Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

CẢNH GIÁC VỚI XU HƯỚNG
“XÉT LẠI LỊCH SỬ”, “VIẾT LẠI LỊCH SỬ”
                                                                                              
Gần đây, ý kiến “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” được nêu lên dưới một số hình thức với một số biến tướng khác nhau, nhưng qua biểu hiện của chúng có thể sơ bộ quy lại trong ba nhóm: Một là, Viết lại lịch sử vì cho rằng thiếu chân thực (về tư liệu) và thiếu hiểu biết (về phương pháp); Hai là, Viết lại lịch sử để tô vẽ bản thân; Ba là, Viết lại lịch sử với mưu đồ chính trị”.
Không rõ do động cơ và ý đồ không trong sáng, do thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm, hay do “thói quen giật tít câu like hay comment” mà một số tờ báo, tạp chí đã góp phần làm sai lệch một số vấn đề lịch sử? với mức độ, tốc độ lan truyền thông tin như hiện nay, với sự thiếu trách nhiệm trong kiểm chứng hoặc thẩm tra độ chính xác của thông tin, thì điều này gây tác hại rất lớn. Như có tờ báo phỏng vấn “nhà cách mạng lão thành”, nhưng “nhà” này “nhớ nhầm”, nói sai, quy công lao, “tự nhận” thành tích về mình. Có sách lại viết về “nhân vật lịch sử quá cố” với bao niềm thương tiếc, trong khi chính người này lại vẫn sống khỏe mạnh. Có báo, sách công bố sai lệch nhiều tư liệu, chữa lại cả sự kiện lịch sử đã được khẳng định - mà cái “sự mới” do họ viết ra lại không dựa trên cơ sở khoa học nào… Những ấn phẩm đó mang danh viết về lịch sử nhưng lại làm “nhiễu”, sai lệch chân lý, kiến thức, gây mơ hồ và chính sự mơ hồ đó dẫn đến sai lệch trong tư duy, dẫn đến nghi vấn về sự thật.
Ðiều đáng nói là một số cơ quan, cán bộ có trách nhiệm tổ chức, quản lý công việc viết sử lại bỏ qua, giữ thái độ im lặng, “án binh bất động”, tuy họ thừa hiểu rằng làm như vậy là sai. Do đó, họ đã (vô tình hay hữu ý) im lặng trước một việc sai, có thể tiếp tay cho cái sai tiếp theo, đó là điều cần phê phán. Bên cạnh đó, việc một số cuốn sách, tờ báo thiếu cẩn trọng đưa thông tin sai sự thật tới công chúng, hoặc đưa thông tin không chính xác, thậm chí sai về lịch sử cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức chung. Việc nghiên cứu và viết sử cần ở người viết một cái tâm trong sáng, khách quan, tầm nhìn rộng hơn ngoài chuyên môn sâu của mình để phân định điều gì của lịch sử đã được khẳng định, điều gì còn là tồn nghi, điều gì bị chi phối bởi “tâm lý xã hội”.
Nhu cầu hiểu biết về quá khứ luôn là một đòi hỏi của con người. Nhà sử học Nga O Va-in-xten cho rằng: “Lịch sử là sự tập hợp những tấm gương để cho người ta bắt chước những hành vi tốt và tránh đi những hành vi xấu”. Các bài học, kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử vẫn mang những giá trị to lớn đối với xã hội hiện tại. Để động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng, cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi,… yêu dân trị nước tiếng để muôn đời”; “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn…”. Sự khách quan, tính trung thực chính là điều làm cho sử học hấp dẫn, hứng thú khi đọc và học lịch sử cũng bắt nguồn từ đó. Nhưng lịch sử không cần và không chấp nhận việc “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” với tầm nhìn hẹp, hoặc từ cái tâm thiếu trong sáng.

                               Bình Nguyễn
                 


1 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay và ý nghĩa. Mỗi người cần đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch; đồng thời đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện chống phá đó.

    Trả lờiXóa

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...