Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Việt Nam ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp

Ngày 10/12/2020, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Chủ trì Hội nghị Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị các nước thành viên ADMM+ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam đã chủ động, kịp thời thích ứng với tình hình mới, tích cực triển khai các ưu tiên, sáng kiến đã đặt ra trong năm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam đã tổ chức thành công các hội nghị quốc phòng quân sự ASEAN trong thời gian qua, đảm bảo an ninh, an toàn, hiệu quả; kịp thời đề xuất, triển khai nhiều sáng kiến trong phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh cũng như triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ADMM+. Dự Hội nghị các đại biểu đã đánh giá cao sự phát triển của ADMM+ trong 10 năm qua, trong đó có việc thường xuyên hóa ADMM+ và nâng số lượng các Nhóm chuyên gia ADMM+ từ 5 nhóm lên 7 nhóm, đặc biệt là sự tiến triển trong hoạt động hợp tác thiết thực của các Nhóm chuyên gia ADMM+, gồm: Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa; an ninh biển; Quân y; chống khủng bố; gìn giữ hòa bình; hành động mìn nhân đạo; an ninh mạng, qua đó, đóng góp cho việc xây dựng năng lực, tăng cường khả năng phối hợp hoạt động chung giữa các nước thành viên ADMM+ nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, vì lợi ích chung của cả khu vực. Đánh giá về tình hình thế giới và khu vực, các đại biểu nhất trí đánh giá hiện nay khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả truyền thống và phi truyền thống như an ninh biển, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, dịch bệnh..., có nguy cơ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của khu vực; ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ sự đồng tình với nhận định của các đại biểu về bối cảnh an ninh trong giai đoạn hiện nay, bày tỏ quan ngại về các thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống. “Chúng ta đều nhất trí với nhận định rằng trước những thách thức an ninh nêu trên, một quốc gia đơn lẻ không thể ứng phó hiệu quả được, thay vào đó cần phải chung tay hợp tác thông qua song phương và đa phương. Riêng đối với hợp tác đa phương, ADMM+ tiếp tục chứng tỏ là một cơ chế hiệu quả, phù hợp để chúng ta tiếp tục đầu tư nguồn lực nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên cơ sở những gì chúng ta đã làm được trong 10 năm qua”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Hội nghị đã thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó Hội nghị đã ra Tuyên bố chung của ADMM+ về tầm nhìn chiến lược an ninh. Tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, cũng như sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố chung này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh, thể hiện sự thống nhất cao, sự cam kết, quyết tâm mạnh mẽ của các quốc gia thành viên ADMM+ trong tăng cường hợp tác quốc phòng, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...