Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017
LẠI THÊM MỘT CÁI NHÌN SAI
TRÁI
VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
Nguyên
Mạnh
Vừa rồi, tình cờ tôi đọc được một bài viết với nhan đề
“Bàn về điều mà CSVN “gọi là” tư tưởng Hồ Chí Minh sự thực? hay sản phẩm của
dối trá, lường gạt, bịp bợm?” của tác giả Nguyễn Lương Tuyền nói về tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam. Là một độc giả quan tâm tới vấn đề này, tôi muốn trao đổi
với tác giả một số vấn đề sau:
Tác giả khẳng định
rằng, Hồ Chí Minh không phải một nhà tư tưởng. Điều này không có gì mới, là
luận điệu của những người thiếu hiểu biết, hay cố tình thiếu hiểu biết vẫn vốn
thường rêu rao. Để khẳng định điều này, chúng ta phải xem thế nào là nhà tư
tưởng. Quan niệm về nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây là không giống
nhau và cũng không giống với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo
V.I.Lênin, một người được gọi là nhà tư tưởng khi họ có sự chuẩn bị đầy đủ về
mặt lý luận, có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường của phong trào quần chúng; có
được tầm mắt chính trị rộng lớn để giải quyết thành công mọi vấn đề chiến lược
và sách lược của cách mạng; có tài ba tổ chức để sáng lập một chính đảng cách
mạng có sức chiến đấu mạnh mẽ; có một nghị lực cách mạng phi thường, vượt qua
mọi trở lực, khó khăn để thực hiện tư tưởng của mình. Nếu đem đối chiếu với
quan niệm truyền thống, hiểu nhà tư tưởng là những người hay suy tư, luôn trầm
mặc tư tưởng, chỉ đề xuất ý tưởng mà không hành động, để lại những tác phẩm và
đôi khi nó chẳng có tác động gì lớn đối với cuộc sống, thì quan niệm của
V.I.Lênin có khác. Nhà tư tưởng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, phải thống nhất
được ý chí và hành động, lý luận và thực tiễn, phải biết sử dụng được các lực
lượng vật chất để thực hiện tư tưởng của mình.
Như vậy, dù ông Tuyền
có ủng hộ quan điểm truyền thống thì cũng không thể phủ nhận được quan điểm của V.I.Lênin về nhà
tư tưởng, bởi quan điểm của V.I.Lênin bao quát hơn và sâu sắc hơn. Hồ Chí Minh
là một nhà tư tưởng, mà ở đó lý luận luôn gắn với thực tiễn, nhận thức thế giới
luôn gắn với cải tạo thế giới, không phải thuyết giáo suông!
Trên thực tế, trải qua
một quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Tư tưởng Hồ
Chí Minh
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào
điều kiện cụ thể Việt Nam; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc
gắn liền vớichủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì
dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát
triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; về
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, cán bộ, đảng viên “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân”...
Và trong bài viết của
mình, khi xét về khái niệm tư tưởng, tác giả cũng thừa nhận những quan điểm
trên là của Hồ Chí Minh. Như thế, xin hỏi tác giả Nguyễn Lương Tuyền rằng: Hồ
Chí Minh có xứng đáng được xem là một nhà tư tưởng hay không?
Không
chỉ vậy, công lao của Hồ Chí Minh đã được dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam
và cả thế giới ghi nhận, tôn vinh. Năm 1987, UNESCO ra nghị quyết về tổ chức kỉ
niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và công nhận Người là anh hùng
giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Công lao của Hồ Chí Minh không chỉ
thể hiện ở việc Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thoát khỏi
ách thống trị của thực dân Pháp, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước
kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược thành công và kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược; mà bằng trí tuệ thiên tài, sự học hỏi nghiên cứu
không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam và thế giới di sản
trí tuệ vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, không chỉ ở Việt
Nam mà trên thế giới hiện nay, rất nhiều nước tôn vinh và đi sâu nghiên cứu di
sản của Người.
Trong bài viết của tác
giả có đề cập tới nhiều luận điểm cho rằng Hồ Chí Minh chỉ sao chép, nói lại
lời của tiền bối đi trước. Tôi chỉ dẫn lại hai nội dung sau. Thứ nhất, cho rằng
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đọc ngày 2 tháng 9
năm 1945 không phải do Hồ Chí Minh soạn thảo mà do thiếu tá người Mỹ Patti
soạn. Trước hết, lí do gì để một thiếu tá Mỹ
soạn tuyên ngôn độc lập cho Việt Nam; tiếp theo, theo một tác giả người Mỹ -
không phải người của Đảng Cộng sản Việt Nam - William J. Duiker, Patti không có
liên quan gì tới tuyên ngôn độc lập của Việt Nam và bản tuyên ngôn đó là do Chủ
tịch Hồ Chí Minh soạn tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, với sự chứng kiến của rất
nhiều người. Vậy có bằng chứng nào, để tác giả chứng tỏ nói rằng, đó không phải
do Hồ Chủ tịch soạn ra thì hãy nêu ra để mọi người được tham khảo. Nhưng xin
tác giả hãy nêu đúng sự thật, đúng lịch sử!
Ngoài ra, tác giả cho
rằng Hồ Chí Minh lãnh đạo hai cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại kẻ thù xâm
lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là cuộc chiến phi nhân đạo, “chỉ có chết chóc tang thương cho người dân, tàn phá đến tận cùng
cho quê hương”, là sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Nếu là một người dân
Việt Nam phải sống trong cảnh mất nước, bị thực dân Pháp đô hộ hoặc chỉ cần có
một chút quan tâm tới lịch sử thì không ai có thể quên được những đau thương
tột cùng mà thực dân, đế quốc đã đem tới cho dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt
Nam trong thế kỷ XIX, XX. Những mất mát, đau thương ấy cả nhân loại lên án, và
ngay chính nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ sau này cũng lên án những cuộc chiến
tranh phi nghĩa của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc gây ra ở Việt Nam. Ấy
vậy mà, có kẻ tự xưng vì tiến bộ, hòa bình, độc lập cho dân tộc vẫn cho rằng
cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là cuộc chiến phi nghĩa. Phải
chăng, theo tác giả, cứ để thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược thống trị, còn nhân dân ta
mãi làm nô lệ của chúng mới là chính nghĩa?
Đọc
bài viết của tác giả, tôi thấy ông đem đến cho mọi người một cách nhìn nhận hằn
học chứ không phải khoa học về Hồ Chí Minh, và có những chỗ là đổi trắng thay
đen chứ không phải là một cách nhìn khách quan. Vậy không hiểu tại sao ông lại
đem quan điểm phi khoa học, phản đạo đức ấy để đầu độc mọi người. Tôi tự hỏi
rằng: có phải Lương tâm của ông đã để rơi xuống chốn Tuyền đài rồi chăng?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...
-
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) và trải qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Cương lĩnh, đường lối, quan ...
-
Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về c...
-
Việt Nam đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh ...