CHUYỆN CÁI ĐUÔI CON THẰN LẰN
Long
vĩ
Thằn lằn là một loại động vật có chân,
chuyên sống trú ngụ ở các hang hốc đất, đá, không có tổ riêng; cũng
đôi khi có con lại sống leo trèo trên cành cây cho qua ngày, đoạn tháng. Thằn lằn ăn sâu bọ, cũng sinh đẻ
để duy trì nòi giống, nó cũng có chút “hiểu biết” của loài động
vật, nhưng hay bị kích động đi gây chiến với kẻ khác, nên người đời
gọi là “rắn thằn lằn”, quy nó về họ hàng nhà loài rắn độc ác. Đặc điểm nổi bật của thằn lằn khi
bị tấn công là bỏ chạy, sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ cốt để giữ lấy
mạng sống. Cái mà thằn lằn thường vứt bỏ là cái đuôi, chỉ cần đối
phương chạm đến cái đuôi là thằn lằn cắt khúc bỏ chạy. Thật là
đáng thương cho cái đuôi, nó rất trung thành với chủ. Mặc dù bị cắt
bỏ thí mạng, nhưng nó vẫn ngoáy tít xua đuổi đối phương để chủ trốn
chạy rồi mới ngắc ngoải chết một cách thảm thương vì cô đơn, lạnh
lẽo. Có nhiều người cho rằng, sự khôn ngoan của thằn lằn nằm ở cái
đuôi, không phải ở cái đầu.
Như thế thì thật là bất công vô cùng, bởi mỗi khi phải giải quyết
quy luật tự nhiên “đầu vào, đầu ra” cái đuôi thằn lằn phải hứng chịu
đủ thứ trên đời. Cho dù khoa học, công nghệ có phát triển hiện đại
bao nhiêu cũng không thể khử hết mùi hôi hám.
Chuyện về cái đuôi con thằn
lằn là như vậy, nhưng ngẫm nghĩ về
con người trong thế giới hiện đại, hội nhập và phát
triển, vẫn có những chuyện vừa
buồn, vừa nực cười làm sao! Bởi lẽ loài người đang ở thế
kỷ XXI mà vẫn có những kẻ danh xưng nhà văn, nhà báo, nhà khoa học
lại chẳng khác gì cái đuôi con thằn lằn, đang cố ngoáy đống rác cũ
để ngửi mùi hôi. Mới đây,
ngày 27 tháng 8 năm 2017, trên mạng xã hội có đăng bài viết “Những
tra vấn tháng 8 tự trả lời” do tác giả - phỏng vấn viên nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình thực hiện
với sự tham gia của GS nhà văn Đặng Phùng Quân, nhà văn Trần Doãn Nho
và nhà văn Hồ Đình Nghiêm. Đọc
qua bài viết về những nhận định của các nhân vật trên thật ngỡ
ngàng, vì nghe tên tuổi của họ thật lừng danh, oai phong lẫm liệt mà
trí khôn của họ không biết để ở đâu? Họ
cố tình phớt lờ sự thật lịch sử hay do sự ngu dốt không hiểu biết? Xin được có một vài lời về sự thật lịch sử để mọi người
cùng ngẫm và hiểu rõ hơn lời sám hối của những kẻ được ví
như cái đuôi con thằn lằn, đang từ từ trôi về âm phủ.
1. Mọi người dân Việt Nam yêu nước ai
cũng biết lịch sử đau thương của dân tộc dưới thời pháp thuộc; cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các cuộc khởi nghĩa của nông dân và các
sĩ phu yêu nước đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nguyên nhân cơ
bản và chủ yếu nhất, đó là các cuộc khởi nghĩa chưa có đường lối
cách mạng đúng đắn để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng
lên kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập, tự do. Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghiã Mác - Lênin, một học thuyết cách
mạng và khoa học, chỉ ra con đường tập hợp, đoàn kết toàn thể giai
cấp công nhân và nhân dân lao động vùng lên đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phòng con người. Nguyễn Ái Quốc đã
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, được nhân dân lao động
cả nước đón nhận với tình cảm và trách nhiệm trân trọng nhất. Bởi
lẽ, chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới công khai thừa nhận quyền làm
chủ của con người, quyền làm chủ của nhân dân lao động trong xã hội
và trong mỗi quốc gia. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường mà nhân
dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên giành chính quyền
tháng Tám năm 1945, đưa nhân dân lao đông cả nước bước lên vũ đài chủ
nhân của đất nước. Ngày 6/1/1946, mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở
lên đã đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nước. Từ đó đến nay quyền làm chủ, quyền công dân của các
tầng lớp nhân dân lao động ở nước ta được bảo đảm, giữ vững. Công dân
cả nước đang phấn khởi, tự hòa bước vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa
XIV với tình cảm, trách nhiệm chính trị và niềm tin sâu sắc. Vậy cớ
sao những kẻ danh xưng có ăn, có học như nhà văn Nguyễn Thị Thanh
Bình, nhà văn Trần Doãn Nho, nhà văn Hồ Đình Nghiêm đặc biệt là GS
nhà văn Đặng Phùng Quân lại mù quáng, ngu dốt đến mức quên cả lịch
sử. Phải chăng đây là những cái đuôi con thằn lằn đang lang thang phiêu
bạt ở những cành cây, bụi cỏ, ăn của bố thí cầm hơi nên không đủ
trí khôn để viết ra mấy dòng lương thiện, mà phải sám hối bằng
những lời lẽ đầy sự vu cáo kích động bạo lực phá hoại sự bình yên
của đất nước?.
2. Cả thế giới ghi nhận Cách mạng Tháng
Tám lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận người dân nô lệ tiến lên chân trời
tự do, được làm chủ thực sự về mọi mặt…Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một
chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất Tổ quốc. Trước đó, ngày 19 tháng 01 năm 1974, Quân đội
Việt Nam Cộng hòa của Chính quyền ông Nguyễn Văn Thiệu với lực lượng
không quân và hải quân hùng mạnh vào hàng thứ sáu trên thế giới, vậy
cớ sao không giữ nổi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa để Trung Quốc chiếm
giữ? Phải chăng phía sau có ẩn ý gì mà đến nay GS, nhà văn Đặng
Phùng Quân lú lẫn không cộng, trừ nổi con số 1974 và 1975? lại đổ
lỗi cho “nhà nước dâng đất, biển đảo cho Tàu Cộng”. Có lẽ đây là
chiến thuật hèn hạ “gắp lửa bỏ tay người” của GS Đặng Phùng Quân,
một kẻ có danh nhưng vô học mà thôi.
Thiết nghĩ, lẽ ra các nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình,
Trần Doãn Nho, Hồ Đình Nghiêm và GS nhà văn Đặng Phùng Quân nên làm
điều gì đó thật nhân văn, thật “người” hơn trong tháng 9 này, để góp
phần giữ vững sự bình yên cho non sông, đất nước; đó mới thật sự là
những người Việt yêu quê hương, Tổ quốc của mình. Còn như những lời lẽ bịa đặt, vu
cáo dựng lên trong “Những tra vấn tháng 8 tự trả lời” thì đó chỉ là
những lời sám hối của họ trên con đường đi về địa ngục. Thật đáng thương cho những danh xưng có
học, lại vô phúc làm
cái đuôi con thằn lằn, cố vùng vẫy để cắn lại giống nòi của mình mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét