(TG)
- Thông thường, càng gần đến Đại hội Đảng bộ các cấp, các thế lực thù
địch, phản động cùng những phần tử về cơ hội chính trị lại gia tăng các hoạt
động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Điều đáng lưu ý là gần đây đã
xuất hiện thêm một số tài liệu chống đối trắng trợn hơn, xuyên tạc lịch sử cùng
với những luận điệu hết sức phản động.
Có
phần tử cơ hội chính trị đã bóp méo sự thật về các điều luật, các luật mà Kỳ
họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV vừa thông qua, chúng tập trung chống phá nền tảng
tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi Đảng ta từ bỏ
quyền lãnh đạo; bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đòi thực hiện đa
nguyên, đa đảng ở Việt Nam theo quan điểm của phương Tây, thực hiện nhà nước
pháp quyền tư sản. Chúng hô hào tập hợp lực lượng đấu tranh chống phá pháp luật
v.v.. Chúng lợi dụng những tiêu cực nảy sinh trong một số cán bộ, đảng viên mà
ta đang lên án phê phán, đấu tranh và xử lý như tham nhũng, vi phạm quyền dân
chủ của nhân dân và các tệ nạn xã hội khác… để bôi đen bức tranh xã hội, gây
tâm lý hoang mang, mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII
Lợi dụng các trang mạng xã hội,
internet, các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền những nội dung xấu, độc,
trá hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết điểm hoặc lợi
dụng những hạn chế, sơ hở trong quản lý nhà nước để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp
uy tín, vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Lợi dụng thời điểm Đại hội Đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, trong bối cảnh chống dịch Covid-19,
chúng không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước; lôi kéo tập hợp lực lượng và kích
động tư tưởng chống đối; chia rẽ nội bộ Đảng với nhân dân và Quân đội nhân dân.
Mục đích của chúng là, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; không ngừng luận điệu kêu
gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên
nước, sửa Cương lĩnh, Hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực
hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Thúc đẩy, kích động phong trào “bất tuân
dân sự”, tuần hành, biểu tình, bạo động, khiếu kiện, gây “điểm nóng “về an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
CHỦ
ĐỘNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI
Trong những năm qua, Đảng ta
luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò của công tác đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch, coi đó là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng,
lý luận của Đảng nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối lãnh đạo của Đảng.
Ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ
Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35).
Nghị quyết 35 nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ
Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân
dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc
gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Ðó
là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng;
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó
các cơ quan báo chí tuyên truyền các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác,
thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính
trị.
Nghị
quyết 35 nêu bảy nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trọng tâm là tiếp tục làm
cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn
những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; đổi mới nâng cao chất lượng
và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng
cao sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai
trái, thù địch.
Trước
sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội Đảng, nhiệm
vụ đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch càng phải được coi
trọng, lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả.
Trong
đó, phải chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác
động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin xấu độc, bịa
đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội của các thế lực thù địch. Chủ động
chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình; xây dựng lý luận
sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái xuyên tạc
nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng.
ĐỊNH
HƯỚNG CƠ BẢN
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh
phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường
lối lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIII, theo chúng tôi các cấp ủy đảng
cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, thường xuyên nâng cao nhận thức trách nhiệm về cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Đây vừa là giải pháp vừa là yêu
cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương và cả hệ thống
chính trị cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân cần thấy rõ: Cuộc đấu
tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là một nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa
thường xuyên và lâu dài. Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa tư tưởng vô sản
với tư tưởng tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với các thế lực
thù địch, phản động hết sức quyết liệt. Là cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư
tưởng lý luận, quan điểm của Đảng, là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; bảo vệ những giá trị tư tưởng, lý luận đúng đắn, cũng đồng thời, là
bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đổ bao xương máu, hy sinh
mới có được. Đây thực sự là cuộc đấu tranh “một mất, một còn” giữa ta và các
thế lực thù địch.
Hai là, chủ động bám sát các vấn đề, sự
kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận
đấu tranh trên Internet, mạng xã hội. Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định
kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hằng năm; chủ động gặp
các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng
thuận về nhận thức và hành động.
Ba
là, thường xuyên đổi mới
phương thức, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, chủ động động đấu
tranh phản bác luận điệu sai trái, của các thế lực thù địch. Đây
vừa là định hướng vừa là giải pháp cơ bản phát huy sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng trong đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai trái của
các đối tượng, phần tử xấu trên Internet, mạng xã hội. Đa dạng hóa hoạt động
đấu tranh theo hướng: thiết lập và sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để
đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền các quan điểm chính thống, định
hướng dư luận, phản bác hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các trang
mạng “độc hại”, phản động được đối tượng sử dụng. Xây dựng và mở rộng đội ngũ
cộng tác viên đưa tin, viết bài, bình luận; nâng cao chất lượng các bài viết
đấu tranh phản bác với luận cứ khoa học, tính thuyết phục cao. Kết hợp chặt chẽ
các biện pháp đấu tranh, cả trực tiếp và gián tiếp; giữa xây và chống, trong đó
lấy xây là chính; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí
để viết bài đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet,
mạng xã hội.
Bốn
là, tăng cường quản lý, chủ động sử
dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc
hại” một cách có hiệu quả. Đây vừa là giải pháp vừa là yêu cầu chủ
động phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, tính toán sử dụng các giải pháp về
công nghệ thông tin để ngăn chặn một cách triệt để các tin tức
xấu độc trên các trang mạng. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức
đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Ðảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng. Các cấp ủy và
tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn;
nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch
hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh, hoặc thư có danh nhưng có nội
dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
Thực hiện tốt những nội dung,
định hướng cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả, giảm tác hại từ những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhất là
khi chúng ta tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII.
________________________
(1) Đảng Cộng sản Việt
Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.
Chính trị quốc gia - Sự thật, H.2016, tr.201.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét