CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM LÀ THỰC TIỄN SINH ĐỘNG
Công Đặng
Với cái nhìn của kẻ cơ hội, phản động, trong bài
viết “Quan điểm về cộng sản ở Việt Nam” trên BlogFRA, Nguyễn Vũ Bình đã cố tình
bịa đặt, xuyên tạc cho rằng: “nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam đã lợi dụng quyền lực, sử dụng quyền lực để trục lợi từ các
chính sách kinh tế” và Y còn vu cáo trắng trợn rằng Đảng, Nhà nước ta: “đã dồn nén mọi giai tầng xã hội, mọi tôn giáo
một cách cực kỳ khốc liệt”. Tuy nhiên, lịch sử và thực tiễn
ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu sai trái của y.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá
trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã
hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân
dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu
của cách mạng Việt Nam. Với mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó Đảng cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh anh dũng, kiên cường giành độc lập
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Như
chúng ta đã biết, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lại chịu hậu quả rất nặng nề của chiến
tranh. Sau khi thống nhất đất nước, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng
3/4 dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 30 năm qua nền kinh tế liên tục
phát triển. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không
chỉ đã đảm bảo được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo
và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Từ một nước thuần nông, thu nhập
bình quân đầu người khoảng 100 đô la/năm (1986), đến nay Việt Nam đã có sự chuyển
dịch tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 83%; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 đô
la/năm (2015). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Tỉ
lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 5,6% năm 2017. Người nghèo, trẻ
em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em giảm gần 3 lần; tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 6 lần. Tuổi
thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 74 tuổi năm 2017, đứng
thứ 2 khu vực Đông Nam Á… Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên đất nước có
điều kiện để chăm sóc tốt hơn những đối tượng chính sách, người có công, thực
hiện an sinh và nhiều vấn đề xã hội được giải quyết.
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng
và Nhà nước luôn luôn quan tâm tốt giải quyết vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân. Thường xuyên chăm lo, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng của đồng
bào trên mọi miền đất nước. Tính đến năm 2017, cả nước có 13 tôn giáo với 37 tổ
chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật, với trên 30 triệu tín đồ, hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành đang hoạt động
tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Trong những
ngày lễ lớn của các tôn giáo như: Nô-en của đạo Công giáo, Phật đản của Phật
giáo… đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đến chúc mừng, động viên. Cùng với đó, các tổ chức tôn giáo vẫn duy trì tốt
những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, phong chức, phong phẩm và bổ nhiệm
chức sắc, chức việc nhà tu hành tôn giáo.
Những kết quả thực tế đó chứng
minh thuyết phục ở Việt Nam, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm
hành đạo, tin tưởng ở chủ trương, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng
và Nhà nước Việt Nam. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm: “Đạo
pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”,
“nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính chúa, yêu nước”; vừa hoàn thành trách
nhiệm, nghĩa vụ của “con Lạc, cháu Hồng” đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận
của một tín đồ đối với tôn giáo; hăng hái thi đua lao động, sản xuất, tham gia
các hoạt động xã hội, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích
cực là cơ bản, thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới
trong quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhất là trước tác động của mặt trái kinh
tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu,
tham nhũng, lãng phí đã tác động không nhỏ tới niềm tin của nhân dân đối với
vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhưng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã và đang
kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực đó.
Với những thành
tựu to lớn trên, có thể khẳng định rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, dân tộc ta đang vững bước trên
con đường xây dựng nước một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Đây cũng là bằng chứng sinh động, thể
hiện bản lĩnh, sự kiên định, tính đúng đắn, sáng tạo của những người cộng sản
Việt Nam.
Vì thế, những luận điệu bịa đặt
của Nguyễn Vũ Bình chẳng những không đánh lừa được ai mà còn làm cho mọi người
nhận rõ bản chất cơ hội, phản động của hắn. Chúng ta
cần lên án, đấu tranh kiên quyết với những luận điệu sai trái nêu trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét