Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

Lại giở bài “tâm thư”, “thỉnh nguyện” trước phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm

Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân.

TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) vào ngày 8/3. Tuy nhiên, trước khi diễn ra phiên tòa, một số đài báo nước ngoài, những kẻ giả danh dân chủ đã hô hào, kích động dư luận với âm mưu lợi dụng vấn đề này để làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp; xuyên tạc bản chất vụ án hòng thay trắng đổi đen, quy kết, đổ lỗi cho chính quyền, tìm cách bảo vệ, bao che cho những kẻ phạm tội. 

Vụ án xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội diễn ra bắt nguồn từ tranh chấp đất đai vốn quy hoạch làm sân bay Miếu Môn, phục vụ mục đích quốc phòng. Mặc dù biết rõ đất đồng Sênh ở xã Đồng Tâm là đất quốc phòng nhưng từ năm 2013, các đối tượng xấu đã thành lập “Tổ Đồng thuận” với mục đích chiếm dụng đất công trở thành tài sản riêng của cá nhân. 

Từ năm 2017 đến đầu năm 2020, “Tổ Đồng thuận” kích động, lôi kéo một số người dân gây mâu thuẫn, chống đối, bắt giữ người trái pháp luật. Để thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng ở Đồng Tâm đã nhiều lần tổ chức họp, quay video kêu gọi chống đối, tuyên bố nếu Công an về Đồng Tâm sẽ giết 300 - 500 người; bàn nhau mua lựu đạn và xăng, làm 85 chai bom xăng, chế ra nhiều ống sắt và chuẩn bị gạch, đá để chống đối lực lượng thực thi pháp luật. 

Ngày 9/1/2020, Công an triển khai lực lượng đến gần thôn Hoành nhằm bảo vệ mục tiêu theo kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn. Tuy nhiên, các đối tượng chống đối đã đánh kẻng, bắn pháo sáng để báo động; dùng gạch, đá, bom xăng ném về phía lực lượng Công an. Công an nhiều lần phát loa kêu gọi các đối tượng dừng hành vi chống đối nhưng các đối tượng vẫn ngoan cố, tiếp tục chống trả lực lượng Công an. Hậu quả khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an thiệt mạng do rơi xuống hố kỹ thuật và bị đối tượng Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh phóng hỏa đốt. 

Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, sau nhiều ngày tiến hành xét xử, đến ngày 14/9/2020, TAND Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo. Trong đó, tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức về tội "Giết người" sau khi xác định rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ. 

Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, dư luận xã hội đều đồng tình, ủng hộ bản án nghiêm khắc dành cho những kẻ coi thường kỷ cương, phép nước, giết người, chống người thi hành công vụ. Nhưng vẫn còn một số đối tượng đã lợi dụng vụ việc này để tuyên truyền xuyên tạc sự thật hòng lật lại bản án, bênh vực cho những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm. Trước khi diễn ra phiên xét xử phúc thẩm ngày 8/3, một số cá nhân, tổ chức bên ngoài đã lợi dụng sự kiện này để thực hiện mục đích chống phá. 

Cụ thể: Ở bên ngoài, một số cá nhân, tổ chức phản động lưu vong đã lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc bản chất vụ việc, quy chụp theo hướng “Công an, chính quyền đàn áp người dân Đồng Tâm”, từ đó chúng ra sức bảo vệ cho những đối tượng chống đối, coi đó là những “người hùng” dám đứng lên đấu tranh cho bất công trong xã hội. Liên tiếp trong thời gian sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc đến khi có quyết định mở phiên tòa phúc thẩm, các đài báo như RFA Việt ngữ, BBC tiếng Việt, RFI, VOA tiếng Việt… thường xuyên đăng tải các bài viết sai sự thật ở Đồng Tâm, sử dụng tiếng nói của những kẻ chống đối ở trong nước để cổ súy, ủng hộ các bị cáo. 

Mặt khác, những cá nhân, tổ chức phản động lưu vong như tổ chức khủng bố "Việt Tân", "Triều Đại Việt", "Chính phủ Việt Nam lâm thời" đã tiến hành các buổi hội thảo trực tuyến với các cá nhân, hội nhóm xã hội dân sự ở trong nước nhằm thành lập “liên minh” cùng viết “kiến nghị”, “thỉnh nguyện thư” tập hợp các chữ ký của người dân nhằm phản đối bản án sơ thẩm; gửi các kiến nghị lên cơ quan chức năng của chính quyền để đánh bóng tên tuổi, gây "tiếng vang" trong dư luận. 

Nguy hiểm hơn, các cá nhân, tổ chức bên ngoài còn tổ chức vận động hành lang các quan chức, chính khách các nước như Mỹ, Úc, Pháp, Anh… ủng hộ, lên tiếng bênh vực cho kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm, trao “tâm thư”, “kiến nghị” và những hình ảnh phản đối bản án sơ thẩm của những kẻ chống đối trong nước. Âm mưu của chúng nhằm hạ uy tín chính trị Việt Nam trên trường quốc tế, gây trở ngại cho Việt Nam trong ký kết các hiệp định tự do thương mại, đánh thuế cao các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, cản trở Việt Nam trở thành ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2023 - 2025 trong thời gian tới. 

