Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

BẢO VỆ NHÂN QUYỀN HAY CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ?
Tin từ một số phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt (RFA, VOA) cho hay: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm vì lý do chính trị hay tôn giáo trong cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 2018.
Một số quan chức của Hoa Kỳ như Ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động; ông Scott Flipse, giám đốc Chính sách và Quan hệ truyền thông của Văn phòng Quốc hội đặc trách Trung Quốc và từng là phó giám đốc Nghiên cứu Chính sách tại Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn nói bừa rằng: Chính quyền bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa, hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo, kiểm duyệt báo chí, giới hạn quyền tự do internet…”?!
Được biết, cái gọi là “Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5” được thi hành theo Quyết nghị chung của Quốc hội Hoa Kỳ và Công luật do cựu Tổng thống Bill Clinton ban hành vào năm 1994.
Trước hết cần nhận thấy rằng, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên đã phạm sai lầm nghiêm trọng, đó là có hành vi xúc phạm thô bạo vào chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Những quan chức này lấy tư cách gì để yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả những tù nhân đang bị giam cầm được cho là “vì lý do chính trị hay tôn giáo” khi mà Nghị quyết Liên hợp quốc về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” được thông qua năm 1965 và được ghi nhận, thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác đó là: “Tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”.
Có phải chăng, Chính phủ Việt Nam “bắt và giam giữ tùy tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa” như những cáo buộc? Không, hoàn toàn không.
Ở Việt Nam, hay ở bất cứ quốc gia dân chủ nào, thì xã hội đều được quản lý bằng luật pháp; mọi tổ chức và công dân đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nếu không sẽ bị cơ quan chức năng truy tố, xét xử theo quy định. Đây là vấn đề tất yếu khách quan, hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền. Vì thế, việc một số quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lấy một số tổ chức, cá nhân, như: “Hội Anh em dân chủ”, Nguyễn Văn Đài, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,… để làm “ví dụ điển hình” cho cáo buộc của họ thì thật nực cười. Cái gọi là “Hội Anh em dân chủ” là một tổ chức phi pháp, được tiếp tay bởi những tổ chức, cá nhân kỳ thị với Nhà nước Việt Nam, mang tư tưởng chống cộng cực đoan và cả tổ chức khủng bố. Những cá nhân nêu trên đều có những hành vi vi phạm luật pháp, làm mất trật tự, an toàn xã hội, thậm chí xâm phạm an ninh quốc gia, nên đều bị cơ quan thực thi pháp luật điều tra, bắt giữ, truy tố và được Tòa án nhân dân các cấp xét xử, xử phạt nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Và phải chăng, Chính phủ Việt Nam “hạn chế các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền đi lại và quyền tự do tôn giáo, kiểm duyệt báo chí, giới hạn quyền tự do internet”? Đây lại là một xuyên tạc, lừa dối trắng trợn của một số quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Trên thực tế, ở Việt Nam, việc tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục… Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân phát triển ổn định, các tổ chức xã hội và người dân tham gia tích cực vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Báo chí, internet phát triển mạnh. Việt Nam hiện nằm trong số 20 quốc gia có số người dùng Internet nhiều nhất thế giới, đứng thứ 8 ở khu vực châu Á và đứng thứ 2 trong ASEAN. Khoảng 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet (chiếm khoảng 52% dân số) và dễ dàng thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua các tài khoản mạng xã hội…
Như vậy, không thể nói ở Việt Nam không có tự do ngôn luận, báo chí, kỳ thị, đàn áp tôn giáo.
Mang danh “bảo vệ dân chủ, nhân quyền” nhưng chỉ nghe qua những giọng điệu của một vài quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đủ thấy họ hoàn toàn không phải vì nhân quyền cho Việt Nam. Thực chất, đó là hành vi bảo vệ, tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam./.

http://ngheanthoibao.com/bao-ve-nhan-quyen-hay-can-thiep-vao-cong-viec-noi-bo/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...