Thứ Ba, 14 tháng 6, 2022

Giữ vững mạch sống, “linh hồn” của Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Cội nguồn hàng đầu làm nên sức mạnh, sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta trong gần 8 thập niên qua là do sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của QĐND Việt Nam. Vì vậy, việc thấm nhuần và thực hiện mục tiêu, lý tưởng “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” phải được xác định là mạch sống và “linh hồn” của QĐND Việt Nam, là phương châm hành động của mọi cán bộ, chiến sĩ.

Việc cần làm thường xuyên, bất di bất dịch là giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo và kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên quyết phản bác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch. Đánh giá của Đảng ta về nguy cơ: “Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải tuân thủ triệt để cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang là: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với QĐND, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh”. Bởi vì, có Đảng lãnh đạo mới có đường lối đúng, mới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Đối với LLVT thì còn Đảng là còn tất cả; nếu Đảng ta không còn giữ quyền lãnh đạo xã hội, giữ quyền lãnh đạo LLVT thì sẽ mất chế độ XHCN.

Để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch làm biến chất về chính trị Quân đội ta, cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhiều lực lượng xã hội. Trong đó, cần phát huy vai trò chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương, Ban chỉ đạo 35, cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đối với các cấp ủy đảng trực thuộc, thường xuyên nắm chắc và nhận diện đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm vô hiệu hóa Quân đội ta về chính trị.

Nâng cao tính khoa học trong tổ chức hoạt động đấu tranh làm thất bại luận điểm sai trái “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của các thế lực thù địch. Về lý luận, phải chỉ rõ quân đội ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất cứ quân đội nào cũng mang bản chất và phục vụ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của giai cấp sinh ra.

Công khai bản chất giai cấp công nhân của LLVT cách mạng, V.I.Lênin đề ra nguyên tắc xây dựng Hồng quân và Công an Xô viết là phải đặt dưới sự lãnh đạo, phải thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Bolshevik Nga (Đảng Cộng sản Liên xô). Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngay từ năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt” của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”.

Vì thế, trong suốt quá trình tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục Quân đội ta, Người luôn nhắc nhở: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”; do đó, “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân”. Đảng ta đã nhấn mạnh rằng: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”.

Các thế lực thù địch sử dụng đòn đánh nguy hiểm làm suy yếu nội bộ Quân đội ta về chính trị thì chúng ta phải có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, mà trực tiếp là giáo dục sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta. Nội dung giáo dục chính trị nói chung, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta nói riêng ở mỗi đơn vị phải phù hợp với mỗi đối tượng quân nhân, bảo đảm những nội hàm của mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong mỗi giai đoạn cụ thể, đặc biệt bám sát tinh thần mới mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác quản lý chính trị nội bộ, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Chú trọng công tác dân vận, kết hợp với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phản bác, vạch trần các luận điểm sai trái, phản động trên lĩnh vực tư tưởng chính trị.

QĐND Việt Nam nguyện mãi mãi là lực lượng chính trị trung thành với mục tiêu, lý tưởng “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, không có một thế lực thù địch nào có thể làm thay đổi bản chất, mục tiêu chính trị của QĐND Việt Nam-một quân đội "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội ta nỗ lực phấn đấu thực sự là đội quân chiến đấu tinh nhuệ, lực lượng chính trị tin cậy cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, vì "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ nhà giáo quân đội


Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội là lực lượng quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội và đất nước.

Những năm qua, đội ngũ này luôn đi đầu, lan tỏa phong trào học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH), nâng cao trình độ về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần quan trọng xây dựng, gìn giữ, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng như xây dựng đội ngũ nhà giáo. Người khẳng định: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa...”.

Thấm nhuần tư tưởng của Người, ngành giáo dục nói chung, những người làm công tác giáo dục trong quân đội nói riêng luôn xác định rõ vị trí, vai trò của mình, không ngừng nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong công tác, thực hiện nhiệm vụ.

Những năm qua, đội ngũ nhà giáo quân đội luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, bồi dưỡng, quy hoạch, từng bước chuẩn hóa. Họ luôn ý thức xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp trồng người; được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng, phương pháp sư phạm giỏi, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trên từng cương vị, chức trách được giao.

Nhiều đồng chí cán bộ, giảng viên khẳng định rõ vai trò chuyên gia đầu ngành trong giảng dạy và NCKH. Đây chính là lực lượng quan trọng góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân cách người quân nhân cách mạng, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ cho đội ngũ học viên quân đội-nguồn cán bộ nòng cốt của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.

Theo tinh thần Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTƯ ngày 29-3-2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác GD&ĐT trong tình hình mới, các học viện, nhà trường quân đội luôn quan tâm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo hướng đồng bộ, bảo đảm về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Tính đến nay, tỷ lệ cán bộ, nhà giáo các trường quân đội có trình độ đại học trở lên đạt trên 94%; trong đó gần 35% có trình độ thạc sĩ, trên 10% nhà giáo quân đội có trình độ tiến sĩ. Nhiều giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) trong quân đội được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và con số này không ngừng tăng theo từng năm, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu về giảng dạy và NCKH trong hệ thống nhà trường quân đội.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ QLGD vẫn còn những bất cập, như: Tỷ lệ nhà giáo có học hàm, học vị chưa đủ so với yêu cầu; một số nhà giáo trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở; số lượng giảng viên đã qua đơn vị ngày càng ít; vẫn còn giáo viên, giảng viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, chưa cập nhật kiến thức, phương pháp mới; việc quy hoạch, phát triển đội ngũ nhà giáo gặp không ít khó khăn...

Bên cạnh đó, những năm gần đây, cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo trong quân đội nói riêng. Một bộ phận giáo viên, giảng viên chưa thực sự say mê với nghề. Vẫn còn giảng viên thiếu tinh thần nghiêm túc, cầu thị trong NCKH, chậm đổi mới phương pháp nghiên cứu, giảng dạy. Từ đó, chất lượng của những “cỗ máy cái” trong một số nhà trường chưa thực sự được nâng cao.

Hiện nay, xu thế đổi mới GD&ĐT ngày càng mạnh mẽ. Cùng với đó, nhiều tri thức mới về khoa học quân sự, vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các nhà giáo quân đội trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng, truyền thụ kinh nghiệm cho học viên.

Do đó, bản thân mỗi nhà giáo quân đội cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm và niềm vinh dự, tự hào khi trực tiếp tham gia đào tạo, xây dựng nhân lực cho quân đội. Từ đó, giảng viên, cán bộ QLGD không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, tích cực tham gia xây dựng, đẩy mạnh phong trào NCKH, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quân sự trong giảng dạy, công tác, phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị.

Với phương châm “giáo dục toàn diện”, nhà giáo là người bồi đắp, truyền thụ kiến thức, hình thành nhân cách người quân nhân cách mạng đối với học viên. Những bài học sâu sắc nhất mà đội ngũ cán bộ tương lai có được chính là sự nêu gương của người thầy. Vì thế, hơn ai hết, đội ngũ nhà giáo phải gương mẫu trong giảng dạy, công tác, sinh hoạt, phát huy cao độ phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, thực sự là tấm gương sáng để học viên noi theo. 

Nỗ lực của bản thân mỗi giảng viên, cán bộ QLGD khi nhận được sự quan tâm của các học viện, nhà trường, của cấp ủy, chỉ huy các cấp sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội và đất nước. Vì thế, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD cần được các học viện, nhà trường và cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm.

Ngoài lựa chọn những học viên giỏi để tạo nguồn, cần có các chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài vào quân đội; lựa chọn cán bộ giỏi ở đơn vị, kinh qua thực tiễn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bổ sung cho các cơ sở đào tạo; tổ chức phối hợp, liên kết với các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội để đào tạo, bồi dưỡng...

Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị, mô hình học cụ phục vụ dạy học sát thực tiễn; tăng cường tổ chức các hội thi, hội thao để cán bộ, giảng viên, giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao trình độ giảng dạy, quản lý và NCKH; có cơ chế, chính sách thúc đẩy các nhà giáo, cán bộ QLGD không ngừng vươn lên trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, bảo đảm "vừa hồng, vừa chuyên" sẽ là nguồn lực quan trọng quyết định hiệu quả công tác GD&ĐT trong quân đội. Thông qua công tác chuyên môn và sự nêu gương của mình, cán bộ, giảng viên các nhà trường trong toàn quân đã khẳng định rõ vai trò "cỗ máy cái" trong đào tạo nhân lực cho quân đội và đất nước, góp phần nuôi dưỡng, phát huy phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ cho cán bộ quân đội ngay từ khi còn là học viên.

Đây là yếu tố then chốt góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Hoa Kỳ nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng

Thứ trưởng thứ nhất Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng, mong muốn nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp.

Trong cuộc tiếp Thứ trưởng thứ nhất Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cảm ơn chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự tiếp đón chu đáo, trọng thị nhân dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ; thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Bộ trưởng chúc mừng Hoa Kỳ đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, qua đó khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực. 

Thứ trưởng Wendy Sherman khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng, mong muốn nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp. Bà Sherman đánh giá chuyến thăm, làm việc tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thu được nhiều kết quả thực chất, tạo động lực cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư.

Bà Sherman bày tỏ nhất trí về việc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ có những hệ quả tích cực cả về song phương và đa phương; vui mừng khi lợi ích và chính sách của Hoa Kỳ và ASEAN có nhiều điểm tương thích; khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng, có trách nhiệm với châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với các nước thành viên ASEAN để khai thác hiệu quả dư địa trong quan hệ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Wendy Sherman trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực song phương như trao đổi đoàn cấp cao, phòng, chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch, trao đổi thương mại-đầu tư, khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề đất xây dựng trụ sở cơ quan đại diện…

Hai bên cũng thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như các sáng kiến kết nối tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vấn đề Biển Đông, phát triển bền vững và tăng cường hợp tác giáo dục tại tiểu vùng Mê Công, tình hình Nga-Ukraine…

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng đã có buổi làm việc với Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman. Tiếp nối thành công chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị bà Sherman phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục trao đổi, chia sẻ thông tin với Việt Nam về các sáng kiến khu vực. Thứ trưởng cũng đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong khắc phục hậu quả chiến tranh, chuyển đổi năng lượng sạch…

Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman bày tỏ vui mừng khi hai bên từng bước nối lại các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, trao đổi đoàn sau dịch Covid-19. Bà Sherman khẳng định Hoa Kỳ và các nước sẵn sàng hỗ trợ về nguồn lực, tài chính, công nghệ, kỹ thuật… để Việt Nam thực hiện thành công các cam kết tại COP26, các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh; công bố bổ sung ngân sách 19 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mìn tại Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có Biển Đông, tình hình Nga-Ukraine. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia, cũng như việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là các cơ chế của ASEAN và hợp tác tiểu vùng Mê Công.

Nguồn: Báo ND

Hoa Kỳ nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng

Thứ trưởng thứ nhất Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng, mong muốn nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp.

Trong cuộc tiếp Thứ trưởng thứ nhất Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cảm ơn chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự tiếp đón chu đáo, trọng thị nhân dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ; thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Bộ trưởng chúc mừng Hoa Kỳ đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, qua đó khẳng định cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tăng cường hợp tác và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực. 

Thứ trưởng Wendy Sherman khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nhất quán ủng hộ một Việt Nam giàu mạnh và thịnh vượng, mong muốn nâng tầm quan hệ khi điều kiện phù hợp. Bà Sherman đánh giá chuyến thăm, làm việc tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thu được nhiều kết quả thực chất, tạo động lực cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, đầu tư.

Bà Sherman bày tỏ nhất trí về việc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ có những hệ quả tích cực cả về song phương và đa phương; vui mừng khi lợi ích và chính sách của Hoa Kỳ và ASEAN có nhiều điểm tương thích; khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng, có trách nhiệm với châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với các nước thành viên ASEAN để khai thác hiệu quả dư địa trong quan hệ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Wendy Sherman trao đổi về các biện pháp cụ thể thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực song phương như trao đổi đoàn cấp cao, phòng, chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch, trao đổi thương mại-đầu tư, khắc phục hậu quả chiến tranh, vấn đề đất xây dựng trụ sở cơ quan đại diện…

Hai bên cũng thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như các sáng kiến kết nối tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vấn đề Biển Đông, phát triển bền vững và tăng cường hợp tác giáo dục tại tiểu vùng Mê Công, tình hình Nga-Ukraine…

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng đã có buổi làm việc với Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman. Tiếp nối thành công chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị bà Sherman phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục trao đổi, chia sẻ thông tin với Việt Nam về các sáng kiến khu vực. Thứ trưởng cũng đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong khắc phục hậu quả chiến tranh, chuyển đổi năng lượng sạch…

Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman bày tỏ vui mừng khi hai bên từng bước nối lại các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, trao đổi đoàn sau dịch Covid-19. Bà Sherman khẳng định Hoa Kỳ và các nước sẵn sàng hỗ trợ về nguồn lực, tài chính, công nghệ, kỹ thuật… để Việt Nam thực hiện thành công các cam kết tại COP26, các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh; công bố bổ sung ngân sách 19 triệu USD cho các hoạt động rà phá bom mìn tại Việt Nam.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có Biển Đông, tình hình Nga-Ukraine. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia, cũng như việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là các cơ chế của ASEAN và hợp tác tiểu vùng Mê Công.

Nguồn: báo ND

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...