Khánh Anh
Chiến
lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc nhận diện rõ và đấu tranh phòng chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực chính trị có ý nghĩa to lớn đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó, phòng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng là vấn đề cấp thiết
để củng cố niềm tin, lý tưởng cho toàn Đảng, toàn dân vào chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Phòng, chống "tự
chuyển hóa" trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng ở nước ta là một nhiệm vụ
quan trọng của tất cả các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị, xã hội và của toàn
dân. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng đang tiến hành đại hội đảng
bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng thì các thế lực lại càng ra
sức xuyên tạc, chống phá trên nhiều phương diện, từ các văn kiện trình đại hội
Đảng đến nhân sự. Trong đó, chúng tập trung xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh hòng làm lung lạc ý chí, niềm tin của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng là rất quan trọng và cấp thiết
Thực tế, trên lĩnh vực
tư tưởng, các thế lực thù địch luôn tập trung xuyên tạc, vu cáo, mưu toan xóa
bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện ý đồ làm chuyển
hóa thể chế chính trị ở nước ta. Trên thực tế đã có một bộ phận cán bộ, đảng
viên và nhân dân phai nhạt niềm tin, lý tưởng cách mạng ở các mức độ khác nhau,
không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý
chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo
những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc. Còn một bộ phận cán bộ, đảng viên
thiếu nhiệt huyết, không hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận,
chức trách, nghĩa vụ; thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, vào lý tưởng, mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Họ
còn thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối, chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ nghĩa cá nhân trong họ trỗi
dậy, chi phối, khiến cho họ hành động thực dụng vì lợi ích cá nhân, gia đình,
lợi ích nhóm. Vì vậy, cần phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Bởi vì công tác tư
tưởng, lý luận có vai trò, vị trí quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Do đó, phải tập trung khẳng định,
bảo vệ và tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước thường xuyên, liên tục và mang tính phổ thông, đại
chúng. Đồng thời phải tích cực đấu tranh, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh
phòng, chống "diễn biến hòa bình", phòng, chống "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa". Để đạt được mục tiêu đó, cần tập
trung thực hiện tốt mấy giải pháp chủ yếu sau:
Một là, thường
xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và những hạn chế không thể
tránh khỏi trên con đường phát triển.
Hai là, đề
cao tinh thần tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016
của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh” và Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư khóa XI về
“Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các cấp”. Nêu cao đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”,
khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và
các hiện tượng tiêu cực ngay trong cơ quan, đơn vị mình, làm trong sạch đội ngũ
cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Ba là, tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, có tính định hướng đúng đắn nhằm
cung cấp thông tin chính thống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về những
vấn đề kinh tế, chính trị, đối ngoại… quan trọng của đất nước; chú trọng giáo dục,
rèn luyện đạo đức cách mạng đối với mọi cán bộ, đảng viên, nhất là với những
cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái trong đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên cần đến những chủ trương, giải pháp hành
động mạnh mẽ, đồng bộ. Cần kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường giáo dục đạo đức
trong Đảng và trong xã hội với tinh thần tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ,
đảng viên. Phải bắt đầu “tu thân”, phải học làm người rồi mới làm cán bộ như
Bác Hồ đã dạy. Tăng cường kỷ luật, pháp luật, sự công khai, minh bạch, dân chủ
trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và quản lý cán bộ, bảo đảm
lựa chọn đúng người có đức, có tài vào bộ máy và cơ quan lãnh đạo các cấp; tạo
môi trường xã hội, thể chế kinh tế lành mạnh, văn minh, khoa học để cán bộ,
công chức không có điều kiện sa vào những tiêu cực, vi phạm đạo đức.
Bốn là, giữ
gìn, củng cố đoàn kết, thống nhất vững chắc trong Đảng, chống những biểu hiện cục
bộ, địa phương, phe cánh, “lợi ích nhóm”. Phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất
trong Đảng đồng thời tích cực đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến
hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong của
các thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng, lý luận; tiếp tục giáo dục
nâng cao nhận thức, xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng
tham gia đấu tranh; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh trên
lĩnh vực tư tưởng, lý luận; quan tâm đầu tư những điều kiện đảm bảo cho cuộc đấu
tranh trên mặt trận tư tưởng ngày càng hợp lý, có hiệu quả.
Năm là, kết
hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây dựng cho ta mạnh lên về mọi mặt là
chính, nhất là giữ vững ổn định chính trị và định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng
và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh; mở rộng
quan hệ đối ngoại. Chăm lo xây dựng nhân tố con người, nâng cao khả năng “tự bảo
vệ” trước những âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nâng cao
“sức đề kháng” của mọi cán bộ, đảng viên trước tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường, hội nhập. Đây là biện pháp tốt nhất, tích cực chủ động nhất để phòng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Công tác phòng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân. Với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thì công tác này nhất định thành
công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét