CẢNH GIÁC, ĐẤU TRANH TRƯỚC MỘT SỐ THÔNG TIN
XẤU ĐỘC
TRÊN MẠNG INTERNET
Thùy
Văn
Internet và mạng xã hội ngày càng phát triển và đây là xu hướng
của thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Mạng xã hội và internet ở
Việt Nam hiện nay phát triển rất mạnh. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức
của chúng ta. Các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng các trang mạng xã hội đẩy
mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta.
Thực tiễn cho
thấy Internet là một sản phẩm văn
minh của công nghệ thông tin, có nhiều tiện ích to lớn trong đời sống hiện đại.
Thế nhưng nếu chủ quan, đơn giản, nhiều người sẽ bị “lạc lối” trên mạng xã hội,
thậm chí nguy hiểm hơn là vô hình trung gián tiếp tán phát những thông tin xấu
độc, hoặc rò rỉ thông tin bí mật Nhà nước, gây hại cho cộng đồng; thậm chí tiếp
tay cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước… Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19-8-2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông đã có nhiều quy định chi tiết về hoạt động quản lý,
cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Trong
đó có nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội như: Lợi dụng việc
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền
chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội,
mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đưa thông tin xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; truyền
bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức,
cá nhân và tán phát thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Còn không ít người dùng mạng xã hội
chưa nắm vững các quy định này nên đã có sai phạm. Đây là vấn đề cần khắc phục
trong thời gian tới.
Hiện nay, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng nước
ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Đặc biệt
là chúng lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường, hay vấn đề chống tham
nhũng của Đảng và nhà nước ta, tự do tôn giáo…, các hoạt động chống phá ngày càng gia tăng cả về cấp độ,
mật độ, tần suất và lưu lượng. Một trong những thủ đoạn mà chúng ráo riết thực
hiện là lợi dụng Internet để truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ cuộc đời,
thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước, Quân đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng,
Nhà nước với Nhân dân. Những thông tin kiểu này đang được âm thầm phát tán, tạo ra sự dao động
hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, làm lung
lay lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đây là thủ đoạn chiến tranh tâm lý vô cùng nguy hiểm.
Các thế lực thù
địch sử dụng Internet làm phương tiện tuyên truyền thông qua các hình thức: Sử dụng các Website, dịch vụ thư điện tử
(email), trang mạng xã hội (facebook), Zalo các dịch vụ hội thoại (chat), điện
thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, Youtube, MySpace
Thông qua đó chúng tích cực lôi kéo, tuyên truyền bôi nhọ lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây mất đoàn kết
trong nội bộ Đảng, đả phá học thuyết Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, ủng hộ, cổ
vũ cho các thế lực quá khích, phản động trong nước.Rõ
ràng là mạng Internet đã bị lợi dụng để thực hiện những ý đồ xấu làm hủy hoại
niềm tin trong xã hội, tạo sự bất ổn, “tự diễn biến” để thực hiện ý đồ chống
phá của các thế lực thù địch. Việc nhìn nhận và phân tích rõ bản chất cũng như
động cơ của những luồng thông tin này là hết sức cần thiết.
Trên
thực tế, thủ đoạn phổ biến của các đối tượng thù địch trong vấn đề này là sử
dụng và khai thác triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin để thực hiện ý
đồ đen tối. Tập
trung vào sự sở hở của chính quyền các cấp trong quản lý đất đai, môi trường,
những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên...
Như chúng ta đã
biết, Doanh nghiệp Formosa đã gây ra ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh
miền Trung và hậu quả của nó là cá biển chết hàng loạt, điều này
nhân dân cả nước đều biết. Nhưng cá chết thì “ruồi” bâu, cá chết
càng lắm thì “ruồi” bâu càng nhiều. Bởi nó tuy thối nhưng lại là cơ
hội cho “đám ruồi” bậu xậu kiếm ăn. Và không có gì lạ, lợi dụng
việc này những kẻ bán nước, hại dân lại như những con kền kền lao vào “nhai
đi” “nhai lại”, viết bài, đăng ảnh, nói xấu, bôi nhọ, vu cáo, bịa đặt
đối với Đảng, Nhà nước ta trên các trang mạng. Gần đây trước thềm Hội nghị
trung ương 7 (khóa XII), thì một số trang mạng như: “quan
làm báo”, “dân làm báo” lại lập tức xuất hiện, gây xôn xao dư luận bằng các
thông tin trái chiều được tung ra liên quan tới công tác cán bộ của Đảng, bóp
méo không đúng sự thực.
Để tạo sự chú ý của dư luận,
các phần tử cơ hội chính trị đã tô vẽ những điều mà chúng tưởng tượng ra về sự
“xuống cấp” nghiêm trọng của cán bộ; lấy cái hiện tượng quy thành bản chất,
dùng cái đơn lẻ quy thành hệ thống, “đổi trắng thay đen”. Lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của một số ít người,
chúng dựng lên các tin giật gân, vẽ ra các cuộc “đấu đá”, “phe nhóm” trong Đảng.
Chúng dùng công nghệ số để ghép ảnh người này với người kia, hay cắt ghép ảnh
chụp những ngôi biệt thự, những siêu xe sang trọng và lấy đó làm “chứng cứ” quy
chụp các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta. Không dừng lại ở đó, chúng còn
lấy hình ảnh cuộc sống của các “đại gia” trong xã hội rồi cho đó là của con ông
nọ, bà kia, gán cho họ tội “trốn thuế”, “buôn lậu”, “ nhận hối lộ” sống sa đọa,
dẫn đến suy diễn, gây bức xúc xã hội.
Lợi dụng vấn
đề này, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết với lời lẽ thô tục,
phủ nhận sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước trong giải quyết vấn đề tham
nhũng, chúng cho rằng vấn đề chống tham nhũng đang đi vào bế tắc, hay đây là cuộc
thanh trừng của các nhóm, phe, cánh… làm mất lòng tin của nhân dân đối với chế
độ.
Internet với đặc trưng nổi bật có nhiều trang mạng
khác nhau mang tính cá nhân, tính tương tác cộng đồng cao nhưng lại là không
gian ảo rất khó kiểm chứng, kiểm soát thông tin và các mối quan hệ. Vì vậy, người
sử dụng Internet phải luôn tỉnh táo, có bản lĩnh vững vàng để không bị “cuốn
theo”. Người sử dụng Internet cần nhận diện những trang báo, trang thông tin, những
diễn đàn trên mạng xã hội đã và đang hàng ngày liên tục đăng tải những thông
tin xấu độc; cần phải thận trọng,
cảnh giác, sàng lọc thông tin. Không nên đăng tải, chia sẻ thông tin từ những
trang web, trang mạng xã hội không rõ nguồn gốc… vì những thông tin này rất khó
kiểm chứng. Chỉ từ một đường link bịa đặt của một đối tượng xấu được đài, báo hải
ngoại dẫn lại; không ít trang mạng xã hội trong nước đã chia sẻ, gây dư luận xấu,
sự hoang mang trong dư luận.
Mặt khác, việc dẫn nguồn, chia sẻ thông
tin từ các trang báo điện tử, mạng xã hội phải được thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật. Người dùng mạng xã hội không được dùng trang cá nhân chia sẻ, tổng
hợp như một trang thông tin điện tử và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những lời bình luận, những thông tin đi kèm đường link mình chia sẻ; phải tự chắt
lọc thông tin cho mình vì mạng xã hội không phải là kênh thông tin chính thống;
phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra; phải tự
trang bị kiến thức để chống lại những thông tin xấu, độc hại trên mạng, không để
thông tin xấu lung lạc.
Với khả năng trao đổi thông tin đa dạng và sự tham
gia cung cấp, trao đổi thông tin của hàng triệu người, trên thực tế khó có thể
ngăn cản và kiểm chứng thông tin từ trong nước ra nước ngoài thông qua
Internet. Chúng ta đã sử dụng đến giải pháp bức tường lửa để ngăn chặn
thông tin phản động từ nước ngoài, nhưng trên thực tế chúng đã xây dựng rất nhiều
website khác nhau làm cho chúng ta không thể kiểm soát, ngăn chặn được hoàn
toàn những thông tin phản động đó. Vì vậy, để cảnh giác
và đấu tranh với những thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội hiện nay
cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái,
thù địch trên Internet.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải
lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt 3 quan điểm, 10 nhiệm vụ,
giải pháp đã được xác định trong Chỉ thị 34 của Ban Bí thư Trung ương (Khóa X)
và Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” trong nội bộ Đảng” gắn với yêu cầu nhiệm vụ đấu
tranh chống “DBHB” trong tình hình mới; tổ chức tốt học tập các chuyên đề, tài
liệu về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet. Trong
tuyên truyền, giáo dục cần tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực
thù địch trên Internet; những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc, mức
độ nguy hại, ảnh hưởng của các thông tin sai trái, thù địch đó đối với cán bộ, nhân
dân.
Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
không để xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch lôi kéo,
móc nối; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm, tư tưởng sai trái thẩm
lậu vào đơn vị. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về quản lý tài liệu,
không để các ấn phẩm văn hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào đơn vị, trang
bị phương pháp tiếp cận thông tin trên mạng Internet một cách khoa học và đúng
đắn.
Hai là, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh trực diện của các cơ
quan báo chí, phát thanh, truyền hình.
Báo chí truyền thông là công
cụ sắc bén và là lực lượng đi đầu trong công tác đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch trên Internet. Trước sự chống phá của các thế lực thù địch
chúng ta phải cung cấp thông tin một cách kịp thời, thường xuyên, chính xác, đầy
đủ là sự phản bác có hiệu quả nhất, là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện yêu
cầu cần thoát khỏi thế “chống đỡ” để chuyển mạnh sang thế “tấn công” các thế lực
thù địch. Sớm khắc phục tình trạng sai tôn chỉ mục đích trên một số tờ báo, tạp
chí, đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị, tạo “mảnh đất” để địch dễ
dàng lợi dụng, khai thác thông tin, nói xấu chế độ.
Ba là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet
Cuộc đấu tranh chống quan điểm
sai trái, thù địch trên mạng Internet là cuộc chiến không khói súng, cuộc cách
mạng của cả nền chuyên chính chống lại bọn phản động mà đối thủ nhiều khi không
lộ diện, tính chất rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Phải
huy động toàn xã hội, toàn dân tham gia cuộc đấu tranh này; khơi dậy tinh thần
yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng. Chú trọng việc tham gia của các tổ chức
quần chúng, các đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp...
Sự phát triển của Internet
là thành tựu của nhân loại và trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của đời
sống xã hội, mang lại những tiện ích nhiều mặt cho con người trên toàn cầu,
thúc đẩy sự phát triển xã hội trên nhiều lĩnh vực, đó là điều chúng ta không thể
phủ nhận. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng thành tựu đó để
mạng lại những tác hại không hề nhỏ. Nếu những người sử dụng Internet không vững
vàng trong nhận thức, thiếu nhãn quan chính trị đúng đắn, thiếu thông tin chính
thống, khi tiếp xúc với những quan điểm sai trái, thù địch sẽ có những suy nghĩ
lệch lạc, dẫn đến mơ hồ, mất niềm tin. Nhận diện và đấu tranh với những chiêu
trò bôi xấu, vụ lợi trên mạng Internet là việc làm cần thiết đối với mỗi chúng
ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét