánh bắt cá trên của Trung Quốc là vô giá trị trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở Biển Đông, bao gồm cả vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nói trên của Trung Quốc, nhằm bảo vệ tài nguyên biển, nguồn lợi thủy sản đặc trưng cho từng khu vực biển, bảo vệ an toàn cho ngư dân Việt Nam khi sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hội Nghề cá Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Hội thủy sản, Hội, nghề cá địa phương và các đơn vị liên quan chủ động, tích cực thông tin - tuyên truyền để ngư dân chấp hành đúng pháp luật khi đánh bắt trên biển; hỗ trợ, vận động ngư dân yên tâm ra khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuần trước, nêu quan điểm về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua.

"Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000", bà Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.

  của Việt Nam khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông.

Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong mọi tình huống, hoàn cảnh

Phòng, chống tham nhũng là một quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta được xác định ngay từ ngày đầu lập nước, thể hiện trong các nghị quyết, văn kiện,... và cụ thể hóa thông qua các văn bản pháp luật. Đặc biệt, những năm gần đây, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không ngừng được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh với một quyết tâm cao. Ngay cả hiện nay, dù phải đối mặt với dịch bệnh phức tạp, với nhiều khó khăn mới nảy sinh song công tác phòng, chống tham nhũng vẫn được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Ngay từ khi giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng ta ưu tiên hàng đầu đó là chống tham nhũng, lãng phí, bởi Đảng ta xác định đây là kẻ thù nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm, đe dọa làm suy yếu đất nước. Kể từ đó đến nay, trải qua quá trình 76 năm lãnh đạo đất nước, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được duy trì thường xuyên, liên tục.

Trong mỗi kỳ Đại hội Đảng, quyết tâm chính trị này đều được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư... và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, công cuộc phòng, chống tham nhũng không ngừng được đẩy mạnh, với nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, các vụ án được xét xử công khai, minh bạch, đúng người đúng tội, được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ.

Trong hơn hai năm qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, khó khăn chồng chất. Đảng và Chính phủ ta đã kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân, bảo đảm công tác an sinh xã hội, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, từng bước đưa xã hội bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới.

Đáng buồn là trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, lợi dụng vị trí, công việc của mình để tham nhũng, trục lợi. Nhiều sự việc nổi cộm khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Kịp thời nắm bắt các diễn biến mới nảy sinh, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để chấn chỉnh, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Đặc biệt những tội phạm liên quan đến dịch bệnh được chỉ đạo xử lý nhanh, kiên quyết, dứt điểm để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Tại cuộc họp báo chiều 7/3, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết, hiện nay đối với tội phạm lợi dụng công tác phòng, chống dịch Covid-19, Công an thành phố phát hiện, điều tra rất nhiều vụ việc, chủ yếu trong hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi; trục lợi thông qua tiêm vắc-xin, vật tư y tế, thuốc men trong phòng, chống dịch; vi phạm đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị vật tư y tế và đưa - nhận hối lộ... Các vụ việc đã được xử lý kịp thời, hiện hầu hết các vụ án này đã được chuyển hồ sơ qua viện kiểm sát và tòa án.

Trước đó, theo thông tin tại cuộc họp báo ngày 20/1, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức để thông báo kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì trong năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020); Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020)...

Thông tin tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng cho thấy từ phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cụ thể trong năm 2021, cơ quan bảo vệ pháp luật trên cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ án/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.

Đặc biệt, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang...

Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Những con số đó đã phần nào tỏ rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta với nhiều biện pháp đồng bộ, sát hợp tình hình thực tiễn. Những vụ án lớn, trọng điểm trong thời gian qua được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đã thể hiện rõ điều đó.

Tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, lấy cắp/ăn cắp của công, của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là cá nhân có chức quyền, mà còn là hành vi của ổ nhóm, đường dây với sự tham gia của người có quyền, có “ô dù” bao che. Đáng buồn và hết sức căm phẫn là việc phòng, chống tham nhũng đã được triển khai quyết liệt, đạt nhiều kết quả rõ rệt song tệ trạng này vẫn diễn ra hết sức rộng rãi, tinh vi, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế-xã hội, khiến người dân có thể suy giảm, xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo mối nguy hại tới sự tồn vong của chế độ, cản trở sự phát triển đất nước.

Nguyên nhân tham nhũng thì có nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan, được chỉ ra từ lâu. Đảng, Chính phủ đã quyết liệt tìm các giải pháp để phòng, chống song vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, xử lý kịp thời, quyết liệt, không né tránh, nể nang để ung nhọt không thể tàn phá “cơ thể đất nước”, khiến người dân chịu thiệt hại to lớn cả về vật chất, tinh thần. Tiếp tục phòng, chống đại dịch Covid-19 và triển khai nhiều dự án phát triển, thì phòng, chống tham nhũng càng phải được chú trọng với quyết tâm mạnh mẽ, không ngừng, không nghỉ, không vì bất kỳ lý do nào mà chùng xuống, không xử lý.

Có như thế mới góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng. Tập trung vào việc chống lại sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, đó là cái gốc. Nếu phẩm chất tốt, tư tưởng vững, đạo đức đứng đắn thì sẽ không tham nhũng. Để xảy ra tham nhũng có vấn đề về cơ chế, về chế độ chính sách nhưng cơ bản là do yếu tố con người. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cần tập trung vào phẩm chất đạo đức con người”.

Cần nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước luôn quyết liệt phòng, chống tham nhũng, và xác định công cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” là liên tục, không khoan nhượng. Bước ngoặt trong công tác này phải kể đến đó là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (tháng 2/2013), đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII (tháng 1/2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhưng, “ung nhọt” vẫn còn, và luôn âm ỉ chờ ngày phát tác, gây bệnh, tàn phá cơ thể đất nước. Vậy nên, các “lỗ hổng” về thể chế cần được tiếp tục phát hiện và xử lý, từ đó dần thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để mọi cán bộ “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần, không muốn tham nhũng”. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Có như thế, chúng ta mới có thể “nhốt quyền lực” vào trong cái “lồng cơ chế” là kỷ luật của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Và trong cuộc chiến gian khổ, trường kỳ này không có chỗ cho sự buông lơi, thiếu ý chí, quyết tâm, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”. Có quyết tâm, quyết liệt, triệt để trên tinh thần thượng tôn pháp luật mới không để dẫn đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển lành mạnh, công bằng, vững chắc của đất nước.

Nguồn: Báo QĐND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...