Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

SỰ THẬT SAU LỚP ÁO NGỤY TRANG


Lấy danh nghĩa đấu tranh đòi dân chủ, tiến bộ, vì nhân quyền, tự do, vì một xã hội văn minh, không ít đối tượng đã khoác vỏ bọc ngụy trang để thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước. Khi tấm áo “xã hội dân sự” được rũ bỏ, họ buộc phải hiện hình.

Điển hình nhất trong các hội nhóm tự xưng, tự hoạt động trái pháp luật với chiêu bài xã hội dân sự (XHDS) là Hội Nhà báo độc lập do Phạm Chí Dũng đứng đầu. Danh xưng hoạt động vì XHDS, vì sự tiến bộ đất nước, song bản chất của tổ chức này lại làm điều ngược lại.

Ngày 21-11-2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (53 tuổi, quê quán tỉnh Đồng Tháp, thường trú tại P.1, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, bị can Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, ngày 4-7-2014, Phạm Chí Dũng (Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - IJAVN) ra “Tuyên bố thành lập IJAVN” với số lượng ban đầu hàng chục thành viên, nội dung điều lệ hoạt động của hội thể hiện rõ quan điểm là tổ chức XHDS... Việc ra tuyên bố nói trên và hoạt động của IJAVN là trái với quy định của luật pháp. Ngoài ra, IJAVN còn vi phạm pháp luật về lập, quản lý tên miền “Việt Nam thời báo” không đăng ký, xin phép cơ quan chức năng theo quy định tại Nghị định 72/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặc dù không được pháp luật công nhận nhưng IJAVN vẫn đề ra điều lệ, nguyên tắc sinh hoạt, tiêu chuẩn hội viên, ban điều hành, cơ cấu tổ chức, các chi hội, ban chuyên môn... IJAVN ra tuyên bố vào hội là không phân biệt quan điểm chính trị, giữ quan điểm làm báo ôn hòa, sự thật và khách quan về chính trị và xã hội nhưng hầu hết các bài viết đều mang màu sắc cá nhân, tư tưởng thù địch; đều có chung quan điểm là chống Đảng, Nhà nước.

Như vậy, cái mà Phạm Chí Dũng vẽ ra về một XHDS tiến bộ chỉ là cái cớ nhằm che đậy hoạt động chống phá đất nước, nhân dân. 

Cũng như Phạm Chí Dũng, các “chân rết” của ông ta cũng thực hiện các hoạt động tương tự, núp bóng XHDS. Cơ quan ANĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” do Phạm Chí Dũng cầm đầu, ngày 18-5-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy.

Bị can Nguyễn Tường Thụy (sinh ngày 5-9-1950 tại Nam Định, trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bắt về tội quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Ngày 23-5, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án.

Khoác áo XHDS, trên mạng, ông Thụy tung ra các bài viết, các luận điệu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, câu kết với các tổ chức chống phá bên ngoài, gây bất ổn cho xã hội. Trước đây ông từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội, tuy nhiên lai lịch của ông thì nhân dân địa phương không lạ. Theo dõi trên Facebook, blog cá nhân của Nguyễn Tường Thụy và website của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” trong những năm qua cho thấy, Nguyễn Tường Thụy đã viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trường hợp khác có thể kể đến là Nguyễn Năng Tĩnh. Tại phiên phúc thẩm vừa qua, các tài liệu, chứng cứ do các cơ quan chức năng điều tra, thu thập một lần nữa đã chứng minh bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ. Bị cáo là người có nhận thức, có hiểu biết nhưng thể hiện sự coi thường pháp luật, có hành vi chống đối Nhà nước trong thời gian dài.

Chống lưng cho những người núp bóng XHDS để hoạt động chống phá Nhà nước là các tổ chức thù địch, phản động, các phần tử cơ hội. Chẳng hạn như khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam bị can Nguyễn Tường Thụy, trên một số trang mạng ngoài nước và Facebook đối tượng chống phá trong nước đã ngay lập tức lan truyền các thông tin thất thiệt, bóp méo bản chất sự việc. Một số đối tượng đến khu vực nhà riêng bị can, quay clip để các trang mạng nước ngoài “tường thuật trực tiếp”, phỏng vấn người nhà, người “chứng kiến” với nội dung vu cáo chính quyền, công an “tra tấn”, “bắt người vô cớ”... Những clip, bài viết này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây nhiễu thông tin.

Các trang mạng thù địch ngoài nước giật những tít như “nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị bắt trong đợt trấn áp của công an”, nói rằng nhà báo Thụy bất ngờ “bị trấn áp” trong hoàn cảnh nhà báo và gia đình không hay biết vì sao bị bắt. Thậm chí, những bài viết này còn đôn thêm các câu từ gây sốc cho người đọc như “bị tra tấn dã man”, “bị xốc nách đi mà không cần lệnh, không cần biên bản”...

Cũng như một số vụ việc gần đây, các đối tượng cố tình gán ghép các chữ “nhà yêu nước”, “đấu tranh vì tự do, dân chủ” để vu cáo “bị bắt vì bày tỏ lòng yêu nước”! Các thông tin này xâu chuỗi một số đối tượng phạm pháp bị bắt gần đây rồi xuyên tạc rằng đang có đợt trấn áp, bắt người “bất đồng chính kiến” trước Đại hội Đảng, từ đó suy diễn những vấn đề này có liên quan đến “đấu đá chính trị trước đại hội”.

Thực tế, việc khởi tố, bắt giam trong bất cứ vụ án nào, CQĐT đều phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong các vụ án Phạm Chí Dũng và những bị can có liên quan cũng vậy. Không có chuyện Cơ quan An ninh điều tra vô cớ bắt giam, không lệnh, không biên bản, kiểu hỏa mù “bắt bất chấp” như luận điệu các đối tượng tung lên. Cơ quan An ninh điều tra đã thông tin rõ: Bị can Nguyễn Tường Thụy bị bắt về tội quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Về thủ tục tố tụng, các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án. Như vậy, không hề có việc mập mờ, bắt giữ vô cớ như các trang mạng xấu rêu rao.

Theo GS, TS Bùi Quảng Bạ, tuy có nhiều cách tiếp cận nhìn nhận, đánh giá và quan niệm khác nhau về “XHDS” (civil society) tùy thuộc và mỗi giai đoạn lịch sử và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng giai đoạn lịch sử đó, nhưng các quan điểm của các học giả phương Tây đều gặp nhau ở những điểm cốt lõi. Về bản chất, XHDS là xã hội tự lập phi nhà nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư nhân, nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó là sự khác biệt giữa “XHDS” với “xã hội quân sự” hay “xã hội chính trị” (nhà nước) nhưng XHDS có thể được nhà nước hậu thuẫn.

Tuy  nhiên, như đã phân tích trên, các đối tượng chống phá thường núp bóng XHDS để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại sự ổn định của đất nước và mục tiêu cuối cùng là nhằm lật đổ chế độ. Chiêu trò của các tổ chức hoạt động phi pháp này là vờ tung vai trò “phản biện xã hội”, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, hướng lái hoạt động của các tổ chức khoác áo “XHDS” để kích động chống phá. Các đối tượng thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý...

Những người lập ra một số tổ chức mang danh XHDS thường khi bị bắt, xử lý theo luật pháp thì được các thế lực thù địch chụp cái mũ là nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù  nhân lương tâm”. Phương thức hoạt động của họ luôn nêu cao dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo... để lấy cớ khoét sâu vào các vấn đề nội bộ, các vụ việc trong đời sống xã hội, tạo ra các nhân tố gây bất ổn định từ bên trong để kẻ địch bên ngoài lấy cớ can thiệp.

http://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/Su-that-sau-lop-ao-nguy-trang-603727/

 


VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ HÌNH THÀNH “NHÀ NƯỚC MÔNG”


Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, các tổ chức người Mông lưu vong… tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Đặc biệt ở những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa các tỉnh biên giới phía Bắc nổi lên vấn đề tuyên truyền, hoạt động thành lập “nhà nước Mông” tự trị.

Sau năm 2011, mặc dù chính quyền ta đã tập trung trấn áp, bóc dỡ, xử lý, tuy nhiên vấn đề tuyên truyền, hoạt động hình thành “nhà nước Mông” gần đây có xu hướng phức tạp trở lại.

Vấn đề tuyên truyền, thành lập “nhà nước Mông” trên địa bàn các tỉnh vùng cao, đặc biệt tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên manh nha xuất hiện từ những năm 2003, 2004, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn huyện.

Tư tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong dân tộc Mông ở nước ngoài tuyên truyền vào địa bàn thông qua một số đối tượng cốt cán để tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng, hành động trong người Mông.

Từ năm 2005 xuất hiện một số đối tượng cầm đầu tuyên truyền thành lập “nhà nước Mông”, như đối tượng Sùng Vả Mình, Hờ Tủa Mình. Năm 2007, Công an huyện Mường Nhé đã xác minh, điều tra làm rõ và bắt đối tượng Sùng A Sài (SN 1983, là đối tượng cầm đầu, hoạt động tích cực tuyên truyền lập “vương quốc Mông”, có HKTT tại bản Cây Sặt, xã Huổi Lếch). Năm 2009 xuất hiện 2 nhóm tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông” riêng biệt, đó là: Nhóm Vàng A Ía, Thào A Lù, Giàng Pà Tỉnh và nhóm do Tráng A Chớ, Lầu A Lềnh, Hờ A Phùa cầm đầu. Đáng chú ý một bộ phận quần chúng người Mông đã nhẹ dạ, cả tin theo nhóm Tráng A Chớ để tham gia tập luyện võ thuật, quân sự, chuẩn bị cho việc thành lập “nhà nước Mông”.                                 

Đỉnh điểm, năm 2011, nhóm đối tượng Vàng A Ía chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền để cầu nguyện, tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông”, “xưng vua”, lập “vương quốc Mông”. Do ảnh hưởng của những luận điệu trên, trong những ngày đầu tháng 5/2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông… mang chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “Xưng vua - lập vương quốc Mông”.

Các đối tượng cầm đầu chỉ đạo dựng khoảng 300 lều, lán để ở, lập barie, bố trí người canh gác không cho người lạ vào, đã làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp. Một số đối tượng cực đoan, quá khích đã bắt giữ 16 cán bộ quân đội và cấp ủy, chính quyền cơ sở khi đến công tác tại bản...

Các đối tượng trên địa bàn rất manh động, liều lĩnh, nguy hiểm: Chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí, đồng thời móc nối với các đối tượng ở nước ngoài thông báo tình hình, tìm hiểu về hoạt động lập “vương quốc Mông”, đề nghị tài trợ, cử người hướng dẫn hoạt động; lén lút nhóm họp và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc lập “vương quốc Mông”.

Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã phối hợp các đơn vị chức năng tiến hành giải tỏa sự việc tại bản Huổi Khon. Kết quả bắt giữ 127 đối tượng có hành vi cản trở người thi hành công vụ, thu được nhiều quả nổ tự chế, súng kíp, bao đựng thuốc nổ, đạn, súng AK, cung nỏ, dao kiếm, hàng chục tấn lương thực, máy xát, máy phát điện. Sau khi phân loại các đối tượng bị bắt giữ, cơ quan chức năng đã khởi tố, xét xử nhiều đối tượng về hành vi phá rối an ninh.

Sau năm 2011, mặc dù lực lượng chức năng đã đấu tranh, bóc gỡ, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu, cốt cán, tích cực gặp gỡ, giáo dục, vận động, củng cố địa bàn, tuy nhiên những hoạt động tuyên truyền lập “nhà nước Mông” vẫn chưa được giải quyết triệt để và có biểu hiện diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến nay, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được bên ngoài giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối, câu kết với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về Mường Nhé để bàn bạc, thống nhất, nhen nhóm tổ chức hoạt động lập “nhà nước Mông”.

Theo thống kê, cộng đồng người Mông ở Mỹ đã hình thành hơn 160 tổ chức, hội nhóm, ở 25 bang. Điển hình là các tổ chức “Phát triển quốc gia Mông” (H Mong National Development. Inc-HND); “Mặt trận giải phóng thống nhất người Mông” (HMong United Liberation Front)… Các tổ chức này đều tập hợp các phe phái, hội nhóm người Mông, kêu gọi thành lập một “nhà nước Mông”, thông qua Hội người Mông quốc tế, xác định cương lĩnh xây dựng “nhà nước” của dân tộc Mông...

Đây là những tổ chức đứng đằng sau giật dây, hà hơi, tiếp sức, kích động, chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để các hội, nhóm trong người Mông tổ chức các hoạt động, tập hợp lực lượng, chống đối, hiện thực hóa âm mưu thành lập “nhà nước Mông”. Trong thời gian qua, từ hoạt động của cá nhân, nhóm đối tượng, tổ chức lợi dụng vấn đề dân tộc hình thành “nhà nước Mông”, ta có thể thấy âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng tập trung ở một số khía cạnh sau đây:

Một là, trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động người Mông lưu vong triệt để lợi dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc. Họ lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người Mông”, kêu gọi Mỹ, Liên hợp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Các tổ chức phản động người Mông tuy tính chất, hình thức hoạt động khác nhau, tranh giành ảnh hưởng trong cộng đồng người Mông ở Mỹ và trên thế giới nhưng đều có xu hướng dựa vào nước ngoài để lôi kéo, tập hợp lực lượng, thành lập “Nhà nước” của người Mông.

Hai là, lợi dụng vào đặc điểm đồng bào Mông luôn đề cao tính thân tộc, dòng họ, gắn kết cộng đồng. Bản chất của đồng bào là tốt bụng, chất phác, thật thà, suy nghĩ đơn giản, dễ tin...

Với đồng bào, việc mang cùng họ nghĩa là anh em và họ sẵn sàng tin và giúp người cùng họ, cùng dân tộc ngay cả khi mới gặp lần đầu. Vì thế, các đối tượng luôn tận dụng triệt để điều này để xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào cho những âm mưu, ý đồ chống phá.

Các đối tượng tung ra những luận điệu tuyên truyền mang tính chất hoang đường, lợi dụng mê tín dị đoan như: “sắp có họa lớn”, “sắp đến ngày tận thế”... để lừa phỉnh, lôi kéo, làm cho đồng bào vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, thoát kiếp nghèo khó.

Ba là, để dễ tạo niềm tin, các đối tượng triệt để lợi dụng tôn giáo, đưa đạo Tin Lành xâm nhập vào đồng bào Mông. Các đối tượng tuyên truyền “Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ...”, “muốn có vương quốc Mông thì phải đi theo đạo, phải tin theo Chúa”... Đặc biệt các đối tượng tung tin “ngày tận thế” đất sẽ sụp, cháy khắp nơi, mọi người sẽ chết hết. Lúc đó, “đấng cứu thế”, “vua Mông” sẽ xuất hiện ở bản Huổi Khon.

“Những ai đến Huổi Khon sẽ được Chúa cứu giúp; sẽ được cho đất, cho tiền đưa về một nơi sống sung sướng”... Tin theo những điều hoang đường này, năm 2011, nhiều người Mông từ Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, thậm chí là Tây Nguyên đổ bộ về tụ tập tại bản Huổi Khon chờ… Chúa trời đón đi. Từ đó gây tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bốn là, lợi dụng tập quán du canh, du cư, cuộc sống còn nhiều khó khăn của đồng bào Mông để tuyên truyền xuyên tạc. Các đối tượng hứa “sẽ có một cuộc sống no đủ, không làm thì cũng có ăn”... nhiều người đã tin, nghe theo, hoặc vì lợi ích vật chất trước mắt nên làm theo.

Các đối tượng tập trung vào các vấn đề về lịch sử, đất đai, những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách dân tộc để kích động, lôi kéo người Mông biểu tình, bạo loạn, trốn ra nước ngoài, vu cáo Việt Nam đàn áp người Mông; tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước; câu kết, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng nhiều hình thức; triệt để lợi dụng không gian mạng Internet để tiến hành các hoạt động chống phá…

Sự thật là, “ngày tận thế” không đến, trời đất không sụp đổ, chẳng có “ông vua” nào, không có ai được đi về nơi gọi là “miền đất hứa”. Khi người dân về tập trung tại Huổi Khon theo lời xúi giục thì bị các đối tượng không cho ra, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, mặc cho người già ốm đau, bệnh tật, chịu cảnh thiếu ăn. Không có “đấng cứu thế” hay “vua Mông” nào xuất hiện đến cứu như những lời lừa phỉnh.

Thay vào đó, những đối tượng cầm đầu thực hiện âm mưu, thủ đoạn, ảo vọng thành lập “nhà nước Mông” bị bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chỉ có Công an, bộ đội, cán bộ chính quyền, đoàn thể đến giúp đỡ đồng bào về nhà bằng tất cả trách nhiệm, tình thương, đó là minh chứng vạch trần luận điệu xuyên tạc, chống phá của các đối tượng rắp mưu hình thành “nhà nước Mông”.

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Vach-tran-am-muu-thu-doan-loi-dung-van-de-dan-toc-de-hinh-thanh-nha-nuoc-Mong-604439/


CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI XIII LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MỆNH CỦA ĐẢNG VÀ TIỀN ĐỒ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC


(TG) - Công tác cán bộ nói chung, công tác nhân sự trước mỗi kỳ Đại hội Đảng nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan đến sự thành công của đại hội Đảng và công tác lãnh đạo của Đảng; liên quan đến sự sống còn của Đảng, sự phát triển bền vững của Đảng, và đất nước.  

Hơn 90 năm qua, với 12 kỳ đại hội Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến công việc trọng yếu này. Ở từng chặng đường cách mạng, công tác nhân sự của mỗi kỳ Đại hội góp phần quan trọng, mang tính quyết định, tạo nên đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược nói riêng vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi.

Các tầng lớp nhân dân và dư luận đặc biệt quan tâm và luôn đặt ra những câu hỏi: Đảng sẽ lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) như thế nào để tập thể lãnh đạo đó đủ đức và tài, đảm bảo hoàn thành trọng trách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của Đại hội Đảng (chuẩn bị văn kiện và nhân sự Đại hội), song công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội phức tạp và nhạy cảm hơn, vì liên quan trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, uy tín, danh dự và lợi ích của mỗi con người, mỗi cán bộ, đảng viên.

Cũng như thường lệ, cứ trước mỗi thềm Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là những nhiệm kỳ gần đây, luôn có những phần tử xấu, cơ hội, phản động "mượn gió bẻ măng" lan truyền thông tin xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu cán bộ, đảng viên như: thêu dệt về bí mật đời tư, bịa đặt về tình hình sức khỏe, đạo đức, lối sống của cán bộ; bóp méo các thông tin, vu khống các bước của quy trình nhân sự là “đấu đá phe phái”, “lợi ích nhóm”… hòng gây hoang mang, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân, chia rẽ nội bộ, phá hoại công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác nhân sự nói riêng. Trong đó, cũng có người mượn tiếng đòi dân chủ trong công tác nhân sự "đòi cho ứng cử và tranh cử" như một số người mượn danh dân chủ, giả danh dân chủ phát biểu trên mạng xã hội để hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, tìm cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực chất, đó là những người đã "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", xa rời lý tưởng cách mạng, xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

Về công việc trọng yếu này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” đã nhấn mạnh: Công tác nhân sự Đại hội là vô cùng quan trọng, hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề, đòi hỏi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, với quyết tâm, nỗ lực rất lớn; nhất là, phải làm thật sự công tâm, khách quan, khoa học trên tinh thần đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Cụ thể, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, việc giới thiệu nhân sự nói chung phải trên cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu để lựa chọn nhân sự; phải lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác của cán bộ làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc. Đồng thời, trong công tác nhân sự, phải phòng và chống 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; nhất là chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cá nhân để chạy phiếu bầu, cục bộ địa phương, liên kết phe cánh, lợi ích nhóm... của cả người làm công tác nhân sự và người được giới thiệu vào danh sách nhân sự.

Thấm nhuần những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”[1] và “Dân là chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”, vì thế, “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân"[2]…, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Công tác nhân sự của Đảng phải được tiến hành cẩn trọng, để không chỉ lựa chọn đúng, trúng mà còn kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn; đồng thời, cũng không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, uy tín giảm sút, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; nhất là những người đã vi phạm khuyết điểm…

Để có thể chọn được những cán bộ lãnh đạo, nhất là ở cấp chiến lược vừa có đức vừa có tài, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn đã đề ra, thì những cơ quan làm công tác nhân sự và người đề cử, giới thiệu nhân sự phải thật sự phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nhân sự, đi đôi với xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Đặc biệt, trong công tác nhân sự phải chú trọng và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu; tránh cách làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc, nói không đi đôi với làm.

Tại các cấp ủy, phải thống nhất và kiên quyết, phải bằng mọi biện pháp dứt khoát để không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, những người nói một đằng làm một nẻo, những người "ba phải", nhẫn nhục chờ thời, những người luôn "diễn gương" để lấy phiếu bầu chứ không phải thật sự nêu gương, thật sự tài đức. Nhất định phải giới thiệu và bầu cho được những người: 1) Luôn đặt lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn, vất vả, thậm chí hy sinh cả bản thân vì lợi ích chung. 2) “Làm người đày tớ nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân”[3]; những người luôn coi “dân là chủ” và “dân làm chủ”, luôn “mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân”[4]. 3)  Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh cụ thể nào cũng phải “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”; phải “yêu dân”, “kính dân” chứ không để “dân đói”, “dân rét”, “dân dốt”…

CÔNG TÁC GIỚI THIỆU VÀ BẦU CỬ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ

Để làm tốt công tác nhân sự trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, trong những năm qua, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, v.v..., tạo cơ sở pháp lý để thực hiện đúng, nghiêm công tác cán bộ, công tác nhân sự. Cụ thể, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã khẳng định một chủ trương rất mới và tích cực trong việc lựa chọn, bố trí người tài, đức vào các vị trí lãnh đạo. Đó chính là “thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý”; là “quán triệt và nghiêm túc thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu cac tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ"[5] theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Công văn số 13-CV/TW ngày 17/8/2016 về “Xác định tuổi công tác của đảng viên”, lấy ngày, tháng, năm sinh trong hồ sơ kết nạp Đảng của đảng viên làm căn cứ để tính tuổi công tác, từng bước chấm dứt tình trạng “chạy tuổi” đã diễn ra trong nhiều năm qua...

Tiếp đó là các Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về “Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”; Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4/8/2017 về “Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”; Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về “Phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” để thay thế Quyết định số 67-QĐ/TW và Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị khóa X, nhằm đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cán bộ và bổ sung, hoàn thiện quy trình 5 bước khi tiến hành bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ hơn; Quy định số 109-QĐ/TW ngày 3/1/2018, của Ban Bí thư về “Công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Bộ Chính trị về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và Kết luận số 55-KL/TW ngày 15/8/2019 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ, chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng”… đã thể hiện rõ việc lựa chọn nhân sự, bầu cử vào các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị ngày càng đổi mới, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan, có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội.

Thực tế cũng cho thấy việc giới thiệu nhân sự các cấp (từ Đại hội Đảng bộ các cấp đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng) đã được xem xét, cân nhắc và thực hiện theo đúng Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước; trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý. Việc bầu ra cơ quan lãnh đạo các cấp được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo môi trường thực sự dân chủ trong quá trình chuẩn bị nhân sự và trong bầu cử tại đại hội. Đó cũng chính là minh chứng cho thấy trong công tác cán bộ, Đảng không chỉ chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương mà còn luôn tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo, song phải đảm bảo sự cẩn trọng, công tâm của cán bộ, đảng viên và đi liền cùng đó là tăng cường việc kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, so bì, tị nạnh, chạy phiếu… để kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực.

Bầu cử trong Đảng là công tác vô cùng hệ trọng; bảo đảm cho mọi đảng viên thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng để lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào cấp ủy một cách dân chủ, nghiêm túc, đúng Điều lệ, làm cho Đảng thực sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, đoàn kết, kỷ cương, thống nhất cao, trong sạch vững mạnh. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác bầu cử, xem đây là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Nhiều nhiệm kỳ qua, cùng với việc đổi mới các khâu trong công tác cán bộ, công tác bầu cử trong Đảng đã có những đổi mới quan trọng. Các quy định về bầu cử trong Đảng luôn bám sát và tuân thủ đúng Điều lệ, các nghị quyết Đại hội Đảng, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; đồng thời, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác xây dựng Đảng và yêu cầu, mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng.

Thực tế, công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng được thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương; coi trọng chất lượng, hiệu quả trên tinh thần: “Đại hội là dịp để sàng lọc cán bộ chứ không chỉ bàn phương hướng. Ai xứng đáng thì làm, không thì thôi, không sợ thiếu cán bộ” như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh. Lựa chọn cán bộ, chuẩn bị nhân sự là một quy trình chặt chẽ, khoa học, nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự công bằng, trong sáng, khách quan và chế tài để các cơ quan làm công tác nhân sự và người giới thiệu, đề cử nhân sự "tuân thủ" chính là Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014, đảm bảo từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.

Theo đó, các tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo quy chế phù hợp với thẩm quyền. Cụ thể, trên cơ sở tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người có đức và tài, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ để tạo ra một ê kíp, một tập thể cộng sự ăn ý, đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh, để tránh tình trạng "nhìn gà hoá cuốc”, “thấy đỏ tưởng là chín”, "thấy cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong”. Đồng thời, người giới thiệu và người tham gia bầu cử tại Đại hội đều cần phải “có con mắt tinh đời” trong việc đánh giá, lựa chọn để chọn và bầu cho được những người thật sự đủ đức và tài - những “anh hùng đoán giữa trần ai mới già!” như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã lưu ý. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương mà của cả hệ thống chính trị. Đy là nhiệm vụ trọng yếu liên quan đến sự sinh tồn của Đảng và sự phát triển bền vững của quốc gia - dân tộc.

Cụ thể, Quyết định số 244-QĐ/TW tạo cơ sở vững chắc cho công tác bầu cử trong Đảng được triển khai theo đúng nguyên tắc, đúng quy trình; bảo đảm quyền của đảng viên trong bầu cử, ứng cử, cũng như thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong công tác bầu cử. Đây cũng chính là sự cụ thể hóa một bước quan trọng về nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác bầu cử của Đảng; đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, quy định về số dư và danh sách bầu cử. Bên cạnh đó, cũng thể hiện sự phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất của một Đảng cách mạng, chân chính. Đó là dân chủ theo đúng Điều lệ Đảng và kỷ luật Đảng, là tập trung dân chủ chứ không phải dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan như các thế lực phản động bịa đặt, vu khống trên các trang mạng xã hội...

Làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ và sự phát triển bền vững, vững mạnh của đất nước. Vì thế, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân hãy bình tĩnh, tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, tung hỏa mù, giả danh dân chủ để tin tưởng vào những người, những tổ chức có trách nhiệm, được phân công tham gia công tác nhân sự ở các công đoạn, tham gia bầu cử tại Đại hội Đảng bộ các cấp và tại Đại hội XIII của Đảng.

Tựu trung lại, cả hệ thống chính trị và xã hội, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia các công đoạn của công tác nhân sự, các đại biểu dự Đại hội cần phải có trách nhiệm quan sát, theo dõi, động viên, khích lệ để lựa chọn, giới thiệu nhân sự thật chính xác, thật đúng và thật trúng, phòng và tránh hiện tượng: “1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình"[6]. Đồng thời, tiếp tục đòi hỏi các nhân sự đã trúng cử trên các cương vị công tác của mình phải nỗ lực phấn đấu, rèn đức, luyện tài, để và phải xứng đáng với sự lựa chọn, tin yêu và kỳ vọng của Đảng và nhân dân; phải nỗ lực hoạt động, tích cực, sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực công tác, thực sự là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn./.

TS. Văn Thị Thanh Mai


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.289

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.670

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.15, tr.292

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.15, tr.294

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.206

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.296


http://www.tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/cong-tac-nhan-su-dai-hoi-xiii-lien-quan-den-van-menh-cua-dang-va-tien-do-phat-trien-cua-dat-nuoc-128937


BÀI 3: THỰC HIỆN THẮNG LỢI SỨ MỆNH TUYÊN GIÁO “ĐI TRƯỚC, MỞ ĐƯỜNG” (TIẾP THEO VÀ HẾT)


Trong điều kiện mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mang đến nhiều cơ hội, đồng thời đặt ra không ít thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tuyên giáo và công tác tuyên giáo (CTTG).

Làm gì để CTTG “đi trước, mở đường” là bài toán không chỉ của riêng ngành tuyên giáo mà còn thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, trước hết phải nhận diện, tẩy bỏ được những sai lệch, thiển cận trong tư duy, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về vai trò, sứ mệnh của CTTG và công tác tư tưởng (CTTT) trong kỷ nguyên số.

1. Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, dù tuổi đã cao, sức yếu, nhưng niềm trăn trở của vị tướng dạn dày trận mạc và giàu kinh nghiệm tiến hành CTTT lại rất thấm thía và nóng hổi tính thời sự. Rằng nếu như ngày trước, trong những năm tháng chiến tranh, mỗi lời hiệu triệu của Đảng đưa ra ngay lập tức được toàn dân, toàn quân đồng lòng thực hiện, vì mục tiêu chung là đánh thắng kẻ thù xâm lược, thì trong điều kiện hiện nay, trước ảnh hưởng bởi những toan tính lợi ích vật chất đơn thuần và tác động của mặt trái kinh tế thị trường, CTTT gặp không ít khó khăn, vướng mắc nảy sinh, đòi hỏi tìm tòi về những cách làm sáng tạo, khác biệt. Hơn thế, sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số đã hình thành thêm một kiểu xã hội mới-xã hội ảo, tồn tại song song với xã hội hiện thực. Chính điều đó càng đặt ra những khó khăn mới cho CTTT.

Bài 3: Thực hiện thắng lợi sứ mệnh tuyên giáo “đi trước, mở đường” (Tiếp theo và hết)

Ảnh minh họa / Tuyengiao.vn

Trong xã hội ảo lại đang hình thành một kiểu sống mới-kiểu sống ảo. Mỗi ngày, người dân thường bắt đầu và kết thúc bằng những tin nhắn thông báo từ tài khoản Facebook, Zalo, Viber... trên những chiếc điện thoại thông minh. Thậm chí, một bộ phận người dân lại thích sống ảo trong xã hội ảo hơn là xã hội thật. Dù là xã hội ảo, nhưng CTTT bắt buộc phải được tiến hành “thật” trong xã hội ảo-nơi mà các vấn đề về dư luận, tin đồn, tâm lý a dua, thích phán xét, cổ xúy... là những biểu hiện tư tưởng, tâm lý rất khó dự đoán, nhận diện, phân tích, tổng hợp, khống chế, định hướng một cách hiệu quả.

Hơn thế, khi nắm bắt rõ những tác động tiêu cực khách quan của xã hội ảo, thời gian qua, lực lượng thù địch, chống phá không ngừng “biến đổi”, “cách tân” phương thức tác chiến và thủ đoạn chiến tranh tâm lý; đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng với nhiều chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thâm độc; nhất là thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở một bộ phận cán bộ, đảng viên thông qua quá trình khai thác, sử dụng, tương tác mạng xã hội; sử dụng lực lượng này như một loại công cụ đắc lực, chĩa mũi nhọn vào chống phá quyết liệt, hòng mục tiêu gây rối từ bên trong. Bài học từ các vụ việc tụ tập đông người gây rối trật tự an ninh xã hội... ở nhiều tỉnh, thành phố diễn ra vào cùng một thời điểm (năm 2019) đã cho thấy những tác hại khôn lường do âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên được phơi bày trên không gian mạng.

Bởi thế, hơn lúc nào hết, hơn ai hết, ngành tuyên giáo cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chiến lược đi trước, đón đầu về xây dựng con người và phương tiện, trang bị CNTT hiện đại, phục vụ hiệu quả vào hoạt động nghiệp vụ tuyên giáo. Phải nhanh chóng khắc phục, đẩy lùi thực trạng về cán bộ tuyên giáo (CBTG) ở một số nơi chưa thật sự chủ động, hòa nhập, chưa bắt kịp yêu cầu cao về nghiệp vụ tuyên giáo trong kỷ nguyên số. Khắc phục triệt để tình trạng người làm tuyên giáo phải “chạy theo” thông tin trên mạng xã hội một cách thụ động, bị lạc hậu thông tin.

Cùng với đó, CTTT cần phải được tiến hành bình tĩnh, thận trọng và tuyệt đối không chủ quan, buông lỏng. Cần “chà đi xát lại” thông tin trên không gian mạng, bám sát đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để định hướng tư tưởng, dư luận. Phải hết sức thận trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch trắng trợn bịa đặt, hoặc làm lệch lạc thông tin chính thống, đánh lạc hướng dư luận, gây hoang mang, rối bận, nhiễu loạn tư tưởng, dư luận trong dân.

Để hoàn thành sứ mệnh được phó thác, đội ngũ CBTG cần đặt lên hàng đầu việc rèn luyện tư duy chính trị, bản lĩnh chính trị, nhãn quan chính trị; nhận diện và tuyên truyền, vận động cán bộ, quần chúng tỉnh táo, không a dua, “theo đóm ăn tàn”, “chạy theo” dư luận tiêu cực; đồng thời chủ động đấu tranh, khêu gợi, định hướng tư tưởng và dư luận cộng đồng mạng. Cấp ủy đảng các cấp, mọi tổ chức, cá nhân không được phép buông lỏng CTTT; phải đẩy mạnh nắm bắt, giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng toàn xã hội và trên không gian mạng; kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xâm lăng, xâm lấn về hệ tư tưởng, văn hóa ngoại lai, đồi trụy... huy động toàn dân tham gia vào cuộc chiến trên không gian mạng, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

2. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá hàng đầu về sự ổn định chính trị, tư tưởng. Song, CTTT cần phải sớm đổi mới đồng bộ, toàn diện. Trước hết, phải quyết liệt thay đổi tư duy và nhận thức của một số cấp ủy và ngay cả những người làm CTTG; nhất là việc nhận thức thiếu thống nhất về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của CTTG. Thậm chí còn có sự nhầm lẫn giữa CTTG với CTTT; CTTG với cơ quan tuyên giáo. Sự thiếu thống nhất này gây nhiều trở ngại trong nhận thức và thực hiện CTTG cũng như tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng nguồn lực tiến hành CTTG. Cùng với đó, ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng phó thác, khoán trắng CTTT cho ngành tuyên giáo và đội ngũ CBTG. Nhiều cán bộ công tác trong bộ máy chính quyền và tổ chức xã hội ở cơ sở hiện nay vẫn vô tư "đứng ngoài cuộc", chưa nhận thức được trách nhiệm trong tham gia vào CTTG nói chung, công tác vận động, tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho người dân nói riêng.

Những biểu hiện nêu trên là rất nguy hại, cũng chính là mầm mống của “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ và tổ chức. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”. Trong buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương (ngày 1-8-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) cũng yêu cầu cơ quan chức năng phải quyết liệt phát hiện, đẩy lùi tình trạng “khoán trắng” CTTT cho ban tuyên giáo các cấp, mà các cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này.

Nhận thức rõ những tồn tại và bám sát chỉ đạo trên, Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhiều lần thể hiện rõ quan điểm trong các văn bản, thẳng thắn phê bình: Sự phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp chưa thường xuyên, liên tục, có lúc, có nơi thiếu chủ động, chưa chặt chẽ, nên công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa tạo được sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện hiệu quả một số chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nguyên nhân của thực tế này được xác định là do tâm lý xem nhẹ CTTT, mặc định và trông chờ sự chỉ đạo, phối hợp từ phía cơ quan tuyên giáo.

Cùng với đó, một bộ phận không nhỏ nhân dân cho rằng CTTG là của Đảng, của hệ thống chính trị, của cơ quan tuyên giáo, CBTG. Vì vậy, ở nhiều nơi, người dân đã và đang hiện hữu một dạng tâm lý bị động, trông chờ được cán bộ đến tuyên truyền, giáo dục, mà chưa thấy hết trách nhiệm của mình là phải đi vận động những người xung quanh, làm tư tưởng lẫn nhau trong cuộc sống thường nhật; nhắc nhở, tháo gỡ cùng nhau những khuất tất trong suy nghĩ, tâm lý; thông tin tới cơ quan chức năng những nảy sinh tư tưởng, dư luận tiêu cực, tin đồn thất thiệt... Thực tế đó càng đòi hỏi đội ngũ CBTG phải gần dân, sát dân nhiều hơn nữa; cần tuyên truyền, giáo dục và định hướng nhân dân cùng tham gia CTTT, làm sao để mỗi người dân phải thật sự là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng.

3. Thực tiễn cho thấy, CTTT hay CTTG luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng trong các giai đoạn cách mạng, nhất là trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất”.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình đang đặt ngành tuyên giáo và CTTT của Đảng đứng trước “cuộc chiến” gay go, phức tạp, với yêu cầu đòi hỏi cao hơn về trình độ tiến hành, chất lượng đạt được. Điều này đòi hỏi sự huy động nguồn lực đầu tư cho ngành tuyên giáo phải có những điều chỉnh mạnh mẽ, chuyển biến cả về "lượng" và "chất" thì mới có thể giúp ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong điều kiện mới.

Ngay từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (năm 2007), Trung ương đã thẳng thắn chỉ rõ: “Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với CTTT, lý luận chưa đúng tầm trong điều kiện Đảng cầm quyền”. Cho đến nay, dù CTTG đã được chú trọng, nhưng công bằng mà nói, nguồn lực nói chung, ngân sách nói riêng đầu tư chưa đúng mức, đúng tầm và tương xứng để ngành tuyên giáo hoạt động thuận tiện, hiệu quả trong kỷ nguyên số hiện nay và thời gian tới. Đáng ngại hơn là nhận thức của một bộ phận cấp ủy, người đứng đầu về tác hại, nguy hiểm của chiến tranh tâm lý, đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng chưa theo kịp sự phát triển của tình hình, dẫn đến biểu hiện chủ quan, bị động trong đầu tư cho CTTG. Vì vậy, nhất thiết phải có sự thay đổi đồng bộ, từ trên xuống về mặt nhận thức và hành động để dành nguồn lực lớn hơn, kịp thời và đầy đủ hơn cho CTTT của Đảng.

Đặc biệt, với vai trò là nhân tố quyết định chất lượng CTTG và CTTT, nhưng đội ngũ CBTG các cấp, nhất là ở cấp cơ sở thời gian qua chưa được thật sự quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đồng bộ, toàn diện. Thực tế cho thấy, chất lượng đội ngũ CBTG cấp huyện, xã... ở một số nơi còn nhiều hạn chế. Ở không ít địa phương, CBTG cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm hoặc bán chuyên trách. Hơn nữa, từ sau khi thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), với tinh thần tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đội ngũ CBTG ở cấp cơ sở càng thu gọn lại, ít hơn, trong khi CTTG trong thực tiễn và trên không gian mạng càng mở rộng, phức tạp hơn so với trước. Bên cạnh đó, công tác điều động, luân chuyển CBTG còn nhiều bất cập; việc “chiêu hiền đãi sĩ” cho ngành tuyên giáo còn nhiều vướng mắc, rào cản vô hình không dễ giải quyết một sớm, một chiều.

Trước tác động của cuộc CMCN 4.0, yêu cầu phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBTG đang đặt ra cấp thiết, nhất là phải có những chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực này. Để giải quyết vấn đề nêu trên, cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, chất lượng cao cho ngành tuyên giáo, đúng như mong muốn và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBTG để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay; tuyệt đối trung thành, kiên định, vững vàng, biết cách tổ chức công việc, có dũng khí đấu tranh... phải nói được, làm được, thuyết phục được, không để bị mua chuộc bởi các thế lực xấu, thù địch. Phương pháp phải dân chủ, chân thành, không thể gò ép, áp đặt, mệnh lệnh; phải rất tinh tế, đi vào lòng người”.

Ngành tuyên giáo, CBTG phải là lực lượng tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ; xung kích, mở đường để đưa một quốc gia đang phát triển năng động như Việt Nam chủ động đón bắt thời cơ của cuộc CMCN 4.0, phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển. Sớm hiện đại hóa hoạt động trong tất cả lĩnh vực CTTG để đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Với bề dày truyền thống 90 năm, với thực lực đội ngũ sẵn có, cùng nền tảng thành quả to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chắc chắn ngành tuyên giáo sẽ vững vàng vượt qua mọi thách thức, tận dụng nhiều thời cơ, hoàn thành thắng lợi sứ mệnh “đi trước, mở đường”, góp phần đưa dân tộc Việt Nam bước sang một thời kỳ mới, đạt nhiều thành quả cách mạng mới!

https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/bai-3-thuc-hien-thang-loi-su-menh-tuyen-giao-di-truoc-mo-duong-tiep-theo-va-het-629581


CÔNG CỤ ĐEN TRONG TAY NHỮNG “LÁI BUÔN LƯƠNG TÂM”


 “Tù nhân lương tâm” là gì? Đó thực sự là một khái niệm mập mờ! Thế nhưng, có một thực tế rõ ràng mà ai ai cũng phải thừa nhận: Những hành vi chống phá chế độ, làm tổn hại đến lợi ích, an ninh quốc gia cũng như cuộc sống bình thường của nhân dân cần phải bị nghiêm trị, và chắc chắn, không thể lấy cái khái niệm “tù nhân lương tâm” để cổ súy, bảo vệ cho những hành vi như thế.

Chiêu trò mập mờ

Lâu nay, các đối tượng thù địch thường dựa vào khái niệm “tù nhân lương tâm” để thổi phồng vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu dai dẳng là bôi nhọ, vu cáo và chống phá Nhà nước Việt Nam, làm suy giảm lòng tin của nhân dân Việt Nam vào hệ thống chính trị của nước ta. Ví dụ cụ thể có nhiều, mà gần đây nhất là bản thông cáo báo chí đầy ý đồ do Tổ chức “Bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” (Defend the Defenders-DTD) tung ra vào đầu tháng 7 vừa qua.

Thông cáo báo chí của DTD chắc hẳn sẽ khiến những kẻ thường xuyên lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất hả hê. Theo bản thông cáo này, tính đến ngày 30-6-2020, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 276 “tù nhân lương tâm” trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ khác, trong đó có 213 người đã bị kết án, chủ yếu là các tội phạm chính trị và 63 "nhà hoạt động" đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hoặc chờ xét xử. Thông cáo cũng khẳng định chắc mẩm rằng, đó là những blogger, luật sư, nhà hoạt động về quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký bị bắt giữ và kết án “chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa” các quyền được bảo vệ bởi các công ước nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam, như: Quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc niềm tin... Và như để nhân lên niềm tin của người đọc về tính chân thực, công tâm của văn bản này, DTD “bồi” thêm: Danh sách 276 “tù nhân lương tâm” nói trên không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.

Càng nực cười hơn khi DTD cho rằng, sau khi bắt giữ hơn 40 "nhà hoạt động" và blogger, kết án khoảng 40 người bất đồng chính kiến vào năm 2019, Việt Nam tiếp tục trấn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để bảo đảm “sự ổn định xã hội” trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; và rằng, trong khi các nước khác đang tập trung giải quyết những vấn đề do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam dường như lại sử dụng cơ hội này để tăng cường đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến-những người không bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.

Người viết bài này hoàn toàn đồng tình với quan điểm được nêu ra trong bài viết “Ở Việt Nam không có cái gọi là "tù nhân lương tâm” (đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-5-2020), trong đó tác giả khẳng định rằng, ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Một trong những dẫn chính điển hình là Cù Huy Hà Vũ, từ một trí thức biến thành đối tượng có tư tưởng và hành động chống đối Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng, kêu gọi nước ngoài can thiệp...

Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới, rất nhiều cá nhân đã bị bắt giữ, thậm chí bị đem ra xét xử và phạt tù vì những tội danh như làm tổn hại tới an ninh quốc gia, tung tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây nguy hiểm cho người dân... Điểm chung của các vụ việc này là đều được xử lý dựa trên luật pháp hiện hành, trên tinh thần thượng tôn pháp luật mà bất cứ quốc gia nào cũng đã và đang nỗ lực hướng tới.

Vậy nên, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một khái niệm hết sức mập mờ được tạo ra nhằm đánh lạc hướng, thậm chí đầu độc dư luận, khiến họ khó có thể phân biệt đâu là những người hoạt động vì nhân quyền đích thực, đâu là những đối tượng sử dụng con bài nhân quyền nhằm mục đích gây rối, phá hoại.

Trên thực tế, trong thông cáo báo chí nói trên, DTD cũng khẳng định rằng, trong số 213 người đã bị kết án ở Việt Nam thì chủ yếu là các tội phạm theo các Điều 79, 87 và 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 109, 117 và 331 tương ứng trong Bộ luật Hình sự 2015. Vậy thì, các nhà soạn thảo thông cáo vô tình sơ hở, hay họ đã trực tiếp thừa nhận rằng, những đối tượng kể trên không hề bị kết án một cách vô căn cứ, mà trái lại, hoàn toàn dựa trên luật pháp?

Cần những cái đầu tỉnh táo

Phải thừa nhận rằng, “tù nhân lương tâm” thực sự là một cái mác dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do ngày càng có nhiều đối tượng sau khi vi phạm và bị xử lý theo luật pháp Việt Nam, bỗng nhiên được dựng lên như những “tù nhân lương tâm”, tiếp tục trở thành công cụ để các thế lực thù địch vu cáo và bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Để biết thực, giả cái gọi là vấn đề “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam ra sao, trước hết phải đặt ra vài câu hỏi: Có hay không thứ gọi là “lương tâm” trong Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối tượng lợi dụng các quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống chính quyền, chống chế độ, gây phương hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội? Có lương tâm hay không khi hết lần này đến lần khác đăng tải các bài viết trên mạng xã hội, đả kích, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam như đối tượng Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm 1991, ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng); hoặc chủ mưu, cầm đầu, khởi xướng việc tổ chức lập “nhà nước Mông” tại huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ chính trị của Nhà nước Việt Nam như đối tượng Sùng A Sính, Lầu A Lềnh...? Với những người am hiểu luật pháp, mưu cầu cuộc sống ổn định và có ý thức thượng tôn pháp luật, câu trả lời dĩ nhiên là “không”! Chắc chắn là “không”!

Đáng nói hơn, khi âm mưu của những Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Lê Công Định, Nguyễn Thị Công Nhân bị lật tẩy kèm theo những bản án thích đáng, người ta cũng dễ dàng nhận thấy một mưu đồ khác phía sau, đó là biến các đối tượng này “từ kẻ đáng tội thành kẻ đáng thương” bằng nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”, dù tội danh của họ đã rõ rành rành. Mục đích cuối cùng là cổ súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường luật pháp, gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia, từ đó tạo thêm vây cánh và nhân rộng “chân rết” phục vụ cho những hành động chống phá Việt Nam thông qua các vấn đề về tự do, tôn giáo và nhân quyền. Nói cách khác, “tù nhân lương tâm” thực chất chỉ là một món hàng để đem ra trao đổi và mua chuộc, một thứ công cụ đen để đánh lừa dư luận.

Tiếc rằng, trong chúng ta vẫn còn không ít người nhận thức đơn giản, dễ dàng bị mê hoặc trước những luận điệu và thông tin sai sự thật mà những kẻ đáng bị coi là “lái buôn lương tâm” ấy dựng lên.

Sứ mệnh đấu tranh với các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựa trên chiêu bài nhân quyền nhằm vào Việt Nam chắc chắn còn dài. Để tạo thêm niềm tin của nhân dân vào sứ mệnh ấy, rất cần những cái đầu tỉnh táo để nhận diện và vạch trần sự thật về thứ đang được các trang web, diễn đàn phản động phát ra rả mỗi ngày: “tù nhân lương tâm”.

https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/cong-cu-den-trong-tay-nhung-lai-buon-luong-tam-629107


Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...