Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Ngăn chặn triệt để sự hoành hành của thông tin xấu độc trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Thời gian tiến tới Đại hội XIII của Đảng đã rất gần, các thế lực thù địch đang ra sức, điên cuồng lợi dụng mạng xã hội, sự hà hơi tiếp sức của một số tổ chức khủng bố, tìm mọi cách để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa sự vào cuộc của các cơ quan chức năng ngăn chặn các thông tin độc hại trước khi đến người đọc tránh gây hoang mang, lo lắng, tạo dư luận xã hội không tốt, ảnh hưởng đến uy tính của Đảng và Nhà nước ta.

Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, cơ bản quần chúng nhân dân đều tin tưởng vào quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Do vậy, khi người dân gặp phải những thông tin thất thiệt, xấu độc đều rất bất bình. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta rất tâm huyết, trách nhiệm trước sự kiện lớn của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh sự chống phá của các thế lực thù địch, có một điều rất đáng lưu tâm là ngay trong nội bộ ta xuất hiện những cán bộ suy thoái, cơ hội chính trị, tham vọng cá nhân. Họ tìm cách tiến thân nhưng không bằng sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến, không bằng uy tín của cá nhân mình mà lại tìm mọi cách hạ uy tín đồng chí, đồng nghiệp mình. Chính những con người này cũng tung tin bóp méo, xuyên tạc sự thật, vu khống, gửi đơn thư nặc danh, mạo danh hoặc sử dụng mạng xã hội để tạo "sóng" dư luận, nhằm động cơ cá nhân. 

Do vậy, cùng với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần đẩy mạnh phòng, chống thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc ngay từ bên trong. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vu khống, bôi nhọ, tố cáo sai sự thật, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao khả năng “miễn dịch” cho nhân dân trước những thông tin xấu độc từ kẻ xấu và các thế lực thù địch. 

Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò của báo chí, truyền thông trong đấu tranh phòng, chống. Thực tiễn đòi hỏi sự chủ động thông tin và tính định hướng của báo chí chính thống phải rất cao. Báo chí chính thống phải là một trong những kênh thông tin chủ lực, hữu hiệu để cung cấp thông tin kịp thời, trung thực, minh bạch, khách quan giúp người dân hiểu biết toàn diện, đầy đủ về các vấn đề, sự kiện của Đảng, của đất nước để từ đó định hướng dư luận, vun đắp, xây dựng niềm tin cho nhân dân. Đồng thời góp phần nâng cao “sức đề kháng” cho nhân dân trước những thông tin xấu độc, xuyên tạc nhằm động cơ chống phá Đại hội XIII của Đảng.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Âm mưu nham hiểm làm nhiễu thông tin trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Thời gian gần đây, lợi dụng Đảng ta làm công tác chuẩn bị Đại hội XIII, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, những kẻ bất mãn chính trị đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam. Chúng đưa ra những giọng điệu lạc lõng, những thông tin xấu độc đang cố tình xuyên tạc, bịa đặt nhằm phá hoại Đại hội XIII của Đảng.

Khi Đảng ta công bố toàn bộ dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân góp ý, thông qua mạng xã hội chúng ra sức xuyên tạc, tung tin xấu độc tác động nhằm hướng lái dư luận thông qua việc đóng góp ý kiến để gây áp lực với hy vọng làm cho đường lối, chủ trương của Đảng ta chệch hướng. Hùa theo đó, ở trong nước, bên cạnh những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại đa số nhân dân, một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị thảo ra nhiều tài liệu chứa đựng những thông tin đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng đã được khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013; bóp méo, xuyên tạc về công tác chuẩn bị văn kiện Đại hội XIII của Đảng rồi tán phát trên mạng.

Một số kẻ tự cho mình là “nhà yêu nước” ra sức xuyên tạc, công kích nhằm phá hoại Đại hội XIII của Đảng. Việc Đảng ta mở rộng dân chủ để nhân dân góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện chúng trắng trợn xuyên tạc rằng: “Đó chỉ là chiêu trò mị dân, là màn kịch đã được dựng sẵn theo chủ ý của giới lãnh đạo Việt Nam”. Chúng hồ đồ phán rằng: “Dự thảo văn kiện... chỉ là sự sao chép, biến tấu từ văn kiện của các kỳ đại hội trước, nội dung không có giá trị gì” hay “dự thảo văn kiện... chỉ là những vấn đề sáo rỗng, giáo điều, bảo thủ, khư khư ôm giữ chủ nghĩa Mác - Lênin để duy trì quyền lực của Đảng”...

Trái ngược với những luận điệu lạc lõng trên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14 đã khẳng định: “... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận và gửi về Trung ương hàng trăm bản tổng hợp ý kiến góp ý. Đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài cũng đã hoan nghênh và nhiệt tình tham gia góp ý kiến, gửi thư, tài liệu cho các cơ quan và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội”. Tại Hội nghị Trung ương 14 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục xem xét việc tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Có thể khẳng định, dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng; gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; có nhiều điểm mới; thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng; phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo được tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển đất nước.

Để vô hiệu hóa thông tin xấu độc, phương cách tốt nhất là chúng ta phải tiếp tục làm tốt mọi công việc chuẩn bị để bảo đảm Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp. Đó chính là đòn phản bác thuyết phục trước những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Chiêu trò nguy hiểm trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Đại hội XIII của Đảng - sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang đến gần. Các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, những kẻ bất mãn chính trị coi đây là thời cơ để tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam. Càng đáng buồn hơn, hùa theo các thế lực thù địch đi ngược lại bầu không khí tích cực ấy, đâu đó vẫn xuất hiện những giọng điệu lạc lõng, những thông tin xấu độc đang cố tình xuyên tạc, bịa đặt nhằm phá hoại Đại hội XIII của Đảng.

Chúng tập trung vào chống phá là dự thảo văn kiện và công tác nhân sự. Chuẩn bị các văn kiện đại hội là công việc có ý nghĩa quyết định đến tương lai, vận mệnh của đất nước trong nhiệm kỳ 5 năm và xa hơn nữa. Công tác nhân sự là xây dựng, lựa chọn bầu ra những cán bộ đủ tâm, đủ tầm để tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hay nói một cách cụ thể hơn là lựa chọn bộ máy để tổ chức lãnh đạo đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống. Đây là hai nội dung rất quan trọng, do đó càng gần đến đại hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội càng gia tăng các hoạt động chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, biến ảo, trong đó tuyên truyền xuyên tạc, tung tin xấu độc là một chiêu trò hết sức nguy hiểm.

Do vậy, cùng với đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần đẩy mạnh phòng, chống thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xấu độc ngay từ bên trong. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vu khống, bôi nhọ, tố cáo sai sự thật, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao khả năng “miễn dịch” cho nhân dân trước những thông tin xấu độc từ kẻ xấu và các thế lực thù địch.

 

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

“Mùa xuân Arab” - 10 năm nhìn lại

Ngày 17-12 cách đây 10 năm, một thanh niên bán bánh mì tên là Mohammed Bouazizi đã tự thiêu giữa phố ở Tunisia để phản đối chính quyền vì cuộc sống của anh ta quá khổ sở, lại còn phải chịu sự bất công nặng nề trong xã hội.

Sự tức giận bùng nổ, với hàng vạn người dân Tunisia thuộc tầng lớp lao động, nghèo khổ đã làm nên cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có trong lịch sử Tunisia, khởi đầu phong trào biểu tình phản đối chính phủ được phương Tây đặt tên là “Mùa xuân Arab”, hay còn gọi là “cách mạng hoa nhài”.

Biểu tình Mùa xuân Arab bùng nổ đầu tiên ở Tunisia

Chỉ trong vòng 18 ngày bùng phát, cuộc biểu tình của hàng vạn người dân Tunisia đã khiến chính quyền của Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali lung lay, và gần 1 tháng sau vụ tự thiêu, Tổng thống Ben Ali đã phải nhường lại chính quyền vào tay một người thuộc đảng Hồi giáo đối lập. 

Vào thời điểm ông Ben Ali chạy sang Saudi Arabia để sống lưu vong vào giữa tháng 1-2011, Ai Cập cũng đang chuẩn bị bùng nổ những cuộc biểu tình với hàng triệu người tham gia. Một cuộc bạo loạn thật sự đã nổ ra sau đó tại quảng trường Tahrir, trung tâm thủ đô Cairo. Tổng thống Hosni Mubarak mất sự ủng hộ từ Tổng thống Mỹ Barack Obama và đành từ chức. 

Sau Ai Cập, Libya cũng sục sôi cuộc nổi dậy với sự giúp sức từ phương Tây nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, trong đó châu Âu đóng vai trò chủ đạo, trực tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến và Mỹ hậu thuẫn. 

Từ Tunisia, các cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành cuộc lật đổ, bén rễ khắp các quốc gia trong khu vực. Ở Ai Cập, Bahrain, Yemen, Libya và Syria, các quốc gia được lãnh đạo bởi chính thể “độc tài” lâu nay được xem là bất khả xâm phạm đã bất ngờ bộc lộ ra như những thực thể dễ bị tổn thương. Ở khắp nơi trong khu vực, câu chuyện của Bouazizi kiếm được khoảng 2 bảng Anh mỗi ngày để nuôi một gia đình 8 người và phải chịu sự bất công trong xã hội đã gây tiếng vang lớn, lôi kéo hàng triệu người dân phẫn nộ vì đè nén bấy lâu nay tràn xuống đường phố để biểu thị sự phẫn nộ, bất phản đối của mình. 

Giới phân tích đã chỉ rõ rằng các cuộc biểu tình “Mùa xuân Arab” sở dĩ được triển khai nhanh chóng và huy động được số lượng người tham gia đông đảo, đặc biệt là giới trẻ chính là nhờ sự giúp sức hiệu quả cùa mạng xã hội, với phương tiện rất thông dụng là chiếc điện thoại di động thông minh và các ứng dụng web dễ truy cập, dễ dàng đánh bại các cấu trúc bảo mật của nhà nước. 

Ở Ai Cập, trong làn sóng biểu tình thứ hai lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohammed Morsi được bầu lên sau cuộc biểu tình “Mùa xuân Arab”, mạng xã hội và chiếc điện thoại di động thông minh tiếp tục là công cụ trợ giúp đắc lực cho việc huy động lực lượng của người biểu tình. 

Ngoài 4 quốc gia tiêu biểu kể trên, biểu tình “Mùa xuân Arab” cũng đã manh nha bùng nổ tại một số quốc gia khác, như Saudi Arabia, Morocco, Sudan, Djibouti,... nhưng chúng đã nhanh chóng bị dập tắt bởi các chính sách điều hành cũng như những biện pháp an ninh, kiểm soát nghiêm ngặt khiến cho những thành phần chống đối chính quyền không thể sử dụng công cụ mạng xã hội để huy động lực lượng như đã từng làm ở Ai Cập hay Tunisia. 

Phong trào biểu tình “Mùa xuân Arab” đã làm lung lay quyền lực 4 nhà lãnh đạo trong khu vực, trong đó 3 người phải ra đi và chỉ 1 người trụ lại được. Nhà lãnh đạo Libya Gaddafi đã bị giết trong một cuộc truy đuổi của phiến quân nổi dậy. Cái chết của ông Gaddafi mang tính chất của một cuộc nội chiến lật đổ chế độ có sự nhúng tay của phương Tây hơn là kết quả đích thực của những người nổi dậy trong phong trào “Mùa xuân Arab”. 

Ở Yemen, Tổng thống Ali Abdullah Saleh thoái vị vào ngày 25-2-2012 trong cuộc biểu tình biến thành nội chiến giữa lực lượng Hồi giáo đối lập với quân đội chính phủ. 5 năm sau, ông Saleh đã tử vong trong một cuộc giao tranh giữa phiến quân Houthi và quân đội do Saudi Arabia hậu thuẫn. Còn ở Ai Cập, Tổng thống Hosni Mubarak và các con trai đã phải hầu tòa về các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền hành. Duy nhất chỉ có lãnh đạo Syria là ông Bashar al-Assad còn trụ lại đến ngày hôm nay. 

Sau khi lật đổ các nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là “độc tài”, phong trào biểu tình “Mùa xuân Arab” ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi dường như đã không mang lại kết quả như mong muốn của người tham gia biểu tình. Cái mà họ cần là cuộc sống được cải thiện, được trao nhiều quyền hơn, tự do hành động nhiều hơn thì vẫn chưa tìm được. Cuộc sống của họ vẫn khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn trước khi có “Mùa xuân Arab”. 

Đáng quan tâm nhất là những cuộc biểu tình “Mùa xuân Arab” đã biến tướng thành cuộc nội chiến tại một số quốc gia, như Libya, Syria, Yemen với sự can thiệp từ bên ngoài, gây bất ổn định nghiêm trọng về an ninh, chính trị không chỉ cho quốc gia sở tại mà còn ảnh hưởng lan ra các nước trong khu vực, kể cả châu Âu do làn sóng người tị nạn chiến tranh. Hàng triệu người Syria mất nhà cửa, điều kiện sinh sống đã tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan,... và châu Âu khiến cho những nơi này phải chịu áp lực từ gánh nặng xã hội phải chăm lo cho họ. 

Cho đến nay, 10 năm sau khi bùng phát phong trào “Mùa xuân Arab”, những người tham gia cuộc biểu tình năm xưa vẫn còn tiếp tục đấu tranh cho những điều họ mong muốn tìm kiếm. Tại Tunisia, Ai Cập, sau biểu tình “Mùa xuân Arab”, người ta không hài lòng với lãnh đạo mới lên thay người đã bị lật đổ nên tiếp tục biểu tình lần thứ hai. Đặc biệt là tại Ai Cập, sau khi cựu Tổng thống Mubarak bị lật đổ, bị bắt và xét xử, người lên thay là Tổng thống Morsi cũng bị lật đổ, bị bắt và xét xử tương tự. 

Điều đáng buồn cho “Mùa xuân Arab” ở Ai Cập là sau khi phản đối, lật đổ 2 vị tổng thống, xã hội lại trở về với sự lãnh đạo hà khắc mới, vẫn bị cấm đoán và kiểm soát chặt chẽ nhiều vấn đề tương tự như trước khi có “Mùa xuân Arab”.

(Nguồn: http://antg.cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Mua-xuan-Arab-10-nam-nhin-lai-623924/)

Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của người dân

Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát...

Tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó đã có từ khi mới thành lập Đảng và được thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.

Thực tiễn cho thấy, hiện nay cả nước hiện có hơn 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều cơ sở được xây dựng mới, xây dựng lại khang trang, đẹp đẽ. Tự do tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều sự kiện, hoạt động tôn giáo sôi động. Năm 2011, Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo sứ La Vang, tỉnh QuảngTrị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh..., đó là bằng chứng sinh động về đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam vì cuộc sống tinh thần của hàng triệu tín đồ các tôn giáo và cũng là những công dân của Việt Nam.

Quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào của công dân được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và được đảm bảo trên thực tế. Đó là điều mà Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định. Mục đích của hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam là tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phó Thủ tướng Thường trực thăm chức sắc, giáo dân trước lễ Giáng sinh

Ngày 22/12, nhân lễ Giáng sinh năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến chúc mừng Tòa Giám mục Đà Lạt và Ban đại diện Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại tỉnh Lâm Đồng.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chúc mừng Tòa Giám mục Đà Lạt

Tại Tòa Giám mục Đà Lạt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chúc các vị linh mục, chức sắc và đồng bào công giáo tại Lâm Đồng đón một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc.

Nói chuyện thân mật với các linh mục, chức sắc của Tòa Giám mục Đà Lạt, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã bày tỏ mong muốn đồng bào công giáo tại Lâm Đồng tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc và sự phát triển của đất nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm qua, mặc dù đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, nhưng Đảng và Nhà nước đã hoàn thành xuất sắc “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình hoan nghênh đồng bào công giáo cả nước, trong khó khăn, thiên tai và dịch bệnh đã chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh, đóng góp, hỗ trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng của lũ lụt sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống…

Cảm ơn tình cảm tốt đẹp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ và chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt đã bày tỏ sự phấn khởi, cảm kích trước chuyến thăm, chúc mừng của Phó Thủ tướng dành cho Tòa Giám mục Đà Lạt và bà con giáo dân tỉnh Lâm Đồng.

Giám mục Đa minh Nguyễn Văn Mạnh cho biết, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để các hoạt động tôn giáo diễn ra thuận lợi. “Chúng tôi hứa sẽ tiếp tục vận động bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, tham gia tích cực vào hoạt động của Trung ương và địa phương”, Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh nói.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng đã đến thăm và chúc mừng Ban đại diện Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) tại tỉnh Lâm Đồng nhân dịp Giáng sinh năm 2020. Tại đây, Phó Thủ tướng đã nói chuyện thân mật với các quý vị chức sắc, chức việc và tín đồ Hội thánh Tin Lành Việt Nam; đồng thời biểu dương các tín đồ của Hội thánh Tin lành Việt Nam đã thực hiện tốt phương châm “Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, mỗi tín đồ tốt phải là một công dân tốt, chu toàn bổn phận đối với Thiên chúa, làm tròn nghĩa vụ đối với tổ quốc và dân tộc, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chúc các quý vị chức sắc, chức việc và tín đồ Hội thánh Tin Lành Việt Nam đón một mùa Giáng sinh an lành, hạnh phúc.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Hơn 77 triệu người mắc Covid-19, thế giới theo dõi sát sao biến thể virus mới tại Anh

Theo thống kê của Worldometers, tính đến 9 giờ ngày 21-12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 77,16 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có gần 1,7 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm gần 547 nghìn ca nhiễm mới và 7.941 ca tử vong.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh với gần 18,27 triệu ca nhiễm, trong đó có gần 325 nghìn ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 10,05 triệu ca nhiễm, gần 146 nghìn ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với gần 7,24 triệu ca nhiễm, gần 187 nghìn ca tử vong.

Tại châu Âu, sau khi Anh phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn 70% so với chủng gốc, nhiều nước đã quyết định tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động đi lại với Anh, trong đó có Pháp, Bulgaria, Thụy Điển, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Một số nước ở châu Á gồm Iran, Kuwait, Saudi Arabia và Israel cũng ra quyết định tương tự.

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhà khoa học đánh giá biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh có khả năng lây nhiễm nhanh hơn tới 70%, nhưng không dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn và vaccine vẫn sẽ hoạt động hiệu quả với biến thể mới. Do sự gia tăng các ca mắc Covid-19 liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Thủ tướng Johnson đã tái áp đặt lệnh phong tỏa tại vùng England và hủy các kế hoạch nới lỏng hạn chế vào dịp Giáng sinh.

Ngày 20-12, Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo Thủ tướng Boris Johnson sẽ chủ trì một cuộc họp ứng phó khẩn cấp trong ngày 21-12 để thảo luận về việc đi lại quốc tế và vận chuyển hàng hóa qua Anh.

Đáng chú ý, không chỉ Anh ghi nhận biến thể virus mới, Đan Mạch cũng ghi nhận chín ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Hà Lan và Australia cũng đều ghi nhận một ca nhiễm biến thể này. Liên quan tới biến thể virus mới tại Anh, giới chức y tế Đức cho biết các loại vaccine hiện có cũng có hiệu quả phòng ngừa.

Trước tình hình trên, các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ cho biết đang xem xét “rất thận trọng” biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang lây lan tại Anh.      

Theo hãng tin CNN, cố vấn khoa học trong Chiến dịch Thần tốc, Tiến sĩ Moncef Slaoui cho biết các quan chức Mỹ “vẫn chưa biết biến thể trên đã có tại Mỹ hay không”. Theo ông Moncef Slaoui, cho đến nay, dường như chưa có biến thể nào của virus SARS-CoV-2 kháng lại được các loại vaccine hiện có. Ông cũng lưu ý rằng loại biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Anh rất khó có thể kháng lại khả năng miễn dịch của vaccine.      

Hãng tin ABC News dẫn lời Đô đốc Brett Giroir - Trợ lý Bộ trưởng Y tế Mỹ cho rằng, Mỹ chưa cần phải áp dụng biện pháp tạm dừng các chuyến bay từ Anh như một số nước châu Âu đang xem xét.

Trong khi đó, mặc dù Chính phủ Hà Lan đã áp dụng các biện pháp hạn chế mới từ ngày 14-12 vừa qua, trong đó có cả biện pháp đóng cửa trường học và các cửa hàng, nhưng số ca nhiễm mới vẫn không ngừng tăng. Cụ thể nước này đã ghi nhận thêm 13.032 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 689.705 ca. Trong 24 giờ qua, Hà Lan cũng ghi nhận thêm 32 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 10.491 ca.    

Trước tình hình trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nước ở châu Âu tăng cường các biện pháp đối phó với đại dịch.    

Tại châu Á, Iran - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 tại Trung Đông, đã ghi nhận thêm 6.312 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này tăng lên 1.158.384 ca. Đây là mức tăng thấp nhất theo ngày kể từ ngày 26-10.

Theo Thứ trưởng Y tế Iran Alireza Raisi, số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm 50% mỗi ngày kể từ khi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn được áp đặt vào ngày 21-11. Tuy nhiên, giới chức Iran cảnh báo xu hướng giảm có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng, đồng thời khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc quá nhiều trong dịp lễ Yalda.

5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới, tính đến 9 giờ ngày 21-12:

1. Mỹ: 18.267.579 ca mắc, 324.869 ca tử vong

2. Ấn Độ: 10.056.248 ca mắc, 145.843 ca tử vong

3. Brazil: 7.238.600 ca mắc, 186.773 ca tử vong

4. Nga: 2.848.377 ca mắc, 50.858 ca tử vong

5. Pháp: 2.473.354 ca mắc, 60.549 ca tử vong

(Nguồn: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/hon-77-trieu-nguoi-mac-covid-19-the-gioi-theo-doi-sat-sao-bien-the-virus-moi-tai-anh-628876/)

“Sói đơn độc” - Cảnh giác âm mưu truyền bá tư tưởng khủng bố trên Internet

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không gian mạng đã và đang trở thành vùng lãnh thổ mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của mỗi quốc gia.

Do đặc thù thông tin trên không gian mạng có tốc độ truyền thông tin nhanh chóng, không gian, thời gian rộng mở nên những thông tin trên mạng có khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ đến nhận thức của con người ở mọi đối tượng, nhất là trong một thời điểm nhất định có thể tạo làn sóng tích cực hay tiêu cực tác động vào đời sống kinh tế - xã hội và tình hình an ninh, trật tự của một khu vực hay một quốc gia.

Thực tiễn trong những năm qua, các tổ chức khủng bố triệt để lợi dụng các hình thái mạng xã hội để tuyên truyền về chủ nghĩa khủng bố, đồng thời cũng coi đây là phương thức liên lạc an toàn hiệu quả cho các thành viên trên thế giới thực hiện các hành vi khủng bố theo kiểu “sói đơn độc”. Phương thức sử dụng không gian mạng để thực hiện các hoạt động khủng bố đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về công tác an ninh cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia châu Âu đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố đơn lẻ vào những khu vực đông người ở các nước như Anh, Pháp, Bỉ... và gần đây nhất là nước Áo. Các vụ tấn công liên tiếp này đang tạo ra tâm lý bất an khắp châu Âu.

Trên mạng xã hội các nước tràn ngập việc tìm kiếm từ khóa như Satoshi Uematsu (Nhật); Mohamed Lahouaiej Bouhlel (Pháp) Omar Mateen (Mỹ)… đã và đang là những từ khóa gây kinh hãi nhất qua hình thái mạng xã hội. Dù được gọi bằng những từ ngữ khác nhau nhưng tựu chung lại, họ gọi chúng là những "sói đơn độc" hay đơn giản là phương thức khủng bố “sói đơn độc”, một phương thức mới khác xa so với phương thức khủng bố theo nhóm trước đây, gây ra những bất ổn trong xã hội của một quốc gia.

Phương thức khủng bố "sói đơn độc" nguy hiểm vì tính chất đơn lẻ, hành động một mình nên manh mối về âm mưu tấn công của những kẻ khủng bố rất khó bị phát hiện.

Theo các nhà phân tích, có thể số lượng "sói đơn độc" tại châu Âu ngày càng tăng vì sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và mức sống khiến nhiều người rơi vào bế tắc. Một nguyên nhân khác là do sự phổ biến của Internet và mạng xã hội đã lan truyền các tư tưởng cực đoan một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.

Sự truyền bá tư tưởng khủng bố, cực đoan qua mạng Internet, các web chìm hoặc mạng xã hội mã hóa đầu cuối đang được xem như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức khủng bố gieo rắc và kích động tư tưởng cực đoan tới những cá nhân vốn đã mang sẵn sự thù ghét, bất mãn xã hội trong mình. Như trong vụ tấn công tại Anh tháng 6/2017, có đối tượng thậm chí còn chưa bao giờ ra khỏi biên giới nước Anh lại bị cực đoan hóa ngay trong lòng nước Anh.

Thực tế đối mặt với phương thức khủng bố mới “sói đơn độc” đã khiến cho các nước châu Âu bên cạnh việc tăng cường an ninh, theo dõi các đối tượng cực đoan kể cả trên môi trường không gian mạng và đồng thời ban hành các đạo luật mới giúp cho lực lượng an ninh có thể xâm nhập vào tài khoản nghi vấn trên không gian mạng với lí do an ninh trong công cuộc chống khủng bố.

Tuy nhiên, để tiêu diệt và ngăn chặn những phần tử cực đoan hành động như những con “sói đơn độc”, những việc làm này là chưa đủ, lực lượng an ninh các nước châu Âu cần nhiều hơn nữa về sự phối hợp ở cấp liên quốc gia và khu vực, sự đánh giá đúng mức mối liên hệ giữa các mạng lưới khủng bố qua không gian mạng ở bên ngoài biên giới mỗi quốc gia và tội phạm quy mô nhỏ ở trong lòng châu Âu, nhất là trong cộng đồng người nhập cư, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị cực đoan hóa trong lòng châu Âu.

Không gian mạng là hệ thống của những mối quan hệ trên nền tảng internet; Việt Nam là nước có số người dùng Internet trên không gian mạng thuộc tốp đầu trên thế giới. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%.Cùng trong năm, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017; hơn 55 triệu người sử dụng các mạng xã hội (chiếm 57% dân số) và 436 mạng xã hội đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thế giới. Cùng với những giá trị tích cực không gian mạng cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó, không gian mạng “được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường, nhất là những đối tượng sử dụng không đúng mục đích”.

Trong những năm qua kể từ khi các hình thái mạng xã hội trên không gian mạng xâm nhập và phát triển vào Việt Nam các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước càng gia tăng hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức khủng bố lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số đối tượng phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng hình thái mạng xã hội trên không gian mạng để thực hiện các hoạt động truyền bá tư tưởng cực đoan nhằm kích động người dân thực hiện các hành vi như tụ tập đông người gây rối an ninh, trật tự; sử dụng bom xăng tấn công lực lượng chức năng; thậm chí tuyển thành viên để tiến hành các hoạt động khủng bố ở trong nước mà đối tượng đó không cần phải xuất cảnh ra nước ngoài.

Điển hình từ cuối năm 2016, các đối tượng Đào Minh Quân, Phạm Lisa và một số đối tượng phản động trong và ngoài nước là thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, thông qua mạng xã hội đã lôi kéo nhiều đối tượng không nghề nghiệp, bất mãn chế độ nhưng có chung một điểm là hám lợi thành lập các “nhóm hành động” để tiến hành khủng bố, phá hoại tại Việt Nam.

Trong đó có vụ đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất năm 2016, vụ ném bom xăng bãi giữ xe vi phạm Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2017 và gần đây nhất là vụ ném bom tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình năm.

Các vụ khủng bố trên dù chưa gây ra thiệt hại lớn về người nhưng đã đặt ra những thách thức trong công tác đảm bảo an ninh của Việt Nam. Qua quá trình điều tra, xét xử, các đối tượng đều thành khẩn khai nhận trong quá trình sử dụng mạng xã hội đã tiếp xúc liên lạc với những đối tượng khủng bố lưu vong ở nước ngoài và nhận hướng dẫn, chỉ đạo và nhận tiền từ các đối tượng bên ngoài để thực hiện các hành vi khủng bố.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, hoạt động truyền bá tư tưởng khủng bố trong thời gian qua đã được các tổ chức khủng bố lưu vong người Việt ở nước ngoài đẩy mạnh trên không gian mạng. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ truyền bá tư tưởng khủng bố trên không gian mạng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục qua các trang tin chính thống và các phương tiện thông tin đại chúng đểngười dân, nhất là những người thường xuyên xử dụng mạng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nguyên nhân, sự nguy hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do hoạt động khủng bố gây ra không chỉ đối với sống của mình và người thân mà đối với an ninh, an toàn xã hội.

Đồng thời công khai các địa chỉ trang tin trên mạng xã hội của các tổ chức khủng bố lưu vong và các đối tượng khủng bố người Việt ở nước ngoài để người dân nhìn nhận rõ nét về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của chúng để cảnh giác, ngăn chặn.

(Nguồn: http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Soi-don-doc-Canh-giac-am-muu-truyen-ba-tu-tuong-khung-bo-tren-Internet-623089/)

Một số mưu đồ, thủ đoạn chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng

 Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội các thế lực thù địch tiếp tục phát tán nhiều bào viết xuyên tạc, chống phá công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, trong đó chúng tập trung chống phá công tác cán bộ của Đảng nói chung và hoạt động bầu cử trong Đảng nói riêng, mưu đồ của các đối tượng là gây chia rẽ nội bộ, làm cho Đảng ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Họ ra sức tuyên truyền, bịa đặt về các phe phái trong Đảng, nhất là lợi dụng việc giới thiệu nhận sự, công tác bầu cử để xuyên tạc là “sắp xếp”, “thanh trừng”, “mất dân chủ”, “bè cánh”, là “chuẩn bị ghế nhân sự” cho Đại hội Đảng.

Không những thế, họ cũng thường xuyên dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, dao động, tạo bức xúc trong dư luận xã hội, kích động người dân gây mất an ninh, trật tự...; hạ bệ niềm tin, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, của cán bộ, phá vỡ khối đoàn kết trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội, chia rẽ Đảng với nhân dân, nhất là trước thềm Đại hội XIII của Đảng.

Công cụ được họ triệt để lợi dụng là truyền thông hải ngoại, mạng xã hội để lan truyền trên không gian mạng. Họ “giật tít - câu khách” kính thích, đánh vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định, thông tin lệch lạc, hòng tạo nhận thức sai trái công tác cán bộ, nhân sự là có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”; cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc bầu cử trong Đảng, chế độ là mất dân chủ, độc đảng, độc đoán, chuyên quyền, toàn trị. Ngoài ra, họ còn xuyên tạc, nói xấu, vu cáo, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Họ thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội.

Thực tế cho thấy, công tác lựa chọn nhân sự, cán bộ, bầu cử của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, công phu, tỉ mỉ, trách nhiệm, được thực hiện trên nguyên tắc vốn là sức mạnh, tiến bộ của chế độ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Kết quả công tác nhân sự, bầu cử tại đại hội các cấp, tiến tới Đại hội XIII vừa qua của Đảng diễn ra tốt đẹp, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Công tác nhân sự đại hội có nhiều đổi mới, đã phát huy dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy trình, quy định, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng ở tất cả các khâu, góp phần nâng cao chất lượng nhân sự cấp ủy các cấp và chuẩn bị cho nhân sự Trung ương”. Thực tế đó là minh chứng sinh động phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái nói trên.

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng

Trong thời gian qua, trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng thời là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, các phần tử, đối tượng cơ hội chính trị tăng cường hoạt động tuyên truyền chống phá, so sánh khập khễnh, xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam.

Đại hội Đảng các cấp, Đại hội lần thứ XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, sâu sắc; qua đó tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương đánh giá kết quả lãnh đạo trong nhiệm kỳ, đề ra chủ trương, đường lối, nghị quyết lãnh đạo mọi mặt cho nhiệm kỳ, thời gian tiếp theo...

Lợi dụng thời điểm này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động tung ra các luận điệu xuyên tạc, sai trái hòng thực hiện mục tiêu “diễn biến hoà bình” đối với cách mạng Việt Nam.

Các đối tượng tập trung chống phá, hạ thấp vai trò, ý nghĩa của đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII của Đảng; tấn công, xuyên tạc công tác cán bộ, công tác bầu cử trong Đảng. Một số trung tâm truyền thông lớn “hà hơi, tiếp sức” tổ chức các chương trình “Hội luận”, “Hội nghị bàn tròn”… tập hợp các phần tử phản động, “trí thức bất mãn”, các nhà “dân chủ cuội” bàn luận, tuyên truyền xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng ở Việt Nam. Các tổ chức phản động cũng thừa cơ tung lên, dẫn lại bài viết, tuyên truyền, tung tin giả, thất thiệt…

Trái ngược với luận điệu suy diễn, xuyên tạc trên, Hội nghị cán bộ toàn quốc Tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đánh giá: Trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới, khu vực và của nước ta trong năm 2020 và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và bão, lũ ở miền Trung, nhưng với quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp theo đúng tiến độ, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và để lại nhiều dấu ấn, tình cảm sâu sắc, tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng quy định quy chế bầu cử trong Đảng, chỉ rõ: “Bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định” (Điều 2). Hay Luật số 85/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 1).

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Trương Châu Hữu Danh bị bắt để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 17/12/2020, được sự phê chuẩn của Viện KSND TP.Cần Thơ, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Cần Thơ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trương Châu Hữu Danh (38 tuổi, đăng ký thường trú: 85 Khương Minh Ngọc, ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:  Điều 331: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. (Bộ luật Hình sự 2015).

Sinh năm 1982, Trương Châu Hữu Danh từng là phóng viên điều tra của một số tờ báo. Việc cổ súy gây mất trật tự trị an, dùng tiền lẻ trả tiền qua các trạm thu phí BOT khiến giao thông ùn tắc khiến Trương Châu Hữu Danh được biết đến nhiều hơn trên cộng đồng mạng. Gần đây, trên trang cá nhân này đăng nhiều bài viết có nội dung chống phá Đảng và Nhà nước. 

Tháng 6/2019, Tạp chí Nông thôn mới quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Trương Châu Hữu Danh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với phóng viên này. Từ đó, Trương Châu Hữu Danh viết tự do trên trang cá nhân và một số hội nhóm trên mạng xã hội.

Trong chiều 17/12, Cơ quan An ninh điều tra TP.Cần Thơ phối hợp Công an TP.Tân An (Long An) thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của Trương Châu Hữu Danh, tại khu dân cư P.6, TP.Tân An. Tiến hành khám xét nơi ở của bị can, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Cần Thơ đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Hiện vụ án liên quan tới bị can Trương Châu Hữu Danh đang tiến hành điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.

Bác bỏ định kiến xấu của Tổ chức Ủy ban Bảo vệ nhà báo về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam

Việt Nam hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà Tổ chức Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 17/12/2020.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại buổi họp báo ngày 17/12/2020.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin từ Tổ chức Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) cho rằng chính sách quản chế tự do báo chí của Chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà Tổ chức Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) đưa ra về tình hình Việt Nam.

Việt Nam luôn ủng hộ và đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình; mạng di động phủ sóng 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số; hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng internet và hơn 62 triệu người dân sử dụng mạng xã hội.

Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành”.

 (Nguồn: https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/bac-bo-dinh-kien-xau-cua-to-chuc-uy-ban-bao-ve-nha-bao-ve-tinh-hinh-tu-do-bao-chi-o-viet-nam-646864)

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Lại diễn trò “giải thưởng nhân quyền”

Thời gian vừa qua, trên một số trang mạng xã hội của một số hội, nhóm, tổ chức phản động đã đăng tải trao giải thưởng cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Việt Nam” cho Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Việt Tân cũng tích cực truyền bá về cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”. Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta lại được chứng kiến một sự “nở rộ” của các giải thưởng núp bóng nhân quyền như hiện nay.

Không rõ quy trình xét duyệt giải thưởng ra sao, tiêu chuẩn nhận giải thưởng là gì. Vậy nhưng khi nhìn vào những đối tượng được nhận giải, không khó để chúng ta thấy được một điểm chung là những đối tượng đó đều có hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ rất quyết liệt. Như thông tin được tuyên bố, hôm 21/11/2020, tại California, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã trao “giải thưởng nhân quyền Việt Nam” năm 2020 cho Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa và Hội Nhà báo Việt Nam độc lập. Tất cả những đối tượng được trao thưởng đều có hoạt động chống phá đất nước dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền”.

Vậy bản chất thực sự của các giải thưởng trên là gì? Một giải thưởng muốn có vị thế, có uy tín, được công nhận thì trước hết, các cơ quan chủ trì tổ chức giải phải là đơn vị có uy tín. Vậy nhưng các tổ chức đang tiến hành trao các giải thưởng dưới vỏ bọc “nhân quyền” lại không hề có tính chính danh.

Thực tế, việc trao giải thưởng chỉ là một vở kịch để đánh bóng tên tuổi và giúp sức về mặt tinh thần cũng như vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước. Hiện nay, các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước chỉ là phần thiểu số trong xã hội. Vì vậy, để tăng cường “uy tín”, phục vụ cho việc tập hợp lực lượng, các đối tượng chống đối trong nước luôn tìm cách móc ngoặc, hợp tác với các phần tử phản động lưu vong ở bên ngoài. Trong đó, việc trao giải thưởng là một cách thức hữu hiệu đang được lựa chọn nhằm khuếch trương hình ảnh và đánh bóng tên tuổi cho các đối tượng.

Những năm qua, nhiều người Việt Nam đã được nhận các giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, giải thưởng quốc tế cũng có nhiều loại và giá trị của nó cũng không hề giống nhau. Vì vậy, chúng ta không thể để cụm từ “giải thưởng quốc tế” đánh lừa, khiến trắng – đen, thật – giả lẫn lộn. Đặc biệt, cần phải xác định rõ: Những giải thưởng liên quan đến dân chủ, nhân quyền mà các cá nhân phản động, chống đối được trao thời gian vừa qua chỉ là một màn kịch được tính toán để phục vụ cho các mưu đồ về chính trị, thể hiện rõ bộ mặt chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Việt Nam ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp

Ngày 10/12/2020, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Chủ trì Hội nghị Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị các nước thành viên ADMM+ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam đã chủ động, kịp thời thích ứng với tình hình mới, tích cực triển khai các ưu tiên, sáng kiến đã đặt ra trong năm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam đã tổ chức thành công các hội nghị quốc phòng quân sự ASEAN trong thời gian qua, đảm bảo an ninh, an toàn, hiệu quả; kịp thời đề xuất, triển khai nhiều sáng kiến trong phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh cũng như triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ADMM+. Dự Hội nghị các đại biểu đã đánh giá cao sự phát triển của ADMM+ trong 10 năm qua, trong đó có việc thường xuyên hóa ADMM+ và nâng số lượng các Nhóm chuyên gia ADMM+ từ 5 nhóm lên 7 nhóm, đặc biệt là sự tiến triển trong hoạt động hợp tác thiết thực của các Nhóm chuyên gia ADMM+, gồm: Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa; an ninh biển; Quân y; chống khủng bố; gìn giữ hòa bình; hành động mìn nhân đạo; an ninh mạng, qua đó, đóng góp cho việc xây dựng năng lực, tăng cường khả năng phối hợp hoạt động chung giữa các nước thành viên ADMM+ nhằm ứng phó với các thách thức an ninh, vì lợi ích chung của cả khu vực. Đánh giá về tình hình thế giới và khu vực, các đại biểu nhất trí đánh giá hiện nay khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả truyền thống và phi truyền thống như an ninh biển, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, dịch bệnh..., có nguy cơ ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định của khu vực; ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch bày tỏ sự đồng tình với nhận định của các đại biểu về bối cảnh an ninh trong giai đoạn hiện nay, bày tỏ quan ngại về các thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống. “Chúng ta đều nhất trí với nhận định rằng trước những thách thức an ninh nêu trên, một quốc gia đơn lẻ không thể ứng phó hiệu quả được, thay vào đó cần phải chung tay hợp tác thông qua song phương và đa phương. Riêng đối với hợp tác đa phương, ADMM+ tiếp tục chứng tỏ là một cơ chế hiệu quả, phù hợp để chúng ta tiếp tục đầu tư nguồn lực nhằm tăng cường hợp tác thực chất trên cơ sở những gì chúng ta đã làm được trong 10 năm qua”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Hội nghị đã thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó Hội nghị đã ra Tuyên bố chung của ADMM+ về tầm nhìn chiến lược an ninh. Tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, cũng như sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuyên bố chung này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh, thể hiện sự thống nhất cao, sự cam kết, quyết tâm mạnh mẽ của các quốc gia thành viên ADMM+ trong tăng cường hợp tác quốc phòng, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trước âm mưu chống phá (Bài 1)

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu trong các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Vì vậy, nó luôn là mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, nhất là vào thời điểm trước Đại hội XIII của Đảng. 

Thực tiễn cho thấy để thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nhất thiết phải giữ vững và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ. Thời gian qua, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đẩy mạnh chống phá Đảng, trong đó trước hết nhằm vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính vì thế, bảo vệ nguyên tắc tổ chức cơ bản này của Đảng vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trước hết, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị rêu rao rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đã “lỗi thời”. Chúng cho rằng nguyên tắc này chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, trong hoạt động bí mật, hoặc khi lãnh đạo chiến tranh cần có kỷ luật chặt chẽ, tập trung, thống nhất cao độ. Còn trong điều kiện hòa bình, Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng, đòi hỏi phải mở rộng dân chủ, phát huy tối đa sáng tạo cá nhân, nguyên tắc tập trung dân chủ đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa. 

Một số đối tượng thì lập luận rằng trong cụm từ “tập trung dân chủ” thì “tập trung” là danh từ, còn “dân chủ” chỉ là tính từ, dân chủ chỉ là cái bổ nghĩa cho tập trung, làm rõ thuộc tính tập trung. Vì vậy, tập trung là mục đích, dân chủ chỉ là phương tiện. Nhưng do có rất nhiều phương tiện để đạt được mục đích, thành ra dân chủ chỉ là một loại phương tiện mà thôi. 

Từ những luận điểm sai lầm này, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị khẳng định tập trung dân chủ chỉ là “một thứ chế độ tập quyền, độc đoán bảo thủ, kìm hãm tư duy sáng tạo”. Dẫn ra vài ví dụ về sai lầm, quan liêu độc đoán, mất dân chủ của một số người trong bộ máy của Đảng, chúng cho rằng càng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ thì hiện tượng chuyên quyền độc đoán trong bộ máy lãnh đạo càng nhiều. Từ chỗ lẫn lộn bản chất của nguyên tắc với những hiện tượng vi phạm nguyên tắc, chúng kết luận cần phải thay nguyên tắc tập trung dân chủ, rằng “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt đối lập, luôn có xu hướng phủ định, triệt tiêu nhau; nếu thực hiện tập trung sẽ tất yếu dẫn đến thu hẹp dân chủ, triệt tiêu dân chủ; ngược lại, nếu muốn thực hiện dân chủ thì phải từ bỏ tập trung. 

Đặc biệt, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực này cho rằng Đảng đã ra sức bênh vực nguyên tắc tập trung dân chủ để bảo vệ công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược và chủ chốt vào Ban Chấp hành Trung ương XIII mà dân không hề được hỏi ý kiến. Chúng lập luận rằng nguyên tắc tập trung dân chủ được thống nhất trong 3 văn kiện quan trọng nhất gồm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Hiến pháp cho thấy nó có mục đích chung là bảo vệ quyền cai trị tự phong cho mình của Đảng và phủ nhận quyền tự quyết chính trị của dân. Chúng ra sức tán dương thực hiện dân chủ tự do, dân chủ vô hạn độ; ủng hộ nhiều phe nhóm đối lập để đấu tranh, bàn cãi; sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên” cổ vũ cho những bất đồng ý kiến trong Đảng để chia rẽ nội bộ Đảng. 

Có thể thấy việc chia cắt nguyên tắc vốn thống nhất, hoặc đem “dân chủ” đối lập với “tập trung” là không hiểu đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực chất, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị cố tình không hiểu, cố tình bịa đặt nhằm phá bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. (còn nữa)

Bảo vệ nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trước âm mưu chống phá (Bài 2)

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu trong các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Vì vậy, nó luôn là mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị, nhất là vào thời điểm trước Đại hội XIII của Đảng. 

Tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản. Ai cũng biết nguyên tắc là những điều cơ bản, nền tảng, được tổ chức đặt ra đòi hỏi cá nhân phải tuân theo khi tham gia vào một tổ chức để tồn tại, phát triển và thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nguyên tắc do chính những thành viên của tổ chức đặt ra, trên cơ sở nhận thức quy luật khách quan để thống nhất thực hiện trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức. 

Là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản phải có tổ chức chặt chẽ, tập trung, thống nhất, chứ không thể là một tổ chức lỏng lẻo, vô Chính phủ. Là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng cộng sản, đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội - một xã hội giương cao ngọn cờ tự do, dân chủ, công bằng và bảo vệ phẩm giá con người, Đảng Cộng sản lại phải có tổ chức dân chủ mới phù hợp với bản chất và mục đích ấy. Tập trung và dân chủ ở đây có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. 

Với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của Đảng là lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bất công, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Lãnh đạo một sự nghiệp mới mẻ, vĩ đại, phức tạp, khó khăn chưa từng có. Một mặt, Đảng phải tổ chức, hoạt động một cách dân chủ để phát huy mọi tiềm năng, lực lượng của đảng viên, tổ chức đảng mới mong thành công. Mặt khác, cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới thực chất là cuộc đấu tranh quyết liệt đòi hỏi Đảng phải có tổ chức cao mới có sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi. Muốn vậy, Đảng phải tổ chức tập trung, thống nhất, kỷ luật nghiêm minh. 

Thử hỏi, nếu cho phép đảng viên trong Đảng không phải chấp hành nghị quyết của Đảng, đảng viên được tự do truyền bá ý kiến cá nhân trái với quan điểm của Đảng thì tình hình sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ là rối loạn và sụp đổ. Nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ tạo cho Đảng kỷ luật thống nhất, nghiêm minh, mà còn tạo cơ chế hữu hiệu nhất để phát huy mọi sáng kiến, sáng tạo, khai thác mọi trí tuệ của đảng viên, của cơ sở. Do vậy, trong điều kiện nào cũng phải phát huy cao độ dân chủ và đồng thời, phải có sự tập trung thống nhất. Không thể có việc Đảng chỉ cần tổ chức chặt chẽ, lãnh đạo thống nhất trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, còn trong thời kỳ lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tổ chức, hoạt động lại lỏng lẻo. 

Tất nhiên, trong thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không phải nơi nào, lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Thậm chí có nơi nguyên tắc này còn bị bóp méo, vô hiệu hóa, bị lạm dụng thông qua việc lấy ý kiến đa số, quyết định của tập thể cấp ủy để thực thi ý chí của thiểu số, do lợi ích nhóm chi phối. Ở những nơi đó, cán bộ lãnh đạo gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, không những chưa phát huy quyền của đảng viên mà còn thiếu tôn trọng và ít lắng nghe ý kiến cấp dưới. Thậm chí, đã có không ít trường hợp người đứng đầu tổ chức đảng lợi dụng, lạm dụng và thâu tóm quyền lực phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ trong công tác cán bộ bằng nhiều thủ đoạn. 

Nhưng đó chỉ là hiện tượng đơn lẻ và Đảng luôn kiên quyết xử lý nghiêm túc. Điển hình trong thời gian gần đây, một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì bị xử lý kỷ luật, trong đó nguyên nhân chủ yếu là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Có thể kể ra ở đây một số vụ như: Trung ương đã kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015; Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; Ban Cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016; Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016… vì các tổ chức đảng này đã có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, vi phạm quy chế làm việc của cấp ủy.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bảo vệ và kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng luôn là nhiệm vụ sống còn của Đảng, là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên của Đảng, không thể coi nhẹ. (Hết)

Công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực

Ngày 12-12, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 tại Hà Nội và trực tuyến đến hơn 80 điểm cầu trong cả nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Từ khi Ban Chỉ đạo được thành lập đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác này đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế”. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 3.200 đảng viên liên quan đến tham nhũng; thi hành kỷ luật 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành kiên quyết, không khoan nhượng, hơn 11.700 vụ án được đưa ra xét xử. Hầu hết đối tượng bị xử lý đều nhận thức rõ sai phạm của mình, tâm phục, khẩu phục, ăn năn, hối lỗi. “Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian qua càng chứng tỏ chúng ta đã thực hiện rất nghiêm tư tưởng chỉ đạo, quan điểm: Nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào” - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định.

Phòng, chống tham nhũng với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn

QĐND - LTS: Ngày 12-12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020. Tại hội nghị có quy mô lớn nhất về công tác PCTN kể từ khi thành lập Ban chỉ đạo (năm 2013) đến nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng (Báo Quân đội nhân dân đã đăng toàn văn phát biểu này trong số báo ra ngày 13-12 với tiêu đề “Tiếp tục đẩy mạnh PCTN với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn”).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Sau khi theo dõi thông tin về hội nghị và đặc biệt là nghiên cứu kỹ bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, rất nhiều cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã bày tỏ sự phấn khởi, niềm tin vào quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh chống “giặc nội xâm”, đồng thời hiến kế, đề xuất những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh PCTN với quyết tâm cao hơn, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Từ số báo hôm nay, Báo Quân đội nhân dân trân trọng chọn đăng một số ý kiến tiêu biểu.

Ông NGUYỄN TÚC, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã tạo ra những đột phá chưa từng có

Đột phá được hiểu là triển khai thực hiện những giải pháp mang tính chất chủ đạo nhằm tạo ra những bước ngoặt, những thay đổi lớn đối với những vấn đề còn trì trệ bấy lâu nay. Đột phá cũng được hiểu là nỗ lực thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm làm thay đổi tính chất của sự việc mà những giải pháp trước đây chưa làm đến nơi đến chốn.

Với cách hiểu như vậy, tôi cho rằng, từ năm 2013 đến nay, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác PCTN của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra những bước đột phá chưa từng có, vì vậy thu được những kết quả cũng chưa từng thấy.

Thứ nhất, đó là đột phá về tư duy, xác định rõ việc PCTN là cuộc đấu tranh vì sự sống còn của Đảng và chế độ XHCN, do đó tư tưởng chỉ đạo của Đảng là làm nhất quán từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị sức ép từ bất cứ cá nhân, tổ chức nào; nếu ai sai phạm, tham nhũng đều phải xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội. Thứ hai, đột phá về công tác tổ chức. Từ khi Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN (gọi tắt là BCĐ) chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư trực tiếp là Trưởng BCĐ, công tác PCTN đã được triển khai bài bản, thống nhất, xuyên suốt và công tác chỉ đạo, điều hành được duy trì thành nền nếp, chặt chẽ, nhất quán và có sự phân công, phối hợp rất hiệu quả giữa BCĐ và các cơ quan chức năng của Trung ương. Thứ ba, đột phá về công tác phát hiện, đấu tranh, điều tra, truy tố, xử lý các đối tượng trong PCTN. Nhờ đột phá này mà hầu hết các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng đã bị phanh phui, xử lý và được dư luận xã hội đánh giá rất cao. Thứ tư, đột phá về mức độ xử lý mang tính răn đe rất nghiêm khắc đối với tội phạm tham nhũng và đột phá về công tác thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Trước đây, chúng ta xử lý nhiều vụ án tham nhũng theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, xử nhiều án treo và ít (hoặc khó) thu hồi được tài sản tham nhũng; thì nay các vụ tham nhũng đều xử lý rất mạnh tay, xử nhiều án tù hơn và tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đã tăng lên gấp nhiều lần. Thứ năm, đột phá về công tác thông tin, truyền thông về công tác đấu tranh và kết quả PCTN. Tất cả các vụ việc, đối tượng liên quan đến tham nhũng đều được UBKT Trung ương và BCĐ công bố rộng rãi, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó thể hiện sự công khai, minh bạch về một vấn đề trước đây được coi là nhạy cảm, thì nay chuyện công khai danh tính cán bộ, đảng viên sai phạm và xử lý kỷ luật đã thành “chuyện thường ngày”, từ đó tạo thành sức mạnh của quần chúng và dư luận xã hội đối với công tác đấu tranh PCTN của Đảng và Nhà nước ta.

Hiến pháp 2013 đã hiến định, Đảng ta là Đảng cầm quyền, có sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do đó, khi Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác PCTN thì hiệu lực, hiệu quả đã được chứng minh trong thực tế. Theo tôi, đây là bài học, kinh nghiệm rất quý báu cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới để công tác đấu tranh PCTN ngày càng đi vào chiều sâu, thu được nhiều kết quả lớn hơn nữa.

Thạc sĩ  NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Dấu ấn rất đáng ghi nhận của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng:

Thành công của công tác PCTN trong những năm qua không thể không nhắc đến vai trò đặc biệt quan trọng của BCĐ Trung ương về PCTN. Thành lập ngày 1-2-2013, BCĐ có địa vị chính trị, pháp lý, thẩm quyển cao hơn BCĐ đã được thành lập trước đó, vì Trưởng ban là Tổng Bí thư, các Phó trưởng ban gồm Thường trực Ban Bí thư, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và các thành viên gồm lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương. Chính vì vậy, BCĐ có trách nhiệm, quyền hạn rất lớn trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN trong phạm vi cả nước.

Dấu ấn của BCĐ được thể hiện trước hết ở việc đã tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định nhiều chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp PCTN. Đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để việc chỉ đạo công tác PCTN được thống nhất, chặt chẽ trên phạm vi toàn quốc, từ đó tránh những kẽ hở, lỗ hổng và hiện tượng có thể làm mạnh ở chỗ này, không làm đến nơi đến chốn ở chỗ khác. Thứ hai, BCĐ đã có bộ máy giúp việc, hoạt động chuyên nghiệp, cơ chế điều hành của BCĐ tập trung, nhất quán. BCĐ có đủ các thành phần lãnh đạo ở các cơ quan trọng yếu, rường cột của Đảng và Nhà nước, từ đó hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành cũng thuận lợi hơn trước. Thứ ba, những năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, BCĐ đã phát huy rất tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối công tác đấu tranh PCTN, thể hiện ở việc kịp thời chỉ đạo, đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và dư luận xã hội quan tâm. Chính vì vậy, không ít vụ tham nhũng phức tạp tưởng như bị “chìm xuồng” và nhiều cán bộ, trong đó có cán bộ cao cấp liên quan đến vụ việc tham nhũng tưởng như rơi vào tình trạng “im lặng đáng sợ”, nhưng nhờ có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của BCĐ nên những vụ việc và đối tượng liên quan đã bị điều tra, xử lý nghiêm minh. Thứ tư, BCĐ, nhất là Trưởng BCĐ đã thể hiện quyết tâm chính trị dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không chùn bước trước khó khăn, không nao núng trước những áp lực, đã nói là làm, làm thực chất, làm hiệu quả, làm để củng cố uy tín của Đảng, lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Tôi cho rằng, với những ưu thế, hiệu lực và hiệu quả mà BCĐ đã làm được trong những năm qua, thời gian tới, BCĐ cần tiếp tục phát huy vị thế, thẩm quyền của mình để tăng cường công tác đấu tranh PCTN, làm cho các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày càng bị thu hẹp, các đối tượng tham nhũng ngày càng bị kiềm tỏa và các hành vi tham nhũng không dám, không còn cơ hội lộng hành và tình trạng tham nhũng sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả hơn nữa để góp phần làm trong sạch hệ thống chính trị và trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên.

PGS, TS NGUYỄN MINH TUẤN, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Xử lý các vụ việc tham nhũng rất nghiêm minh, nhưng thấu lý đạt tình, nhân văn:

Tham nhũng, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói, đó là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị-xã hội nào, quốc gia nào cũng có tham nhũng, dù ít hay nhiều. Vấn đề là chúng ta đối mặt với thực trạng xã hội phức tạp này như thế nào.

Tôi cho rằng, thời gian qua, chúng ta đã dũng cảm đối mặt, dũng cảm đấu tranh, dũng cảm xử lý tham nhũng với một tinh thần nghiêm túc, quyết liệt, chắc chắn và bước đầu mang lại những hiệu ứng xã hội tích cực. Hầu hết các vụ việc tham nhũng đưa ra ánh sáng đã được dư luận xã hội, nhân dân theo dõi sát sao, đồng tình vì các vụ việc, vụ án, đối tượng tham nhũng được xử lý kịp thời, nghiêm minh, thấu lý đạt tình, nhân văn.

Ai có công được thưởng, ai có tội thì bị xử phạt. Đó là quan điểm nhất quán về chính sách khen thưởng, kỷ luật của Đảng và Nhà nước ta. Tham nhũng là một loại tội phạm và những đối tượng có hành vi phạm tội này chủ yếu là những người có chức, có quyền trong các cơ quan nhà nước. Do đó, khi xem xét, xử lý kỷ luật hay xử lý hình sự đối tượng phạm tội tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta luôn cân nhắc thận trọng, xem xét đúng tính chất, mức độ, hậu quả gây ra và thái độ ăn năn, hối cải của đối tượng để đưa ra hình thức xử lý phù hợp. Vì vậy, các hình thức xử lý đối với các hành vi tham nhũng thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm minh, thấu lý đạt tình và nhân văn, làm cho đối tượng bị xử lý cơ bản “tâm phục, khẩu phục” và dư luận xã hội ủng hộ.

Từng có ý kiến băn khoăn, đã là xử lý kỷ luật, xử lý hình sự sao lại gọi là nhân văn? Nói nhân văn như vậy có đúng bản chất vấn đề không?

Theo tôi, sự băn khoăn này là không có cơ sở và xuất phát từ nhận thức thiếu thấu đáo, thiếu biện chứng khoa học. Bởi tính chất nhân văn trong xử lý đối tượng tham nhũng của Đảng ta được thể hiện ở mấy góc độ. Thứ nhất, như người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta nhiều lần nhấn mạnh, xử lý kỷ luật cán bộ là điều không ai muốn làm, nhưng vì lợi ích toàn cục của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, nên kỷ luật một người để cứu muôn người; thà chấp nhận hy sinh, tổn thất một số cán bộ còn hơn để cho một số “con sâu” làm mọt ruỗng thể chế chính trị, đạo đức công vụ và gây xói mòn niềm tin trong nhân dân. Thứ hai, tính nhân văn còn được hiểu là mọi cán bộ, đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, do đó bất cứ ai vi phạm đều phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng, chính xác; đây chính là chiều sâu nhân văn, chứ không có chuyện xử lý theo kiểu “nhẹ trên, nặng dưới” hay có cùng hành vi khuyết điểm, phạm tội giống nhau mà lại xử lý mỗi nơi một cách khác nhau. Thứ ba, khi xem xét xử lý các cán bộ lãnh đạo liên quan đến tham nhũng và có hành vi tham nhũng đều được Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng nhận định, đánh giá khách quan, toàn diện, công tâm, gắn với thời điểm, bối cảnh lịch sử cụ thể và có tính đến công lao, thành tích trong quá khứ để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, thấu lý đạt tình, đúng người, đúng tội.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bảo đảm sự nghiêm minh mà vẫn bao hàm tinh thần nhân văn trong xử lý các vụ việc, đối tượng tham nhũng là một cách làm phù hợp với truyền thống văn hóa khoan dung của dân tộc, phù hợp với tinh thần đạo đức cách mạng của những người cộng sản mà vẫn tăng cường kỷ cương, kỷ luật, giữ vững sự uy nghiêm của kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.

Ông TRẦN AN, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Đảng ta đã ghi thêm “điểm cộng” trong lòng dân:

Từ nhiều năm nay, mỗi khi có thông báo các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác giám sát, kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân ta luôn theo dõi và bày tỏ sự đồng tình đối với những quyết định đúng đắn, sáng suốt của Trung ương. Qua nhiều lần tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện, tôi nhận thấy các tầng lớp nhân dân đều thể hiện sự nhất trí, đánh giá cao quyết tâm chính trị của Đảng ta trong công cuộc đấu tranh PCTN.

Các nhiệm kỳ đại hội trước đây Đảng ta cũng quan tâm đến công tác đấu tranh PCTN nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân. Phải đến nhiệm kỳ Đại hội XII, cuộc đấu tranh này mới thực sự trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội và các tầng lớp nhân dân. Điều này cho thấy nhân dân ta vẫn rất quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước và vận mệnh của Đảng. Thấu hiểu sâu sắc ý nguyện của nhân dân nên những năm qua, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ đấu tranh PCTN, kiên quyết, kiên trì và nỗ lực phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, các đối tượng tham nhũng để góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Và thực tế Đảng ta đã, đang trao truyền năng lượng tinh thần tích cực cho toàn xã hội nhờ vào việc quyết tâm đẩy lùi “quốc nạn” tham nhũng và bước đầu đã tạo được những kết quả tích cực, khả quan. Việc kiên quyết xử lý những cán bộ cao cấp “nhúng chàm”-như người dân nhận định-chứng tỏ Đảng ta thực hiện đúng phương châm: Trên có nghiêm thì mới tạo được uy cho cấp dưới; người muốn sạch phải tắm từ trên đầu xuống; cầu thang muốn sạch thì phải quét từ trên xuống.

Mặt khác, thành công bước đầu của công cuộc đấu tranh PCTN được nhân dân ghi nhận, ủng hộ cũng bắt nguồn từ sức mạnh ý Đảng lòng dân, bắt nguồn từ chủ trương, chính sách của Đảng ta luôn phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời huy động được sức mạnh to lớn của nhân dân cùng tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng. 

