Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

CHỐNG LẠI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


CHỐNG LẠI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
“Di chúc” thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn thể bộ đội đã vinh quang trường tồn qua nửa thể kỷ, tháng 5 tới đây ( 5/2019), bản Di chúc lịch sử tròn 50 tuổi. Đây là “Bảo vật quốc gia” vô giá gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh và con đường phát triển cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tuy nhiên, gần đây một số phần tử kém nhận thức, cố tình bóp méo, xuyên tạc đường lối của Đảng ta, đã cho rằng: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề nhắc đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng còn rêu rao rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là đi ngược lại ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Những luận điệu đó thực chất nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đọc lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy nhận định này hoàn toàn sai lầm, thể hiện ít nhất qua 3 vấn đề lớn sau đây
Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc đến cụm từ “chủ nghĩa xã hội”, “xã hội chủ nghĩa” hoặc các vấn đề liên quan đến đảng cộng sản.
Trong bản Di chúc viết năm 1965, đoạn nói về đoàn viên thanh niên, Hồ Chí Minh viết: “Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa “chuyên’". (Chúng tôi nhấn mạnh ở những chỗ in nghiêng). Câu này cũng được Hồ Chí Minh lặp lại ở bản Di chúcviết năm 1969. Còn trong bản năm 1968, Người khẳng định những chiến sĩ trẻ tuổi và thanh niên xung phong “là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Cũng trong năm này, người viết: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập các nội dung, yêu cầu mà Đảng phải thực hiện, qua đó khẳng định mục tiêu cao đẹp của Đảng ta là phải lãnh đạo xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong Di chúc năm 1965, Người viết: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Trong bản Di chúc viết năm 1968, Hồ Chí Minh bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Người khẳng định: “Đầu tiên làcông việc đối với con người”. Người đã nhắc đến các đối tượng: “những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), “các liệt sĩ”, cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ)”, “những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong”, phụ nữ… Và đây, lời nhắn nhủ đối với người vốn bị coi là tầng lớp “dưới đáy xã hội”, đặc biệt trong xã hội tư bản thì không bao giờ được quan tâm, chăm sóc, nhưng Hồ Chí Minh lại dặn dò rất kỹ: “Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”. Điều đó khẳng định tình yêu thương con người bao la của một người cộng sản, một người cách mạng suốt đời trung thành, tận tụy và không ngừng phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp đó. Và, điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (Di chúc năm 1965 và năm 1969). Điều đó càng khẳng định mục tiêu xây dựng đất nước theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Thứ ba, Hồ Chí Minh nhắc đến yêu cầu đoàn kết của phong trào cộng sản trên thế giới.
Trong bản Di chúc viết năm 1965 và năm 1969, trước khi nói về “việc riêng”, Hồ Chí Minh dành một đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới, “là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em! Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”. Tức là trong 4 năm đó, Người vẫn đau đáu với những vấn đề nội tại của các nước xã hội chủ nghĩa; trên thực tế, sự mất đoàn kết không có dấu hiệu giảm đi mà ngày phức tạp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời trung thành với lý tưởng cộng sản, từ lúc tìm ra con đường giải phóng dân tộc cho đến lúc lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau này lãnh đạo các cuộc kháng chiến. Điều đó hoàn toàn nhất quán trong các tác phẩm của Người, kể cả trong Di chúc viết vào những năm cuối đời.
Chúng ta phải luôn tỉnh táo, không mất cảnh giác trước những luận điệu chống phá, xuyên tạc về Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh để chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do Đảng lãnh đạo. Đây là một thủ đoạn nguy hiểm của kẻ thù, mỗi đảng viên cần học tập, nghiên cứu kỹ bản Di chúc  để không mắc bẫy kẻ thù, đồng thời đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái đó.
                                                                                                                                 “504”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...