Thế giới ngày nay đang diễn ra những biến đổi hết sức sâu sắc, đã và đang bị chi phối bởi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và nó đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy, vai trò của triết học Mác – Lênin không hề bị suy giảm mà trái lại ngày càng được thể hiện rõ vai trò trong nhận thức và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, tất cả các quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển trong đó có Việt Nam, cần phải phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, nâng cao dân trí để góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm tốt điều này, triết học phải góp phần giải đáp các vấn đề về phát huy nhân tố con người, khơi dậy tiềm năng, xem đó là những nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định thành công con đường xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Triết học Mác – Lênin là
khoa học về thế giới quan và phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực
tiễn, không thể đứng ngoài cuộc mà phải nghiên cứu và kịp thời cung cấp các luận
cứ khoa học để tham mưu, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đó.
Hiện nay, dưới tác động của
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức đã và đang làm cho
các quốc gia, dân tộc vận động, biến đổi. Theo đó, đổi mới chương trình, nội
dung nghiên cứu, phương pháp giảng dạy triết học là một tất yếu khách quan,
song vấn đề đổi mới như thế nào, đổi mới cái gì, cần phải được cân nhắc cẩn trọng
và có quyết định sáng suốt, chính xác. Trong quá trình đổi mới cần khẳng định
rõ quan điểm có tính nguyên tắc: triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương
pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng ta; là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tính đảng
trong triết học phải gắn chặt với tính khoa học. Đó là nền tảng vững chắc để
chúng ta không rơi vào phương pháp tư duy siêu hình, máy móc, duy ý chí.
Trước tác động của toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, thế giới ngay nay càng trở
nên phẳng hơn, song cũng gồ ghề hơn. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Ngày nay, Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp như điều Mác dự báo trước
đây đã trở thành hiện thực. Thời cơ, vận hội đã và đang đến với từng quốc gia,
dân tộc và đang mở ra cho quốc gia, dân tộc đi tới và phát triển. Tuy nhiên làm
gì và làm như thế nào để nắm bắt thời cơ, vận hội và thách thức thì vai trò to
lớn đó phụ thuộc vào sự hiểu biết, vận dụng sáng tạo thế giới quan, phương pháp
luận của triết học Mác.
Theo đó, có thể khẳng định
rằng, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
không thể thành công được nếu chúng ta không vận dụng một cách sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trước những thay đổi của thế
giới, của thực tiễn vận động phát của đất nước cũng đang đặt ra đối với đội ngũ
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học ở các cơ sở đào tạo có cách nhìn nhận và
giải quyết những mâu thuẫn của thời đại một cách khách quan, toàn diện, lịch sử
cụ thể và phát triển để đúc kết, khái quát, bổ sung cái mới, tư duy mới để giải
quyết thấu đáo vấn đề do toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra.
Nói cách khác, đối tượng
nghiên cứu của triết học trong giai đoạn hiện nay là những vấn đề mang tính chất
toàn cầu hóa, bao hàm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là
cách tốt nhất để triết học nước ta không đứng ngoài cuộc những vấn đề toàn cầu,
đặc biệt là những vấn đề về tính tất yếu khách quan, bản chất, đặc điểm, vai
trò...do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo nên. Hướng vào nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề do toàn cầu hóa đặt ra, xây dựng thế giới quan, phương pháp luận
đúng đắn; triết học sẽ giúp cộng đồng nhân loại nói chung, nhân dân ta nói
riêng, nhận thức sâu sắc hơn về vị trí vai trò làm chủ thế giới, làm chủ tri thức,
cải tạo và sáng tạo thế giới của mình trên cơ sở làm chủ tồn tại xã hội và làm
chủ chính bản thân mình.
Đối với chúng ta, nhận thức đúng và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn mà công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra trong bối cảnh hiện nay phải được coi là một trong những định hướng chủ đạo, nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Chỉ có như vậy, triết học Mác – Lênin mới hoàn thành xuất sắc, chức năng thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho nhận thức và cải tạo hiện thực; đồng thời làm tốt các vai trò, chức năng vốn có: chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoán, khoa học…của mình. Đó cũng là con đường cần đi tới của triết học Mác – Lênin trong kỷ nguyên toàn cầu hóa: đem lại cách tiếp cận phức hợp, liên ngành để nhận thức sâu sắc bản chất, xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; từ đó có những luận chứng mới, sâu sắc về mặt lý luận giúp cho Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương hoạch định đúng đắn đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, phát triển đất nước đúng hướng, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu. Sai lầm trong thực tiễn là đáng sợ, nhưng sai lầm trong nhận thức và nghĩ mình luôn đúng còn đáng sợ hơn nhiều. Theo đó, cách tốt nhất để mỗi người không mắc phải sai lầm là nắm chắc tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra con đường đưa chúng ta tự tin bước vào thế giới của kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét