Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM LÀ MỘT TẤT YẾU, KHÔNG PHẢI LÀ TÙ MÙ, HƯ ẢO
Việt Giang
Trong sự phát triển không ngừng của xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải tự mình giải quyết bài toán tự định vị trong một thế giới đang thay đổi khôn lường. Do đó, phải luôn tỉnh táo và sáng tạo, lựa chọn hướng đi đúng đắn nếu không muốn chết chìm trong cơn lốc cạnh tranh toàn cầu. Bởi vậy, sự lựa chọn mục tiêu và hoạch định phương hướng phát triển là vấn đề có ý nghĩa căn bản, then chốt, có tính quyết định tới sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc.
Trên con đường phát triển của mình, nước ta không nằm ngoài quy luật đó. Từ những trải nghiệm lịch sử và lý luận, Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi nếu xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong quyết sách chính trị và trong sự chỉ đạo thực tiễn, sẽ dẫn tới nguy cơ chệch hướng trong quá trình phát triển hướng tới những giá trị cao đẹp của loài người. Nếu như vậy, chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt và có thể không thể cứu vãn được. Do đó, Việt Nam càng cần phải chỉ rõ và kiên định với hướng đi mà mình đã chọn - định hướng xã hội chủ nghĩa. Nắm vững điều này, cũng có nghĩa chúng ta đã nắm vững cái tất yếu, nhận thức được quy luật phát triển chung của nhân loại, nắm được bản chất của lịch sử xã hội trong sự biến đổi mờ ảo của thực tại, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Cùng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, song ở Việt Nam khác Trung Quốc. Trung Quốc xác định họ đã qua thời kỳ quá độ, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội với khoảng thời gian dài, thậm chí rất dài, cho nên trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc không có khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên không thể không bao hàm vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội lần thứ VII (6/1991), Đảng Cộng sản Việt Nam mới chính thức sử dụng thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong các văn kiện của mình. Khái niệm này vừa nói lên điểm xuất phát của nước ta từ một nước chậm phát triển…, vừa nói lên những chặng đường, những giai đoạn, những bước quá độ mà chúng ta sẽ phải đi qua, và thông qua những bước quá độ ấy, các nhân tố xã hội chủ nghĩa như những mầm non sẽ dần hình thành, phát triển, hoàn thiện đạt tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong mối quan hệ biện chứng đó, chủ nghĩa xã hội vừa là mục tiêu của sự định hướng, vừa có mặt ngay từ đầu trong sự định hướng, với tính cách là những nhân tố hợp thành. Nói cách khác, ở tầm khái quát hơn, định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình xác định những giới hạn, những “độ” tồn tại của những yếu tố đảm bảo, trong khoảng thời gian, trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội Việt Nam, bắt đầu từ điểm xuất phát tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã xác định, nếu vượt ra ngoài những giới hạn ấy và “độ” ấy thì có thể (và tất yếu) xuất hiện một chế độ xã hội khác với chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng bắt đầu từ đó. Kinh nghiệm lịch sử đã xác nhận ý tưởng của các ông: không rõ cái đích thì cũng không rõ định hướng, không có cái chuẩn để quy tụ mọi sự vận động.
Do đó, xét trên bình diện lý luận, về lôgich hình thức, nếu chủ nghĩa xã hội là mục tiêu tất yếu thì hiển nhiên định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là tất yếu trong chỉnh thể hữu cơ của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhưng đồng thời, đối tượng của nhận thức về định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ dừng lại ở tiền đề mục tiêu, mà rộng hơn và sâu hơn, nó bao hàm nhận thức cả tính quy luật, bản chất chủ nghĩa xã hội, những tiền đề, những điều kiện quy định toàn bộ sự vận động của xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu đã chọn, được thể hiện thông qua con đường, phương thức, bước đi và hệ giải pháp theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.
Nếu xét theo lôgich biện chứng, định hướng xã hội chủ nghĩa là một bộ phận trong toàn bộ sự tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về nhận thức, đây chính là vấn đề phương pháp luận vô cùng quan trọng. Có thể giả định, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là con đường thẳng, có thể hình dung đâu là bước đầu, đâu là bước tiếp theo và đâu là bước cuối cùng để khỏi lạc mất phương hướng. Tuy nhiên, lịch sử không vận động theo con đường thẳng tắp và trơn tru, không cho phép người ta có thể dự báo được tất cả mọi vấn đề một cách chính xác trong tiến trình vận động phức tạp của nó. Mà trái lại, lịch sử vận động mặc dù có quy luật, tuân theo quy luật nhưng lại theo một con đường quanh co, phức tạp. Để tránh chủ quan, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn dẫn tới tình trạng làm cho con đường đó vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn, quanh co hơn, thậm chí chệch hướng, thì không thể không hoạch định những giới hạn cho phép, trong những khả năng cụ thể, vững vàng đi tới mục tiêu đã vạch ra. Đó chính là quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hơn nữa, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam, nên quá trình nhận thức và tổ chức xây dựng sẽ rất khó khăn, lâu dài, thậm chí có những bất trắc, thất bại tạm thời. Do đó, nếu không có lý luận khoa học, cách mạng soi đường thì không thể có được một thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, không thể thấy được quy luật vận động của xã hội loài người trong muôn vàn cái hỗn độn, ngẫu nhiên, không thể nào đi tới đích được. Mặt khác, kinh nghiệm thực tiễn xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa từ lịch sử chủ nghĩa xã hội thế giới (bao gồm cả kinh nghiệm thất bại và thành công) trong suốt một thế kỷ qua và hôm nay càng thể hiện sự cần thiết trong định hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình phát triển.
Cho nên, sự thống nhất giữa nhận thức quy luật và tính quy luật, sự đồng tâm về tư tưởng, sự tỉnh táo và đúng đắn trong xử lý các tình huống phức tạp có ý nghĩa hết sức to lớn, thậm chí có vai trò quyết định. Đặc biệt, khắc phục và ngăn ngừa những khuynh hướng tự phát và vô chính phủ, nhất là chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng, là vấn đề mang tầm chiến lược, có tính nóng bỏng, thành bại. Vì vậy, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, rõ ràng không thể không bao hàm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xét trên phương diện tổ chức thực tiễn. Ở tầm vĩ mô, lịch sử thế giới càng về cuối thế kỷ XX, đầu XXI càng là thời kỳ phát triển rút ngắn với tốc độ  mạnh mẽ chưa từng thấy; đồng thời, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa với tốc độ chóng mặt tạo nên một thế giới vừa thống nhất, vừa đấu tranh hết sức phức tạp giữa các quốc gia dân tộc. Bối cảnh đó đã làm xuất hiện tính đa dạng của sự phát triển, với những quy luật riêng, nhưng đồng thời không loại trừ sự thống nhất với nghĩa là những vấn đề mang tính quy luật chung, có ý nghĩa phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc trong tiến trình phát triển. Bởi vậy, càng cần phải định hướng trong sự phát triển đối với các quốc gia, dân tộc.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, nói định hướng xã hội chủ nghĩa là chúng ta vừa nhận thức được vị trí của chính mình, vừa nhận thức được quy luật vận động của xã hội để xác định cái đích hướng tới, vừa phản ánh được khát vọng ngàn đời của dân tộc. Đồng thời đó cũng là sự xác định con đường tổng quát để đạt được mục tiêu đề ra trong sự vận động vô cùng phức tạp của thế giới đương đại, mà nếu lệch khỏi nó, chúng ta sẽ bị chệch hướng, thụt lùi. Từ đó, thấy rằng, định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu, một nhu cầu, một phương án duy nhất đúng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là một biểu hiện thực tiễn sinh động của toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực ngày nay.

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

VẠCH TRẦN MƯU ĐỒ ĐẰNG SAU LUẬN ĐIỆU
“ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRỞ NÊN TRONG SẠCH HƠN”
Long vĩ
 Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, thống nhất cao, quyết định ban hành Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ" nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng.
Thế nhưng, trên trang mạng xã hội, đã xuất hiện những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài, những phần tử cơ hội, xét lại và một số người bất đồng chính kiến. Với luận điệu: “để Đảng trở nên trong sạch”, chúng đã công khai yêu cầu Đảng và nhân dân ta  “từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin mà đi theo con đường Xã hội dân chủ; bỏ điều 4 Hiến pháp; chấp nhận một chế độ đa nguyên chính trị…”. Đây vẫn lại là những luận điệu phản động cũ rích, nhưng được che đậy trong cái vỏ bọc mang tính thời sự hơn.
Thử hỏi rằng: nhân dân ta được tự làm chủ vận mệnh của mình, được tự mình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, có phải là kết quả hy sinh, phấn đấu và cả xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam đi theo ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam? Không có chủ nghĩa xã hội thì làm sao có được độc lập dân tộc thực sự và triệt để, làm sao nhân dân được hạnh phúc, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao như hôm nay? Thế giới biết đến Việt Nam không chỉ vì nhân dân Việt Nam anh dũng, kiên cường và chiến thắng các đế quốc to, mà còn vì chúng ta gặt hái được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sau hơn 30 năm đổi mới đất nước.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Ngay từ khi ra đời cho đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam được tôi luyện, trưởng thành gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, được nhân dân ta, dân tộc ta thừa nhận là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là chủ thể lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được nhân dân mặc nhiên thừa nhận là Đảng ta. Với tư cách đó, việc Đảng Cộng sản Việt Nam công khai khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội trong điều 4 Hiến pháp là hoàn toàn hợp pháp, hợp hiến, thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, dân tộc.
Thực tiễn lịch sử dân tộc ta cho thấy, để có cuộc sống như ngày nay, biết bao thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì đất nước, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong những năm tháng cách mạng còn trong trứng nước, dân ta còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ cũng như trong những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt; trong những thời khắc vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, kiên cường lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà nhân dân ta, dân tộc ta thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh tụ chính trị của mình mà không lựa chọn các đảng phái chính trị khác. Để có được những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam đã có biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu, cống hiến trí tuệ, công sức để xây dựng đất nước được như hôm nay. Vì vậy, không có một lý do gì mà Đảng ta, nhân dân ta lại tự nguyện thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng tạo cơ hội cho các đảng phái chính trị của các lực lượng cơ hội, phản động, các giai cấp đối địch ra đời để tranh giành quyền lực chính trị với Đảng Cộng sản Việt Nam, để Đảng tự biến mình thành một đảng đối lập giống như các đảng phái chính trị ô hợp khác.
Chúng ta không phủ nhận vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, nhưng những kết quả đạt được ngày hôm nay là cố gắng to lớn, rất đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Những thành tựu đó càng khẳng định bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm thì phải luôn luôn chăm lo xây dựng Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị, tư tưởng; thống nhất cao về ý chí, hành động; trong sạch về đạo đức, lối sống; chặt chẽ về tổ chức; gắn bó mật thiết với nhân dân, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển.
Như vậy, đằng sau những luận điệu “để Đảng trong sạch” là mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận hoàn toàn những thành quả của cách mạng Việt Nam, mở đường cho việc thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, từ đó đưa Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Từ tình hình trên đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá được đăng tải trên các phương tiện thông tin điện tử, các trang mạng xã hội… Trên cơ sở đó đấu tranh vạch trần bản chất, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bọn cơ hội phản động chống phá cách mạng nước ta./.  


VẠCH TRẦN MƯU ĐỒ ĐẰNG SAU LUẬN ĐIỆU
“ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRỞ NÊN TRONG SẠCH HƠN”
Long vĩ
 Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, thống nhất cao, quyết định ban hành Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ" nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng.
Thế nhưng, trên trang mạng xã hội, đã xuất hiện những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài, những phần tử cơ hội, xét lại và một số người bất đồng chính kiến. Với luận điệu: “để Đảng trở nên trong sạch”, chúng đã công khai yêu cầu Đảng và nhân dân ta  “từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin mà đi theo con đường Xã hội dân chủ; bỏ điều 4 Hiến pháp; chấp nhận một chế độ đa nguyên chính trị…”. Đây vẫn lại là những luận điệu phản động cũ rích, nhưng được che đậy trong cái vỏ bọc mang tính thời sự hơn.
Thử hỏi rằng: nhân dân ta được tự làm chủ vận mệnh của mình, được tự mình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, có phải là kết quả hy sinh, phấn đấu và cả xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam đi theo ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam? Không có chủ nghĩa xã hội thì làm sao có được độc lập dân tộc thực sự và triệt để, làm sao nhân dân được hạnh phúc, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao như hôm nay? Thế giới biết đến Việt Nam không chỉ vì nhân dân Việt Nam anh dũng, kiên cường và chiến thắng các đế quốc to, mà còn vì chúng ta gặt hái được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sau hơn 30 năm đổi mới đất nước.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Ngay từ khi ra đời cho đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam được tôi luyện, trưởng thành gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, được nhân dân ta, dân tộc ta thừa nhận là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là chủ thể lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được nhân dân mặc nhiên thừa nhận là Đảng ta. Với tư cách đó, việc Đảng Cộng sản Việt Nam công khai khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với Nhà nước và xã hội trong điều 4 Hiến pháp là hoàn toàn hợp pháp, hợp hiến, thể hiện rõ trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, dân tộc.
Thực tiễn lịch sử dân tộc ta cho thấy, để có cuộc sống như ngày nay, biết bao thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì đất nước, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong những năm tháng cách mạng còn trong trứng nước, dân ta còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ cũng như trong những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt; trong những thời khắc vận mệnh của dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc” chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tuyệt đối trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, của nhân dân, của dân tộc, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, kiên cường lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mà nhân dân ta, dân tộc ta thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh tụ chính trị của mình mà không lựa chọn các đảng phái chính trị khác. Để có được những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam đã có biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu, cống hiến trí tuệ, công sức để xây dựng đất nước được như hôm nay. Vì vậy, không có một lý do gì mà Đảng ta, nhân dân ta lại tự nguyện thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng tạo cơ hội cho các đảng phái chính trị của các lực lượng cơ hội, phản động, các giai cấp đối địch ra đời để tranh giành quyền lực chính trị với Đảng Cộng sản Việt Nam, để Đảng tự biến mình thành một đảng đối lập giống như các đảng phái chính trị ô hợp khác.
Chúng ta không phủ nhận vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, nhưng những kết quả đạt được ngày hôm nay là cố gắng to lớn, rất đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Những thành tựu đó càng khẳng định bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm thì phải luôn luôn chăm lo xây dựng Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị, tư tưởng; thống nhất cao về ý chí, hành động; trong sạch về đạo đức, lối sống; chặt chẽ về tổ chức; gắn bó mật thiết với nhân dân, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển.
Như vậy, đằng sau những luận điệu “để Đảng trong sạch” là mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận hoàn toàn những thành quả của cách mạng Việt Nam, mở đường cho việc thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, từ đó đưa Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Từ tình hình trên đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá được đăng tải trên các phương tiện thông tin điện tử, các trang mạng xã hội… Trên cơ sở đó đấu tranh vạch trần bản chất, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bọn cơ hội phản động chống phá cách mạng nước ta./.  


CHUYỆN CÁI ĐUÔI CON THẰN LẰN
                                       Long vĩ
Thằn lằn là một loại động vật có chân, chuyên sống trú ngụ ở các hang hốc đất, đá, không có tổ riêng; cũng đôi khi có con lại sống leo trèo trên cành cây cho qua ngày, đoạn tháng. Thằn lằn ăn sâu bọ, cũng sinh đẻ để duy trì nòi giống, nó cũng có chút “hiểu biết” của loài động vật, nhưng hay bị kích động đi gây chiến với kẻ khác, nên người đời gọi là “rắn thằn lằn”, quy nó về họ hàng nhà loài rắn độc ác. Đặc điểm nổi bật của thằn lằn khi bị tấn công là bỏ chạy, sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ cốt để giữ lấy mạng sống. Cái mà thằn lằn thường vứt bỏ là cái đuôi, chỉ cần đối phương chạm đến cái đuôi là thằn lằn cắt khúc bỏ chạy. Thật là đáng thương cho cái đuôi, nó rất trung thành với chủ. Mặc dù bị cắt bỏ thí mạng, nhưng nó vẫn ngoáy tít xua đuổi đối phương để chủ trốn chạy rồi mới ngắc ngoải chết một cách thảm thương vì cô đơn, lạnh lẽo. Có nhiều người cho rằng, sự khôn ngoan của thằn lằn nằm ở cái đuôi, không phải ở cái đầu. Như thế thì thật là bất công vô cùng, bởi mỗi khi phải giải quyết quy luật tự nhiên “đầu vào, đầu ra” cái đuôi thằn lằn phải hứng chịu đủ thứ trên đời. Cho dù khoa học, công nghệ có phát triển hiện đại bao nhiêu cũng không thể khử hết mùi hôi hám.
Chuyện về cái đuôi con thằn lằn là như vậy, nhưng ngẫm nghĩ về con người trong thế giới hiện đại, hội nhập và phát triển, vẫn có những chuyện vừa buồn, vừa nực cười làm sao! Bởi lẽ loài người đang ở thế kỷ XXI mà vẫn có những kẻ danh xưng nhà văn, nhà báo, nhà khoa học lại chẳng khác gì cái đuôi con thằn lằn, đang cố ngoáy đống rác cũ để ngửi mùi hôi. Mới đây, ngày 27 tháng 8 năm 2017, trên mạng xã hội có đăng bài viết “Những tra vấn tháng 8 tự trả lờido tác giả - phỏng vấn viên nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện với sự tham gia của GS nhà văn Đặng Phùng Quân, nhà văn Trần Doãn Nho và nhà văn Hồ Đình Nghiêm. Đọc qua bài viết về những nhận định của các nhân vật trên thật ngỡ ngàng, vì nghe tên tuổi của họ thật lừng danh, oai phong lẫm liệt mà trí khôn của họ không biết để ở đâu? Họ cố tình phớt lờ sự thật lịch sử hay do sự ngu dốt không hiểu biết? Xin được có một vài lời về sự thật lịch sử để mọi người cùng ngẫm và hiểu rõ hơn lời sám hối của những kẻ được ví như cái đuôi con thằn lằn, đang từ từ trôi về âm phủ.
1. Mọi người dân Việt Nam yêu nước ai cũng biết lịch sử đau thương của dân tộc dưới thời pháp thuộc; cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các sĩ phu yêu nước đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất, đó là các cuộc khởi nghĩa chưa có đường lối cách mạng đúng đắn để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng lên kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập, tự do. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghiã Mác - Lênin, một học thuyết cách mạng và khoa học, chỉ ra con đường tập hợp, đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phòng con người. Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, được nhân dân lao động cả nước đón nhận với tình cảm và trách nhiệm trân trọng nhất. Bởi lẽ, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới công khai thừa nhận quyền làm chủ của con người, quyền làm chủ của nhân dân lao động trong xã hội và trong mỗi quốc gia. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên giành chính quyền tháng Tám năm 1945, đưa nhân dân lao đông cả nước bước lên vũ đài chủ nhân của đất nước. Ngày 6/1/1946, mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Từ đó đến nay quyền làm chủ, quyền công dân của các tầng lớp nhân dân lao động ở nước ta được bảo đảm, giữ vững. Công dân cả nước đang phấn khởi, tự hòa bước vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV với tình cảm, trách nhiệm chính trị và niềm tin sâu sắc. Vậy cớ sao những kẻ danh xưng có ăn, có học như nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn Trần Doãn Nho, nhà văn Hồ Đình Nghiêm đặc biệt là GS nhà văn Đặng Phùng Quân lại mù quáng, ngu dốt đến mức quên cả lịch sử. Phải chăng đây là những cái đuôi con thằn lằn đang lang thang phiêu bạt ở những cành cây, bụi cỏ, ăn của bố thí cầm hơi nên không đủ trí khôn để viết ra mấy dòng lương thiện, mà phải sám hối bằng những lời lẽ đầy sự vu cáo kích động bạo lực phá hoại sự bình yên của đất nước?.
2. Cả thế giới ghi nhận Cách mạng Tháng Tám lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận người dân nô lệ tiến lên chân trời tự do, được làm chủ thực sự về mọi mặt…Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trước đó, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Quân đội Việt Nam Cộng hòa của Chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu với lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh vào hàng thứ sáu trên thế giới, vậy cớ sao không giữ nổi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa để Trung Quốc chiếm giữ? Phải chăng phía sau có ẩn ý gì mà đến nay GS, nhà văn Đặng Phùng Quân lú lẫn không cộng, trừ nổi con số 1974 và 1975? lại đổ lỗi cho “nhà nước dâng đất, biển đảo cho Tàu Cộng”. Có lẽ đây là chiến thuật hèn hạ “gắp lửa bỏ tay người” của GS Đặng Phùng Quân, một kẻ có danh nhưng vô học mà thôi.

Thiết nghĩ, lẽ ra các nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Doãn Nho, Hồ Đình Nghiêm và GS nhà văn Đặng Phùng Quân nên làm điều gì đó thật nhân văn, thật “người” hơn trong tháng 9 này, để góp phần giữ vững sự bình yên cho non sông, đất nước; đó mới thật sự là những người Việt yêu quê hương, Tổ quốc của mình. Còn như những lời lẽ bịa đặt, vu cáo dựng lên trong “Những tra vấn tháng 8 tự trả lời” thì đó chỉ là những lời sám hối của họ trên con đường đi về địa ngục. Thật đáng thương cho những danh xưng có học, lại vô phúc làm cái đuôi con thằn lằn, cố vùng vẫy để cắn lại giống nòi của mình mà thôi.                                                                         

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
SỰ TIẾP NỐI NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC XƯA VÀ NAY
                                                                                                                       
Sinh thời, khi nói về văn nghệ, Hồ Chí Minh tự nhận mình là một người “yêu chuộng văn nghệ chứ không phải là một nhà văn nghệ”, hoặc có lúc Người bộc bạch “là một người có nhiều duyên nợ với báo chí”. Còn đối với cách mạng, Người tự nhận là một nhà “cách mạng chuyên nghiệp”. Người nhận rõ được sức mạnh của văn chương và phải dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Trong hệ thống các thể loại sáng tác, Hồ Chí Minh đều hướng vào một đề tài độc lập cho dân tộc, nhân dân được hạnh phúc. Nói cách khác, mỗi thể loại đều là một hình thức đấu tranh, nhất là thể loại nghị luận chính trị, mà Tuyên ngôn độc lập là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ được nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau để làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực và ý nghĩa thời đại cũng như tư tưởng, văn phong Hồ Chí Minh.
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh năm 1945 ở thế kỷ XX là sự nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Tác giả Trần Dân Tiên, trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch đã viết “Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản tuyên ngôn khác”[1], của các thế hệ đi trước. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, các nhà yêu nước Việt Nam đều khẳng định Tuyên ngôn của mình dù cách diễn đạt có khác nhau. Lời tuyên bố của hai Bà Trưng những năm 40 đầu công nguyên chống sự đô hộ của nhà Hán: Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt, thế kỷ XI (1077) chống quân Tống xâm lược: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Sông núi nước Nam Vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao quân giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, thế kỷ XIII, trước họa xâm lăng của quân Nguyên Mông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa được lột da, uống máu quân thù. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV, người anh hùng của dân tộc có công giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh. Lời truyền của Quang Trung trong lễ duyệt binh trước khi ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, thế kỷ XVIII. Phải đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Gợi lại niềm tự hào của dân tộc, đồng thời Hồ Chí Minh khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Tuyên ngôn độc lập là lời thề giữ nước của nhân dân Việt Nam, là khát vọng tự do “thà chết không chịu làm nô lệ”, là sự hy sinh xương máu của bao thế hệ ông cha ta đã ngã xuống qua mấy ngàn năm lịch sử, từ đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc đến đánh thắng đế quốc Âu - Mỹ và phát xít Nhật ở phương Đông để đổi lấy nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Tiếp nối niềm tự hào dân tộc, Tuyên ngôn đã cổ vũ nhân dân ta quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó. Là cơ sở pháp lý cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm, chống Mỹ 21 năm của dân tộc Việt Nam giành thắng lợi.
Hiện nay, trong điều kiện thế giới, khu vực có những biến đổi khó lường cùng với những thuận lợi, khó khăn trong nước và ngoài nước tác động đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hơn lúc nào hết, tiếp nối niềm tự hào dân tộc phải được cụ thể hóa bằng những nội dung, yêu cầu, biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Đó là bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, vùng biển và chủ quyền biển đảo; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân, thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Xác định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là một quá trình lâu dài, khó khăn phức tạp. Nhận rõ đối tác, đối tượng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nắm vững luật pháp quốc tế, đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của nhà nước trong giải quyết các tranh chấp về biển đảo. Thực hiện các kênh ngoại giao với nhiều hình thức và biện pháp phong phú, đa dạng làm cho nhân dân thế giới hiểu biết về cơ sở pháp lý và về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ra đời cách đây 72 năm, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh  vẫn còn thực sự là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản anh hùng ca cách mạng của dân tộc ta, đất nước ta. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: Tài nghệ ở đây là đã dàn dựng một lập luận chặt chẽ, đưa ra những bằng chứng không ai chối cãi được. Đằng sau lý lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc triết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc, nhân loại. Nghiên cứu những vấn đề trên là thiết thực góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kỷ niệm 72 năm ngày ra đời Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.        
                                                                            Mong Chờ 



[1] Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội-2015, tr158. 
LỊCH SỬ KHÔNG THỂ BỊ BẺ CONG
Khi cả nước ta đang náo nức hướng tới kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 thì các phần tử cơ hội, thù địch, phản động lại cố tình xuyên tạc, bóp méo tính chất và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử này. Chúng mê hoặc, lừa bịp nhân dân ta bằng những luận điệu hết sức hoang đường như: Ngày độc lập cho Việt Nam là ngày 11-3-1945, khi vua Bảo Đại ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Pa-tơ-nốt ký với Pháp năm 1884 do vậy cách mạng Tháng 8 là không cần thiết. Hay như Cách mạng Tháng Tám thành công hoàn toàn nhờ may mắn từ hoàn cảnh lịch sử, không phải do tài năng của Đảng và sự đấu tranh, hy sinh của nhân dân ta...
Nếu chỉ nghe qua, những ai không nghiên cứu và thấu hiểu lịch sử có lẽ sẽ bị chúng bịt mắt. Nhưng chúng ta hãy trở lại thời kỳ huy hoàng của dân tộc để cùng nhau vạch mặt những kẻ bẻ cong lịch sử, chà đạp lên công lao và xương máu của ông cha ta.
Đầu tiên, có thể thấy sự kiện ngày 11-3-1945 khi vua Bảo Đại ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Pa-tơ-nốt ký với Pháp năm 1884 chỉ diễn ra sau sự kiện đêm 9-3-1945 “Nhật đảo chính Pháp” trên toàn cõi Đông Dương. Chúng ta đặt ra câu hỏi: Mục đích Nhật đảo chính Pháp là gì? Dĩ nhiên là muốn giành quyền kiểm soát (và thống trị) trên toàn cõi Đông Dương, tiêu diệt kẻ thù sau lưng khi mà quân Nhật chuẩn bị phải đương đầu với quân Đồng minh.
Thế mà chỉ sau đó 2 ngày, vua Bảo Đại ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Pa-tơ-nốt ký với Pháp năm 1884, và ngày hôm sau chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố độc lập. Bạn sẽ suy nghĩ về sự kiện này như thế nào?
Xin thưa rằng: Sau khi hất cẳng thực dân Pháp, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là phải lập ra được một bộ máy cai trị tay sai bản xứ để duy trì trật tự và ổn định. Cho nên "chính phủ" Trần Trọng Kim đã được “nặn ra” dưới sự bảo hộ của phát xít Nhật. Mọi hoạt động của “chính phủ” Trần Trọng Kim đều phải xin phép và phải được sự đồng ý của Nhật cụ thể là Đại sứ Nhật Bản tại Huế là Masayuki Yokoyama. Như vậy, luận điểm trên là hoàn toàn vô căn cứ và võ đoán. Chúng cố tình đưa ra để mê hoặc đồng bào ta mà thôi.
Lại có quan điểm cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám thành công nhờ may mắn từ hoàn cảnh lịch sử”, rõ ràng là có dã tâm muốn hạ thấp giá trị cuộc cách mạng của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Không ai phủ nhận rằng, chúng ta đã chớp được thời cơ vàng để dân tộc Việt Nam đứng lên làm một cuộc cách mạng giành độc lập, tự do. Lúc ấy, phát xít Nhật đã bại trận hoàn toàn với sự kiện Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vào ngày 15-8-1945 và sẽ ký trên chiến hạm USS Missouri của Mỹ vào ngày 02-9-1945. Quân Nhật tại Việt Nam đã rệu rã về tinh thần, chờ quân Đồng minh vào giải giáp. Các lực lượng Đồng minh như quân Tàu - Tưởng, liên quân Anh - Pháp chưa vào đến nước ta.
Nhưng nếu chỉ có thời điểm thuận lợi thì chưa thể tạo nên cuộc cách mạng thành công. Độc lập, tự do không phải là món quà bỗng dưng từ trên trời rơi xuống. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khẳng định điều này: “Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng, tự do…”.
Để chuẩn bị một cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công trên cả nước trong mùa thu Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta qua 3 cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945 với những giai đoạn thử thách vô cùng khốc liệt, gian khổ. Việc nhận định đúng thời cơ và chớp được thời cơ đòi hỏi những nhà lãnh đạo Cách mạng phải có một trí tuệ và tầm nhìn lớn.
Giáo sư sử học Văn Tạo đã nhận định hoàn toàn chính xác như sau: “Phương châm chiến lược kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nắm đúng thời cơ để nổi dậy đã góp phần quyết định vào việc giành được chính quyền ít phải đổ máu. Nếu cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm hơn, sẽ bị bọn phát - xít Nhật dập tắt; nếu nổ ra muộn hơn - khi quân Đồng minh, trong đó có Anh, Pháp và Tàu -Tưởng vào, thì cũng gặp khó khăn. Việc Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam nhân danh là người đứng về phía Đồng Minh chống phát - xít giành được quyền độc lập, đã nói lên tài vận dụng chiến lược của cách mạng Việt Nam.”
Khi thấy thời cơ cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi, các nhà lãnh đạo cách mạng của ta thể hiện quyết tâm sắt đá lãnh đạo nhân dân đứng lên giành độc lập. Đó là vào cuối tháng 7 - 1945, mặc dù lâm bệnh nặng, Hồ Chí Minh vẫn theo sát tình hình cách mạng và chỉ đạo đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Như vậy, chúng ta thấy rõ: Cách mạng Tháng Tám thành công vì đó là kết tinh của nghệ thuật chuẩn bị lực lượng, xác định đúng thời cơ và chớp thời cơ. Cách mạng Tháng Tám thành công, ít phải đổ máu là do các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã luôn trên thế chủ động chiến lược và sự đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Hoàn toàn không có sự may mắn nào trong sự kiện cách mạng thiêng liêng của dân tộc như một số người đưa ra.
Xin thưa một số người vì mục đích khác nhau! Các anh xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, hạ thấp Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2 - 9 của dân tộc Việt Nam cũng có nghĩa là chà đạp lên khát vọng của dân tộc, chà đạp lên xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc. Những luận điệu đó không thể đánh lừa được bất cứ ai đâu. Các anh bắn vào lịch sử một viên đạn súng trường, các anh sẽ nhận lại hàng loạt đại bác của dân tộc Việt Nam và chắc chắn các anh sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng yêu nước của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới./.
                                                                    Mạnh Trần




Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

LẠI MỘT BẢN PHÚC TRÌNH MANG TÍNH ÁP ĐẶT CỦA BỘ NGOẠI GIAO MỸ VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
                                                            Trần Trí Nam
Ngày 15-8-2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam năm 2016, đây là nội dung nằm trong Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập tình hình tự do tôn giáo ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở bản Phúc trình này, dù có một số tiến bộ trong đánh giá tình hình tôn giáo ở Việt Nam, song vẫn còn nhiều nội dung thể hiện sự nhìn nhận phiến diện, không khách quan, thiếu thiện chí và mang tính áp đặt.
Phúc trình về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ có 29 trang nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trong đó ghi nhận Việt Nam đã có những cải thiện về tự do tôn giáo: Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng; Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào ngày 18 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, nhằm đảm bảo thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế; Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận toàn quốc đối với Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Kytô (Mặc Môn) (6/2016); lần đầu tiên kể từ năm 1975, chính quyền cho phép Học viện Công giáo Việt Nam khai giảng khóa Cao học thần học ở thành phố Hồ Chí Minh (9/2016). Tuy nhiên, trong bản Phúc trình còn có nội dung hoàn toàn mang tính áp đặt, khi cho rằng Việt Nam tiếp tục kiểm soát, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước, với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì đoàn kết dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài,... đến các nhóm Tin lành ở vùng sâu, vùng xa đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán. Những người truyền đạo là người dân tộc ở Tây Bắc hoặc ở Tây Nguyên, miền Trung bị đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin; các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế của các nhóm tôn giáo được công nhận tiếp tục bị hạn chế, dù ít nghiêm trọng hơn năm trước. Nổi bật nhất trong Phúc trình tự do tôn giáo 2016, là việc chính quyền Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh đã cưỡng chế chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào ngày 8/9/2016.
Có thể thấy rằng, cũng như báo cáo thường niên các năm trước, Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam năm 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục đánh giá sai thực tế tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, bản Phúc trình lần này vẫn bị chi phối bởi định kiến và sự khác biệt về quan điểm lịch sử, văn hóa, chính trị đối với các sự việc liên quan tới tôn giáo ở Việt Nam. Đây là những luận điệu không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Song điều đáng nói là bất chấp mọi nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo, bản Phúc trình này cũng như các bản báo cáo trước đều đưa ra các sự việc thiếu căn cứ chính xác, và những yêu cầu thể hiện sự áp đặt mô hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo lên Việt Nam. Họ đã quên mất rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Quyền cơ bản ấy được Nhà nước Việt Nam thể chế bằng Hiến pháp, pháp luật từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến bản hiến pháp mới nhất là Hiến pháp 2013.
Hơn 70 năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái với quy định của pháp luật”[1]. Nhất quán với đường lối, quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Điều 24, Hiến pháp 2013 hiến định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”[2].
Cụ thể hóa Điều 24 Hiến pháp 2013 và trước sự phát triển của tình hình trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 18/11/2016, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 gồm 09 chương, 68 điều, quy định chi tiết các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo. Đáng chú ý, ngoài các vấn đề được kế thừa, phát triển so với các văn bản pháp luật trước đó, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo dành hẳn Chương VIII quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này tương thích với các văn bản quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong đó, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (năm 1966) đã nêu: Mọi người có quyền “tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo” nhưng phải chịu giới hạn vì “an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng, hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”.
Như vậy, chính sách, pháp luật ở Việt Nam khẳng định nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng như cam kết bảo đảm các quyền đó gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc. Những chính sách đó của Đảng, Nhà nước Việt Nam được ban hành những năm gần đây, đã định hướng và tạo hành lang pháp lý cũng như chỉ dẫn cần thiết cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong đối xử với các tổ chức tôn giáo, các chức sắc và tín đồ tôn giáo ở các địa phương trong toàn quốc. Đồng thời, đó cũng là hành lang pháp lý để các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo hoạt động.
Thực tiễn sinh động và những thành tựu trong hoạt động tôn giáo những năm qua là minh chứng thuyết phục nhất về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Theo khẳng định của đồng chí Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khi tiếp Đức Hồng y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức (Báo điện tử Chính phủ, ngày 11-1-2016): Trước năm 2000, Nhà nước ta công nhận và cấp phép cho 3 tổ chức tôn giáo, tới nay đã  công nhận và cấp phép hoạt động cho 40 tổ chức thuộc 14 tôn giáo. Còn về số lượng người theo các tôn giáo cũng đang tăng lên. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có 15.651.467 người theo tôn giáo. Trong đó Phật giáo có 6,8 triệu, Công giáo 5,7 triệu, Tin lành 734.168 người. Đến năm 2011, theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, cả nước có 25,4 triệu người là tín đồ các tôn giáo, trong đó Phật giáo là 10 triệu, Công giáo 6,1 triệu, Tin lành là 1,5 triệu[3]. Như vậy, số lượng tín đồ các tôn giáo sau hơn 10 năm đã tăng tới 10 triệu người, trong đó Tin lành tăng gấp 2 lần. Hàng chục nghìn cơ sở thờ tự (nhà thờ, chùa chiền, thánh thất...) được xây dựng mới, được tu sửa, nâng cấp. Các trường đào tạo chức sắc được mở ra ở nhiều nơi với nhiều cấp học, số lượng người theo học ngày càng đông, số lượng chức sắc tăng lên. Riêng Công giáo có 7 đại chủng viện, 26 tổng giám mục, 5 nghìn linh mục, 3 người là đại biểu Quốc hội khóa XIII, 38 người tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hơn 300 người tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận[4].
Những kết quả không thể phủ nhận ở trên cho thấy, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân thực sự được tôn trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Đó là một thực tế mà nếu dành thời gian trực tiếp trải nghiệm đời sống xã hội ở Việt Nam, nhất là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thì không ai có thể phủ nhận được. Và cần phải nhấn mạnh rằng, cũng như hoạt động bình thường khác của xã hội, sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều phải trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Có nghĩa rằng, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo phải trên tinh thần “sống tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước”, đồng hành cùng dân tộc. Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Các tôn giáo ở Việt Nam muốn phát triển được đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì thế, luận điệu trong Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam năm 2016 mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố là hoàn toàn chủ quan, áp đặt. Bởi vì, ngay ở nước Mỹ, để phòng, chống nguy cơ khủng bố từ tín đồ đạo Hồi của Nhà nước Hồi giáo IS, Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Donal Trump đã ban hành các sắc lệnh hạn chế người theo đạo Hồi, đặc biệt là công dân một số nước Trung Đông, Bắc Phi có đông người Hồi giáo không được cấp thị thực vào Mỹ. Sắc lệnh ngày 27/01/2017 của người đứng đầu Nhà trắng yêu cầu tạm thời không tiếp nhận công dân đến từ 7 quốc gia có đông dân Hồi giáo vào Mỹ, gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria. Chính các quy định này đã làm dấy lên làn song phản đối Chính phủ Mỹ phân biệt đối xử với người theo đạo Hồi, vi phạm quyền con người. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ cũng viện dẫn, các quy định đó nhằm bảo đảm an ninh cho nước Mỹ và người dân Mỹ.
Tóm lại, ngay cả Chính phủ Mỹ cũng trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và lợi ích nước Mỹ mà hạn chế, phân biệt người theo đạo Hồi với các tôn giáo khác. Nên những điều mà họ đưa vào trong bản Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam năm 2016 hoàn toàn sai lệnh, mang tính áp đặt và đi ngược lại với quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ. Do đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không chấp nhận các đánh giá có tính áp đặt, làm sai lệch và phương hại đến hình ảnh, thành quả bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng của Việt Nam, cũng như quan hệ Việt – Mỹ theo tinh thần của Văn kiện “Tầm nhìn chung” được ký kết giữa hai nhà nước vào tháng 7-2015./. 



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.165.
[2] Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.203-204.
[3] Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tiếp Đức Hồng y Reinhard Marx, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Báo điện tử Chính phủ, ngày 11-1-2016.
[4] TS Phạm Huy Thông: “Tình hình tôn giáo và những yêu cầu đặt ra với công tác tôn giáo vận”, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2263/Tinh_hinh_ton_giao_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_voi_cong_tac_ton_giao.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...