Lòng dân là thước đo đối với thanh danh, uy tín của Đảng. Vì vậy, có thể nói rằng, nhờ tạo ra sự chuyển biến rõ rệt và những kết quả bước đầu rất quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN mà Đảng ta đã ghi thêm nhiều “điểm cộng” trong lòng dân và như vậy, thước đo lòng tin của nhân dân đối với Đảng từ đó cũng dài ra, rộng thêm để minh chứng một điều: Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang làm hết sức mình vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

(Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/phong-chong-tham-nhung-voi-quyet-tam-cao-hon-manh-me-hon-hieu-qua-hon-646501)

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

Không thể xuyên tạc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong gần 76 năm qua không chỉ khẳng định về sự cần thiết phải tổ chức xây dựng quân đội cách mạng, quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc, đánh đổ phong kiến, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới mà còn khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân, với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng … Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Ấy vậy mà gần đây, trên một vài trang mạng lại có kẻ xuyên tạc rằng: Quân đội không vì mục đích lý tưởng mà vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng phản bội Đảng … Đây là một giọng điệu hết sức nguy hiểm bởi lẽ nó đã trắng trợn xuyên tạc bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.

Lịch sử gần 76 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta đã khẳng định, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã sẵn sàng lên đường chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp: Độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa.

Ngay trong khói lửa của những cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, biết bao cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích cao nhất là giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ quân đội đã dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đội quân công tác, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo; tham gia lao động sản xuất xây dựng đất nước, tham gia phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Cùng với việc giáo dục, rèn luyện để Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn là công cụ bạo lực vũ trang, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, của Nhà nước, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân; trong điều kiện hòa bình, với sự phát triển toàn diện của đất nước do thắng lợi của công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng hết sức quan tâm bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội.

Bằng sự quan tâm sâu sắc, với những chủ trương đúng đắn, kịp thời, Đảng và Nhà nước thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhất là chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin… tạo việc làm cho những quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về các cơ quan, địa phương làm việc.

Sự quan tâm đến chế độ chính sách của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong những năm qua của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị-xã hội, của nhân dân đối với quân đội, không chỉ khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, của Nhà nước và nhân dân trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, bảo đảm cho mọi cán bộ, chiến sĩ an tâm xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Trong điều kiện tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới; nhân dân ta, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn nhiều khó khăn cả về đời sống vật chất và tinh thần. Vì vậy, sự quan tâm bảo đảm về vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ quân đội cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà cán bộ, chiến sĩ quân đội lại suy giảm bản chất của quân đội cách mạng. Ngược lại, càng trong khó khăn, gian khổ, cán bộ, chiến sĩ quân đội càng sáng ngời bản chất cách mạng, sáng ngời bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ.

Những giọng điệu của những kẻ cơ hội chính trị, phản động tán phát trên mạng không phải là do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu đúng đắn về bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam mà thực ra họ đang cố tình xuyên tạc sự thật, phủ nhận bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam, kích động chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sâu xa hơn là “phi chính trị hóa” quân đội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với quân đội.

Trong thời kỳ mới, cùng với đấu tranh phản bác những giọng điệu nguy hiểm ấy, chúng ta cần tập trung xây dựng bảo đảm cho quân đội luôn luôn là công cụ bạo lực, lực lượng chính trị trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc, của nhân dân, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trong quân đội cũng phải tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống những luận điệu xuyên tạc bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới.

Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam

Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”, cho đến nay, Việt Nam luôn thực hiện mục tiêu, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tất cả những giá trị tốt đẹp thuộc về quyền lợi cơ bản của con người. ấy vậy mà, trên một số trang mạng xã hội gần đây lợi dụng Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/2020) các thế lực thù địch, phản động và đối tượng cơ hội chính trị lại tung ra những luận điệu cũ rích nhằm xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, các đối tượng đội lốt “đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền” nhưng lại có lời lẽ đơm đặt, bôi nhọ những giá trị cơ bản của quyền con người chân chính và rêu rao xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam không tôn trọng, bảo đảm quyền con người nhằm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam.


Quyền con người là giá trị phổ quát của nhân loại và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, khi nhìn nhận vấn đề quyền con người, quyền công dân cần phải có quan điểm khách quan, toàn diện gắn với thể chế chính trị, lịch sử, văn hóa truyền thống và điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Không nên xem xét, nhận định quyền con người, quyền công dân theo con mắt “thầy bói xem voi”, chỉ nhìn thấy vài ba hiện tượng bên ngoài rồi đánh giá thành bản chất.

Khi nói đến một thể chế chính trị tiến bộ, một quốc gia văn minh, thì không thể không nói đến thể chế chính trị, quốc gia đó có quan tâm đến việc bảo đảm những quyền cơ bản của con người hay không. Chế độ chính trị XHCN mà Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, thực hiện là một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, từ khi lập quốc theo thể chế dân chủ XHCN đến nay, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi mục tiêu không ngừng thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm quyền con người cho mọi người dân.

Nếu bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948, trong đó vấn đề hàng đầu mà tuyên ngôn này khuyến nghị cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân tộc phải thực hiện là bảo đảm “Tự do, công lý và hòa bình”; thì vấn đề quyền tự do trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nêu ra trước 3 năm so với bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”. Nhắc lại điều đó để thấy, với tầm nhìn vượt thời đại của mình, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và dân tộc Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị quyền con người và cam kết thực hiện quyền con người trước cộng đồng quốc tế ngay từ khi thành lập chính quyền cách mạng công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Trong đó, Hiến pháp năm 2013 đã thiết kế một chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngay sau Điều 1 hiến định về chủ quyền địa lý, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, đó là: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cũng lần đầu tiên, chữ “Nhân Dân” được viết hoa trong bản Hiến pháp để nhấn mạnh đến vị trí, vai trò quyết định của nhân dân trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn 2014-2019, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hơn 100 văn bản luật và pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thành tựu về quyền con người ở Việt Nam trong hơn 70 năm qua thể hiện trên mọi lĩnh vực, nhất là những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế trong gần 35 năm đổi mới (1986-2020). Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền kinh tế năm 1985 mới có 14 tỷ USD, thì đến năm 2019 đạt 262 tỷ USD, tăng gấp hơn 18,7 lần. Mới đây, Tạp chí The Economist tháng 8-2020 đã xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, nhưng nhờ sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, năm 2020, Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng dương ở mức khá. Nhìn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) so sánh mức sống với các nước trên thế giới, thu nhập của người dân Việt Nam năm 2020 tương đương gần 9.000USD (tính theo ngang bằng sức mua).

Việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng XHCN “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với hàm ý nhấn mạnh Việt Nam luôn kiên trì, nỗ lực bảo đảm “quyền sung sướng” (dân giàu) và “quyền tự do” (dân chủ) mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Khi quốc gia giàu có về vật chất, văn hóa, tinh thần và bảo đảm tự do, dân chủ về mọi mặt, đó chính là cam kết chính trị của Việt Nam cùng các quốc gia và cộng đồng quốc tế thực hiện hiệu quả những giá trị phổ quát về nhân quyền đã được xác định trong “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Tên bán nước, hại dân Đỗ Ngà lại thích chọc gậy bánh xe

Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội phản động đã phát tán bài viết của Đỗ Ngà với luận điệu: “Lực lượng duy nhất được phạm pháp một cách hợp pháp”, ám chỉ lực lượng công an. Đây là nội dung vu cáo, xuyên tạc trắng trợn về lực lượng chấp pháp, duy trì đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Thượng tôn pháp luật không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam từ trước đến nay, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý đích đáng. Thực tiễn, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thi hành kỷ luật cả cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên và nguyên uỷ viên Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, cũng đã kỷ luật một số tổ chức đảng thuộc Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải. Điều đó cho thấy, ở Việt Nam không bao giờ có chuyện tổ chức, cá nhân nào được “phạm pháp một cách hợp pháp”, tất cả đều bình đẳng, thượng tôn pháp luật.

Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành Công an nhân dân còn luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, vì nhân dân phục vụ; không quản ngại khó khăn, gian khổ hy sinh, mưu trí, dũng cảm, khôn khéo trong đấu tranh với kẻ địch và tội phạm, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện tư cách người Công an cách mạng theo Sáu điều Bác Hồ dạy; đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn được nhân dân tin yêu, quý mến.

Những truyền thống tốt đẹp, bản chất cách mạng, sức mạnh và tinh thần chiến đấu kiên cường của lực lượng Công an đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đấu tranh giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Sự trưởng thành, phát triển, vững mạnh toàn diện của lực lượng Công an nhân dân hôm nay đã trở thành chỗ dựa vững chắc, niềm tin yêu của tất cả quần chúng nhân dân trong cuộc sống cũng như trong những lúc khó khăn, hoạn nạn xảy ra. Dẫu còn có người vi phạm pháp luật song đó chỉ là số ít không thể nào làm phai mờ bản chất truyền thống tốt đẹp của Công an nhân dân. Vì thế, không một tổ chức, cá nhân phản động nào như Đỗ Ngà có thể xuyên tạc về việc thực thi pháp luật của Công an nhân dân Việt Nam. Kiểu la liếm, ăn nói xằng bậy, vô căn cứ, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” sớm hay muộn sẽ bị trả giá bằng sự nghiêm trị của pháp luật.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...