Ở trong nước, sau bản án sơ thẩm, những kẻ vi phạm pháp luật tại Đồng Tâm, một số người giả danh dân chủ Việt đã sử dụng mạng xã hội facebook, blog cá nhân như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Đình Cống… ra sức tuyên truyền xuyên tạc bản án sơ thẩm nhằm bảo vệ những kẻ phạm tội, tẩy chay xét xử phúc thẩm vào ngày 8/3. Âm mưu của chúng là làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tòa án Việt Nam, tạo sự nghi ngờ vào tính nghiêm minh của pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. 

Đặc biệt, một số cá nhân chống đối đang tích cực liên hệ, tìm cách cổ súy, kích động những cá nhân chống phá khác, liên hệ với một số nhóm người nhằm kéo đến phiên tòa xét xử phúc thẩm để gây rối trật tự công cộng. Âm mưu của những kẻ này là sẽ lợi dụng phiên tòa phúc thẩm để gây sức ép, biểu dương lực lượng “đấu tranh cho tự do, công bằng, dân chủ”. Những kẻ này sẽ hưởng ứng bằng việc chụp ảnh, ghi hình tung lên mạng xã hội cá nhân, chia sẻ với đài, báo hải ngoại để xuyên tạc. 

Không chỉ những kẻ lợi dụng dân chủ để chống phá, trong vụ việc ở Đồng Tâm, một số chức sắc trong Công giáo còn bày tỏ quan điểm không đồng tình với bản án sơ thẩm, ủng hộ đấu tranh đòi “Công lý và hòa bình” cho những kẻ vi phạm pháp luật ở Đồng Tâm. Một số linh mục cực đoan tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh thông qua lễ chúa nhật rao giảng, sử dụng mạng xã hội bày tỏ quan điểm trái chiều nhằm kêu gọi ủng hộ, đòi hủy kết quả bản án sơ thẩm, đòi xét xử phúc thẩm phải “thả tự do” cho các bị cáo. 

Nhìn nhận hoạt động chống phá, lợi dụng phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3 tại Đồng Tâm, có thể khẳng định bản chất của những kẻ giả danh dân chủ là triệt để lợi dụng các vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội (vụ việc ở Đồng Tâm là điển hình) để xuyên tạc, làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống thực thi pháp luật, từ đó kích động chống phá Đảng, Nhà nước. 

Chính vì vậy, cần nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn xấu của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng vụ việc tại Đồng Tâm, đặc biệt là phiên tòa xét xử phúc thẩm ngày 8/3 để nâng cao cảnh giác, không tin, nghe theo những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Chiều 11-3, Văn phòng T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với những người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, theo hình thức trực tuyến tại ba điểm cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 

Tham dự Hội nghị, có các đồng chí được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư T.Ư Đảng; Lê Minh Hưng, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh Văn phòng T.Ư; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh Văn phòng T.Ư; các đồng chí lãnh đạo Văn phòng T.Ư; trợ lý, thư ký của các đồng chí lãnh đạo; lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trực thuộc; các Ban Thường vụ Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh cơ quan,... Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh Văn phòng T.Ư chủ trì Hội nghị. 

Sau khi nghe tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội; tiểu sử tóm tắt của từng nhân sự được giới thiệu ứng cử, các cử tri dự Hội nghị, đại diện lãnh đạo Văn phòng T.Ư đã phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử; đồng chí chủ trì Hội nghị kết luận nội dung phát biểu với đối với từng người ứng cử. 

Các ý kiến thống nhất cao và cho rằng, năm đồng chí được giới thiệu ứng cử đều được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và thực tiễn, từng đảm nhiệm nhiều cương vị công tác quan trọng, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao và năng lực công tác tốt. 

Các đồng chí là những cán bộ mẫu mực, luôn hết mình vì nhiệm vụ chung, gần gũi và lắng nghe ý kiến của nhân dân, vì nhân dân phục vụ; có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động của Quốc hội,... 

Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng tiêu biểu về trí tuệ, bản lĩnh và đạo đức lối sống trong sáng; là niềm tin vững chắc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đồng chí đã chỉ đạo quyết liệt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí một cách mạnh mẽ, có hiệu quả. Tại Đại hội XIII của Đảng, đồng chí được tín nhiệm bầu tiếp tục là Tổng Bí thư với số phiếu gần như tuyệt đối. 

Hội nghị đánh giá cao trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất, năng lực công tác và thống nhất cho rằng, năm đồng chí được giới thiệu ứng cử đều xứng đáng là đại biểu Quốc hội khóa XV. 

Thay mặt các đồng chí được giới thiệu ứng cử, phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, việc ra ứng cử đại biểu Quốc hội là một nhiệm vụ của Đảng phân công, vinh dự, nhưng trách nhiệm cũng rất cao. Cử tri luôn kỳ vọng vào các đại biểu Quốc hội và kỳ vọng cao hơn đối với những đại biểu là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. 

Chính vì vậy, những người được giới thiệu ứng cử phải cố gắng, nỗ lực công tác thật tốt và nếu trúng cử càng phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn nữa. Là đại biểu Quốc hội sẽ phải làm việc nhiều hơn, như tiếp xúc cử tri, họp Quốc hội,… Mong cán bộ, anh em trong cơ quan cùng chia sẻ, tạo điều kiện để cùng nhau hoàn thành tốt mọi công việc được giao,...

 Hội nghị tiến hành biểu quyết lần lượt từng nhân sự được giới thiệu ứng cử. Kết quả, cả năm đồng chí đều đạt tỷ lệ 100%.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...