Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

PHẢI CHĂNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG KHÔNG THỂ “KẾT DUYÊN” ĐƯỢC VỚI ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA?



                                                                                         
                                                                 Khánh Anh
Có quan điểm cho rằng: “ Làm gì có cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “kinh tế thị trường là gắn với chủ nghĩa tư bản”, “là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản”, đưa thêm đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” vào là một sự gán ghép khiên cưỡng, tiến tới bài xích, phủ nhận vấn đề này. Để chứng minh cho luận điệu này, “họ” đã đưa ra quan điểm: “kinh tế thị trường và CNXH là hai ý tưởng hoàn toàn mâu thuẫn nhau; kinh tế tư nhân lẫn kinh tế nhà nước gọi chung là kinh tế quốc dân không có kinh tế nào là chủ đạo cả…”.
 Xin thưa với “họ” rằng: kinh tế thị trường và CNXH hoàn toàn không mâu thuẫn nhau. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu chung của nhân loại, nó được tồn tại và phát triển qua các phương thức sản xuất khác nhau. Dưới chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường thì lợi nhuận được coi là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Vì vậy, CNTB lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân phục vụ cho mục đích của giai cấp tư sản, chiếm đoạt lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Vai trò thống soái của chủ nghĩa tư bản trong cơn lốc tìm kiếm thị trường và toàn cầu hóa kinh tế đã đe dọa lợi ích đến tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. Tự cho mình quyền tự do chiếm đoạt, tự do xâm lược, tự do bóc lột, tự do khủng bố, tự do phân biệt chủng tộc…Bất chấp tất cả miễn sao chiếm đoạt được nhiều lợi nhuận. Đối với chúng ta, kinh tế thị trường được coi là phương tiện, cách thức để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH gắn chặt với việc không ngừng nâng cao đời sống toàn diện của nhân dân, tuyệt nhiên không phải là mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như CNTB đã làm. Vậy thì kinh tế thị trường và CNXH làm gì có mâu thuẫn.
Quan điểm của “họ” cho rằng: “kinh tế tư nhân lẫn kinh tế nhà nước gọi chung là kinh tế quốc dân không có kinh tế nào là chủ đạo cả”. Thực chất của quan điểm này chính là tìm mọi cách để phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân, xóa bỏ định hướng XHCN, tiến tới xóa bỏ CNXH ở nước ta. Xung quanh vấn đề này xin trả lời với “họ” rằng: nếu không có kinh tế Nhà nước đủ mạnh thì lấy gì để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác vươn lên đứng vững trong cạnh tranh với các đối tác nước ngoài để xây dựng một nền kinh tế phát triển thống nhất trong đa dạng, hội nhập toàn cầu hiện nay ở nước ta. Những người có quan điểm trên cũng nên nhớ rằng: ngay cả các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế Nhà nước luôn đóng vai trò là “bà đỡ”, “người cứu tử” đối với các doanh nghiệp khi họ rơi vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ sụp đổ, làm chao đảo nền kinh tế quốc dân như: (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Trong những năm gần đây, đã không dưới hai lần Nhà nước của các quốc gia này phải dùng sức mạnh kinh tế của mình để cứu lấy hàng trăm công ty trên các lĩnh vực kinh tế quan trọng của họ lâm vào cảnh phá sản, đổ vỡ trước “cơn bão tài chính” và các vụ thăng trầm của thị trường chứng khoán thế giới những năm qua. Đối với Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước luôn luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng. Xin hỏi “Họ”: hãy đánh giá một cách vô tư xem đã có mấy doanh nghiệp tư nhân trong nước hay nước ngoài đầu tư vào phát triển các ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng quan trọng như các nhà máy thủy điện ở vùng sâu, vùng xa. Khi hàng loạt “cơn sốt ác tính” của thị trường bất động sản, xi măng, sắt thép… đồng loạt bùng phát, tưởng như không vượt qua, có nguy cơ tàn phá kinh tế đất nước, trước nguy cơ đó đã có mấy ông kinh tế tư nhân ra tay cứu trợ, nếu không phải là kinh tế Nhà nước gánh vác thành công trọng trách đầy cam go đó. Trong việc giải quyết những vấn đề xã hội ở tầm vĩ mô, có ông kinh tế tư nhân nào sẵn sàng vô tư nhảy vào làm những việc cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự tàn phá khốc liệt của thiên tai không? Trên thực tế, việc đó chỉ có thể được giải quyết tốt khi kinh tế Nhà nước chủ động ra tay giải quyết. Vậy thì tại sao “vai trò chủ đạo lại không thuộc về kinh tế Nhà nước”
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước, kinh tế Nhà nước xứng đáng là chỗ dựa cho Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong điều tiết, phát triển nền kinh tế, ngày càng chủ động trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì lợi ích của toàn dân, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội (đây là một tiêu chí then chốt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN) mà chúng ta đã và đang thực hiện. Kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Đất nước không những giữ vững được sự ổn định trước những chấn động kinh tế lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên. Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, văn hóa, xã hội được phát triển. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Điều này minh chứng rõ ràng, KTTT không chỉ thích ứng với định hướng XHCN mà nó còn kết duyên “ngọt ngào”  với định hướng XHCN. Thế mà tại sao “họ” lại cho rằng: “Kinh tế thị trường không thể kết duyên được với định hướng chủ nghĩa xã hội”. Thật là sự hồ đồ hết chỗ nói.
Để thay cho lời kết tác giả xin mượn lời của bài báo đăng trên Mạng tin châu Âu (Europe Presse Image) ngày 26-9-2019 như sau: Diện mạo đất nước Việt Nam thay đổi gần như hoàn toàn, kinh tế tăng trưởng mạnh; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy nhanh; mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước kém phát triển, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...