NHẬN DIỆN MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ
HỘI CHÍNH TRỊ
VỀ VIỆC XÉT XỬ VỤ ÁN Ở TẬP
ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
VÀ TỔNG CÔNG TY XÂY LẮP DẦU
KHÍ VIỆT NAM
Trần Trí Nam
Từ ngày 08 tháng 01 đến nay, phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án lớn về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh
tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" xảy ra tại Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN và Tổng Cty xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC đang
diễn ra. Phiên xét xử sơ thẩm vụ án này đã kết thúc vào ngày 22/01/2018. Trong
thời gian diễn ra phiên xử, dư luận nóng
lên từng ngày để dõi theo diễn biến của việc xét xử các bị cáo. Trong đó, phần
tranh luận liên quan đến hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được chú
ý hơn cả. Việc khởi tố, bắt tạm giam và đưa ra xét xử vụ đại án này cho thấy rõ
quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến với vấn nạn tham nhũng,
tiêu cực. Đồng thời, quyết tâm đó của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng chính là thể
hiện mong muốn làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, qua đó củng cố và giữ
vững niềm tin của nhân dân vào kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy
nhiên, lợi dụng vào vấn đề này, không ít các phần tử cơ hội chính trị lại rêu
rao vụ việc xét xử chỉ là sự thanh trừng phe phái, nên hãy rời bỏ Đảng. Và họ
còn cổ súy cho tư tưởng tam quyền phân lập bằng lập luận nếu có tam quyền phân
lập thì tham nhũng khó xảy ra.
Trong số các quan điểm cơ hội chính trị, đáng chú ý là quan
điểm của nhà báo tự do - blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Ông ta cho rằng: "Chúng
ta thấy cả một hệ thống của chính quyền Cộng sản khi các ông ấy ở ngoài thì
tung hô quá trời, nhưng khi bị bắt một cái thì họ đã đưa ra kết luận từ trước
phiên xử rồi. Họ tạo dư luận như thế không công minh.". Và blogger Điếu
Cày đưa ra lời khuyên: "Họ nên tỉnh ngộ đi và nhìn vào đó để rút ra kinh
nghiệm cho bản thân. Hãy nhìn để hiểu mình đang phục vụ cho một cái đảng như
thế nào và hãy rút ra kinh nghiệm, tốt nhất là hãy rời bỏ đảng đó đi"[1].
Từ đó, blogger Điếu Cày lập luận nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam là do chỉ có
một Đảng duy nhất cầm quyền: "Nếu có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
có kiểm soát và có tam quyền phân lập thì tham nhũng này khó có thể nảy nở và nhiều
như thế".
Bên cạnh đó, một bài báo của Reuters ngày 10/1 trích
lời một số người Việt tại Mỹ, nơi có khoảng 1,3 triệu người gốc Việt. Bài của
Reuters nói rằng ít ai tại đây xem phiên tòa là khởi đầu của "thay đổi
thực sự", nhưng cũng ít ai cảm thông cho các bị cáo. Bày tỏ quan điểm về
vụ án đang được xét xử ở Việt Nam, Tuyet Ngoc Dinh, đến Mỹ từ 1989 và sống Louisville,
Kentucky, cho rằng: "Chống tham nhũng là vô nghĩa khi không có hệ thống
cân bằng và kiểm soát." Ông Huu Vo, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia
Liên bang Hoa Kỳ, sống ở Pomona, California, nói: "Khi có tranh chấp chính
trị, họ trở nên yếu hơn."[2]
Vậy
chúng ta nhận diện như thế nào với các quan điểm cơ hội chính trị ở trên? Để
trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần nhận diện ý đồ của các phần tử cơ hội
chính trị ở trên. Đồng thời chúng ta cần thấy rõ việc đưa ra xét xử công khai,
dân chủ và đúng quy trình tố tụng hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Thứ nhất, các quan điểm của các phần tử
cơ hội chính trị hoặc quan điểm đối lập về chính trị nêu trên là hết sức phiến
diện và mang tính quy chụp.
Có
thể khẳng định một cách nhất quán rằng không phải bây giờ, mà trước đó Đảng
Cộng sản Việt Nam đã từng kỷ luật 3 cán bộ là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng đây
là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng, một cá nhân từng giữ chức Ủy viên Bộ
Chính trị bị khởi tố, bắt tạm giam và đưa ra xét xử công khai theo đúng quy
định pháp luật. Điều này cho thấy kỷ luật Đảng là hết sức nghiêm túc và pháp
luật ở Việt Nam là nghiêm minh, không có vùng cấm. Tuy vậy, các quan điểm cơ
hội chính trị nêu trên xuất phát từ động cơ chính trị và quan điểm đối lập nên
cách đánh giá của họ rất thiếu khách quan khi cho việc xét xử Ông Thăng và các
đồng phạm chỉ là hình thức, còn kết luận đã được ấn định từ trước. Rõ ràng, đây
là lập luận hết sức phiến diện. Bởi vì, phiên xử ông Thăng và các đồng
phạm đang diễn ra và đến 21/01/2018 mới kết thúc và phiên xử hoàn toàn công
khai, minh bạch, dân chủ theo đúng trình tự pháp lý, được đông đảo dư luận cả
trong nước và quốc tế quan tâm, đánh giá rất cao. Trong phiên xử, tất cả các bị
cáo đều được quyền phản biện bản luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân, cũng như
được quyền nhờ Luật sư biện hộ. Diễn biến của phiên xử thể hiện tính nghiêm
minh của pháp luật và cả sự khoan hồng, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa
với các bị cáo thật sự ăn năn, hối cải, biết nhận ra trách nhiệm, sai phạm và
chịu trách nhiệm về sai phạm. Chính vì vậy, việc cho phiên xử chỉ là hình thức,
còn kết luận được đưa ra từ trước là hết sức vô lý, đi ngược lại với nguyên tắc
pháp lý ở Việt Nam là Tòa án độc lập trong xét xử. Và các quan điểm trên còn cổ
súy cho các tư tưởng cực đoan đề cao giá trị phương Tây, kích động và gây chia
rẽ khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam. Và mục tiêu chính của họ chính là làm
mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, việc đưa ra xét xử đại án ở Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam thể hiện quyết tâm chính trị cao độ của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.
Việc
ông Thăng và các đồng phạm bị khởi tố hình sự thêm một lần chứng minh, khẳng
định ý chí quyết tâm và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc ngăn chặn, đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, mang
lại niềm tin cho nhân dân. Đặc biệt, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đang được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình, bước
đi thích hợp và cách làm bài bản, thận trọng. Nhất là từ khi Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo, thì công tác phòng, chống tham nhũng đã được triển khai trên diện rộng
và có trọng tâm, trọng điểm, bước đầu thu được những kết quả rất quan trọng:
Nhiều vụ án lớn về kinh tế, ngân hàng đã được điều tra, khởi tố và xét xử công
khai, công bằng, khách quan, được dư luận đồng tình ủng hộ. Đáng chú ý, điểm
đáng nói nhất trong “cuộc chiến” phòng, chống tham nhũng do Đảng Cộng sản Việt
Nam chỉ đạo thực hiện lần này, là không có vùng cấm, không bị bất cứ sức ép và
sự can thiệp nào. Khoản 1, Điều 2 (Nguyên tắc xử lý kỷ luật), Quy định 102-QĐ/TW
ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khóa XII Về
xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng
trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật
của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”. Điều này
càng chứng tỏ tinh thần “thép” và bản lĩnh vững vàng của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thực hiện nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhạy cảm như phòng, chống tham
nhũng. Vì thế, các luận điệu ở trên cho đây là sự thanh trừng phe phái là hoàn toàn
cực đoan và quy chụp.
Thứ ba, các quan điểm trên vin vào thể
chế chính trị ở Việt Nam chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền là nguyên nhân tham
nhũng phát triển là sự phi lý và áp đặt.
Chúng
ta biết rằng, lịch sử phát triển của nhân loại đến nay tồn tại nhiều hình thức
chính thể khác nhau. Trong mỗi hình thức chính thể đều có những ưu, khuyết điểm
và lựa chọn hình thức chính thể nào, đặt niềm tin vào đảng chính trị nào là
quyền của mỗi người dân trong từng quốc gia, dân tộc. Và ở các nước phương Tây
lựa chọn tổ chức quyền lực nhà nước theo thuyết “Tam quyền phân lập” để tạo sự
kiềm chế, đối trọng giữa các nhánh trong quyền lực nhà nước. Tuy vậy, không
phải cứ theo thuyết đó mà nền chính trị trong sạch, không có tham nhũng. Bởi
lẽ, tham nhũng là căn bệnh cố hữu với mọi nền kinh tế, với mọi thể chế chính
trị. Ngay ở Mỹ, hàng năm đều có các vụ việc tham nhũng bị điều tra, xét xử.
Với
Việt Nam, lựa chọn hình thức chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là khát vọng
và nhu cầu của mọi người dân Việt Nam. Và nguyện vọng đó của nhân dân Việt Nam
chỉ có được sau hàng mấy chục năm tranh đấu thoát khỏi thân phận nô lệ mà chế
độ thực dân áp đặt. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam chính
là kiến trúc sư cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cơ chế tổ chức quyền lực
nhà nước ở Việt Nam được nhân dân Việt Nam quyết định và được thể chế bằng Hiến
pháp, pháp luật. Hơn 72 năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định được
vị thế, vai trò mà không một lực lượng nào có thể thay thế được. Vì vậy, các
quan điểm đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam là không phù hợp
với lịch sử, cũng như nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và hoàn toàn trái với
quy định trong Hiến pháp, pháp luật ở Việt Nam.
Từ
cách nhận diện đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng, các quan điểm của các phần
tử cơ hội về chính trị, lợi dụng danh nghĩa nhà báo tự do, hoặc đại diện cho
người Việt Nam ở nước ngoài vin vào việc xét xử Ông Đinh La Thăng và các đồng
phạm để rêu rao, xuyên tạc thể chế chính trị, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà
nước Việt Nam là hết sức phi lý, trắng trợn, xuyên tạc bóp méo vấn đề,… Điều
đó, hoàn toàn đi ngược lại với bản chất sự việc, cũng như thực tiễn ở Việt Nam
hơn 70 năm qua. Qua sự việc này, chúng ta cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá
khách quan đúng bản chất sự việc, từ đó thêm phấn khởi, tin tưởng vào quyết tâm
chính trị của Đảng, Nhà nước ta để làm trong sạch bộ máy, đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ trong đổi mới và hội nhập quốc tế./.