Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động.
Họ nêu ra các vấn đề rằng,
“nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với
Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn
giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là
bước thụt lùi về tự do tôn giáo”.
Đồng thời họ còn cho rằng,
Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo cáo về
tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại
giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn
giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều
tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn
giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục
bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”.
Các đối tượng còn tuyên
truyền, chỉ trích, vu cáo “chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái
tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo
đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em
những người theo đạo đến trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối
với việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với
Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt
Nam chấp thuận).
Trong
vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo, các đối tượng vu cáo “chính quyền hạn chế một
cách “độc đoán” về số lượng sinh viên được phép đào tạo thành linh mục”.
Một số tổ chức, cá nhân
trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có tư tưởng
cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn
Văn Lý (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),... để hậu
thuẫn, kích động, hỗ trợ cho số này tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật.
Khi những đối tượng này
có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), họ
thường có phản ứng quyết liệt để bênh vực, bảo vệ họ như: Phản đối, lên án ta
đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù
nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.
Quản
lý Nhà nước về tôn giáo là yêu cầu khách quan
Thực tế cho thấy, không
thể có quyền tự do tôn giáo tuyệt đối. Xét về bản chất, tôn giáo là một tổ chức
tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ, được sắp xếp theo cơ cấu nhất
định. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý,
giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, các tôn giáo phải
chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật. Việc ban
hành các văn bản pháp luật để tiến hành quản lý nhà nước đối với các tôn giáo
là nhu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia trên thế giới
Tôn
trọng tôn giáo, tín ngưỡng và bảo đảm trên thực tế
Tại Việt Nam, quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách về tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là
bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật”...
Thể chế hóa các quan điểm
của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số
162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo...
Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Điều 24, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật”.
Thực tiễn tại Việt Nam
cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với sự mở cửa, phát triển của đất nước,
tôn giáo ở Việt Nam có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn. Lợi dụng
tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của
những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực
tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân;
nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp
luật./.