Trước mỗi sự kiện chính trị lớn của đất nước, như: Đại hội Đảng, sửa đổi Hiến pháp, ban hành các đạo luật... Đảng và Nhà nước ta đều công bố rộng rãi các dự thảo văn kiện để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân. Đại đa số Nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng tích cực. Các cơ quan chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận sớm, hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về từng nội dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan trọng. Tất cả ý kiến dù đồng thuận hay không đồng thuận đều được cơ quan chức năng tổng hợp, báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để xem xét quyết định.
Tuy vậy, với những người có động cơ xấu, mục đích chống phá
đất nước lại không bày tỏ quan điểm theo quy trình tổ chức và các kênh chính thống.
Các đối tượng triệt để lợi dụng ưu thế của internet, nhất là mạng xã hội (MXH)
để tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa PBXH. Dưới sự giật dây
của các thế lực thù địch, một số phần tử cơ hội trong nước và cả ở nước ngoài
đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư góp ý”, thậm chí còn soạn hẳn
một dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được
công bố... để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước,
gửi đến các đồng chí lãnh đạo, đưa lên MXH. Nghiêm trọng hơn, để minh họa cho
những quan điểm sai trái đã nêu, núp dưới chiêu bài PBXH, các đối tượng dựng
chuyện, tung thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn
thông tin, gây bất ổn trong dư luận.
Sự phát triển của internet đã “tạo điều kiện” cho nhiều người
sử dụng không gian mạng để phát tán quan điểm, ý kiến, dù quan điểm, ý kiến đó
không phù hợp với thực tiễn cũng như chủ trương, đường lối của Đảng. Các đối tượng
lập ra các hội, nhóm trá hình để tuyên truyền, lôi kéo những người nhẹ dạ, tán
phát các ý kiến tiêu cực, đi ngược với chủ trương, đường lối; kích động tư tưởng,
thái độ chống đối. Các thế lực thù địch mưu toan phát triển, đưa các hội, nhóm
trên không gian mạng thành tổ chức, hoạt động dưới dạng câu lạc bộ tự do, nhằm
mục đích biến PBXH trở thành một trào lưu méo mó thực tiễn.
Rõ ràng, bên cạnh việc phản biện có thể giúp điều chỉnh xã hội
từ vi mô tới vĩ mô, thì mặt khác, phản biện cũng biểu thị cho tính dân chủ của
xã hội. Vấn đề là ở chỗ, phản biện phải hướng tới ổn định và phát triển, không
phải dùng để gây mơ hồ, làm lạc hướng nhận thức chung, càng không gây ra sự ngộ
nhận, nhầm lẫn trong dư luận… Do vậy, muốn làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
PBXH để gây nhiễu thông tin, chống phá đất nước của các thế lực thù địch, việc
tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động PBXH cần được
quan tâm, chú trọng.
Cơ quan chức năng dự báo, thời gian tới, tình hình an ninh
chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người
dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu,
nhất là những nội dung thuộc quan điểm về các vấn đề hệ trọng, nhạy cảm của đất
nước tán phát trên MXH, cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu
là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở khách quan, đâu là thông tin xuyên
tạc. Nâng cao hiểu biết, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là cách
tốt nhất để mỗi người nâng cao “sức đề kháng”, tránh bị cuốn theo những giọng
điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét