CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐANG XUYÊN TẠC VỀ
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆTNAM
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
Thời gian gần đây, khi chúng ta đã và đang triển khai nhiều
hoạt động đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Trung ương
4 khóa XII vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”... thì
các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch cho rằng đó chẳng qua chỉ là
những cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ” hoặc
chỉ là để “trả thù, triệt hạ tay chân” của người này, người khác. Thủ đoạn
chủ yếu của chúng thường là dựa vào vài ba vụ việc, sự kiện cụ thể nào đó
để xuyên tạc, bóp méo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ta, kích động người dân bất mãn với chế độ xã hội.
Có thể khẳng định, tất cả những luận điệu xuyên tạc, bóp méo
cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm” trên các mạng xã hội trong và
ngoài nước thời gian qua đều nhằm hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt
Nam, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn
có những vấn đề chưa được giải quyết, hòng chuyển hóa xã hội ta sang một
hình thức “dân chủ, nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng”.
Đánh giá thực trạng xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII
viết: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị
đẩy lùi, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng.
Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra “Bốn nguy cơ” mà Hội nghị
đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) nêu lên, trong đó
có tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” vẫn tồn tại, có mặt còn diễn
biến phức tạp hơn trước với tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... tham
nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên
nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, không chỉ cản trở sự phát triển kinh
tế-xã hội, gây bức xúc trong dư luận, mà còn đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và Chính phủ đã chủ trương tiến hành kiểm tra, thanh tra nhiều lĩnh
vực, những dự án có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật, xem xét những cán bộ có
dấu hiệu suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm Điều lệ và các quy định của
Đảng. Đặc biệt đưa ra xét xử một số vụ án lớn về kinh tế được dư luận hoan
nghênh như: xét xử vụ đại án ngân hàng xây dựng Việt Nam; điều tiết phí giao
thông, theo phản ảnh của người dân và phản ánh của báo chí, trên nhiều trục
đường cao tốc thực hiện theo hình thức BOT; thu hồi hợp lý đất sân Gold để mở
rộng Sân bay Tân Sơn Nhất; giải quyết thỏa đáng, minh bạch, rõ ràng, có lý, có tình,
đúng pháp luật với vụ việc tranh chấp đất tại xã Đồng Tâm hoặc thi hành kỷ luật
một số cán bộ cơ sở, cán bộ trung ương trong thời gian gần đây đã được người
dân và doanh nghiệp đồng tình, đánh giá cao. Về việc thực hiện công tác quản lý
cán bộ, đảng viên, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, nhất là đối với cán bộ
lãnh đạo cấp cao, như vụ kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với
ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho thấy cuộc
đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống gắn liền với “lợi ích nhóm” nhằm
làm trong sạch Đảng đã được khởi động một cách quyết đoán. Trong đó, lần đầu
tiên có sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư.
Không phủ nhận rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích
nhóm”, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... hiện nay đang diễn ra rất quyết
liệt, khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn của cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã hình thành từ lâu. Chống tham nhũng,
“lợi ích nhóm” đương nhiên là phải nhìn lại quá trình; phải xem xét những vụ
việc diễn ra trong thời gian trước; phải kiểm tra, đưa ra ánh sáng, xem
xét từ sự kiện, vụ việc… có dấu hiệu vi phạm các quy định hành chính, pháp
lý đến chuyển sang các cơ quan tư pháp, xem xét về mặt hình sự… là điều tất
nhiên.
Vấn đề kiểm soát quyền lực như đồng chí Tổng Bí thư đã nói,
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Cơ chế kiểm soát quyền lực không chỉ tùy thuộc
vào quyết định của Đảng mà còn tùy thuộc vào thể chế của Nhà nước, của Quốc
hội, của Chính phủ. Đây là một nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành một cách thận
trọng, bài bản...
Với sự quyết tâm của Đảng, sự đồng tình của nhân dân, chúng
ta có quyền tin tưởng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống
“lợi ích nhóm”... do Đảng ta khởi xướng. Chúng ta không cho phép bất cứ lực
lượng nào được xuyên tạc về những kết quả đã đạt được bằng quyết tâm của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh này.
Q.C.504