Vừa qua, Bộ
Chính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, Về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Để công tác chuẩn bị chu đáo,
việc tổ chức đại hội các cấp bảo đảm thành công tốt đẹp theo đúng tinh thần chỉ
thị của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã quán triệt: Kiên định mục
tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có
tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng. Tuy
nhiên các thế lực phản động, phần tử cơ hội chính trị lợi dụng thời điểm này để
công kích, chống phá, xuyên tạc mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên XHCN ở
Việt Nam.
Cứ “đến hẹn lại lên”, nhằm vào thời điểm đất nước
chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động,
cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích,
chống phá cách mạng Việt Nam.
Lợi dụng thời điểm tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa
phương đang có những chuẩn bị bước đầu để tiến tới đại hội Đảng các cấp, “lộng
giả thành chân”, các đối tượng này bắt đầu gia tăng các hoạt động tuyên truyền,
chống phá.
Trên các trang điện tử, blog hải ngoại, họ vờ vịt tỏ
thái độ ngạc nhiên, ra vẻ thông thái dạy đời: “Vì sao đến giờ này mà Đảng và
Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng CNXH”. Họ cho rằng: “Ai cũng
thấy là CNXH đã ở vào giờ thứ 25 trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện XHCN tại
Việt Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm thực hiện triệt để (1975-1985) dù cố
gắng “Đổi mới” 10 năm sau đó (1985-1995) theo gương “cải tổ” của Liên Xô vẫn
không cứu vãn được.
Chúng xuyên tạc: Để được cứu nguy, tránh sự sụp đổ như
Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay, thực
tế Việt Nam đã thực hiện “Kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa”;
nhờ đó, Việt Nam mới phát triển nhiều mặt để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay về
kinh tế, đời sống người dân ngày một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải
kinh tế thị trường định hướng XHCN…”.
Đây thực chất là những luận điệu phi lịch sử, phản
khoa học và phản động. Mục đích của những kẻ tung ra luận điều này rất rõ ràng
là muốn xóa bỏ CNXH, thay đổi thể chế chính trị, hướng lái nước ta đi theo con
đường tư bản chủ nghĩa; bên cạnh đó là làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi,
bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi
lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nói như vậy, luận điệu mà chúng nêu trên liệu có cần
tranh luận? Chắc hẳn là không. Tuy nhiên cũng nên nói rõ để không “thật, giả,
vàng, thau lẫn lộn”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự
lựa chọn của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX và ngót nửa
đầu thế kỷ XX, đất nước không được độc lập, nhân dân không được tự do. Các
phong trào từ “Cần Vương”, “Khởi nghĩa nông dân”, đến phong trào “Đông Du”,
phong trào “Giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản dân tộc”… đều thất bại,
cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.
Trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc đã đưa lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười, cách mạng vô sản về
Việt Nam. Từ khi có Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước theo con
đường CNXH, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nói như thế để thấy, con đường cách mạng vô sản tiến bộ là phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, CNXH là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự
lựa chọn đúng đắn của nhân dân ta. Nhân dân là cội nguồn sức mạnh, chủ thể
quyết định vận mệnh của dân tộc và non sông đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam
một lòng phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ngoài lợi ích của dộc tộc, nhân
dân, Đảng không có lợi ích nào khác.
Nhân dân một lòng theo Đảng. Lý tưởng cộng sản là sự
lựa chọn của nhân dân. Kiên định con đường đi lên CNXH là sự kiên định con
đường thực tiễn mà nhân dân ta đang đi, kiên định mục tiêu thực hiện mà chúng
ta đang hướng tới, là tiếp nối thành quả cách mạng của nhân dân ta và nâng lên
tầm cao mới phù hợp với điều kiện lịch sử.
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta tiếp tục
con đường đã lựa chọn, kiên định mục tiêu CNXH mà tính đúng đắn, khoa học, cách
mạng đã được thực tiễn chứng minh để xây dựng nước ta thực sự giàu mạnh, dân
chủ, văn minh, nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Kiên định con đường đi lên CNXH là phù hợp với quy
luật lịch sử, chứ không phải là “đi vào vết xe đổ của Liên Xô” như sự xuyên tạc
của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. CNXH hiện thực sau Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 không chỉ có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng mà còn làm thay đổi
tiến trình lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay.
CNXH từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh
động; từ một nước trở thành hệ thống XHCN thế giới, trở thành lực lượng cách
mạng thúc đẩy nhân loại phát triển và phẩm giá con người trong lòng xã hội được
thực thi… Liên Xô sụp đổ là sự kiện địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX làm
đau đớn nhân loại tiến bộ. Song nó phản ánh sự sai lầm về một mô hình khi đã xa
rời những vấn đề mang tính nguyên tắc của CNXH.
Bên cạnh đó cũng phải nói rõ, những thành tựu to lớn
có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 đổi mới đến nay mà nhân dân ta đạt được dưới sự
lãnh đạo của Đảng, là thành tựu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chứ
không phải là “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa” như các thế
lực thù địch xuyên tạc.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là “nền
kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng
thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc
tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh". Đây là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam, là thành quả phát triển, hoàn thiện về mặt tư duy lý luận của Đảng và
thực tiễn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế thị trường định
hướng XHCN có đặc trưng mang tính đặc thù, khác căn bản về chất so với kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa mà đến những kẻ ngu ngơ nhất cũng không thể đánh
đồng.
Thủ đoạn của thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính
trị, phản động là xuyên tạc về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên CNXH ở
nước ta, xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm mục đích hướng lái
cách mạng Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa; tác động, tiêm nhiễm tạo
nhận thức lệch lạc, hoài nghi, tư tưởng hoang mang, dao động, từ đó dẫn đến suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân cần nâng cao ý thức cảnh giác và
tăng cường đấu tranh tranh phản bác, làm thất bại âm mưu phản cách mạng nguy hiểm
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét