NHÂN
QUYỀN - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CẢNH GIÁC
Bối
cảnh thế giới hiện nay tình hình an ninh - chính trị đang có những diễn biến phức tạp, khó lường; nền kinh tế thế giới
vẫn bị ảnh hưởng bởi quá trình “hậu khủng hoảng. Ở trong nước, bên cạnh những
thuận lợi cơ bản, nền kinh tế nước ta đang có những bước chuyển dịch và đi vào ổn
định, đời sống xã hội của nhân dân dần được nâng lên. Trong khi đó, quá trình mở
cửa, hội nhập quốc tế đang được thúc đẩy mạnh mẽ đi vào chiều sâu; an ninh biển
đảo đang đứng trước những thách thức to lớn; các thế lực thù địch vẫn không từ
bỏ âm mưu chống phá cách mạng nước ta trên các lĩnh vực.
Một trong những trọng điểm chúng đưa ra và chống
phá, xuyên tạc nước ta về vấn đề nhân quyền. Các thế lực thù địch đưa ra những
chiêu bài "nhân quyền cao hơn chủ quyền, nhân quyền không biên giới, vấn đề
nhân quyền về bản chất không còn được coi là công việc thuộc nội bộ của một quốc
gia". Hơn nữa, họ còn nêu ra rằng cộng đồng
quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ của một quốc gia để bảo vệ
nhân quyền và giải tỏa tai họa để can thiệp "nhân đạo".
Vậy thực
chất “vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” hiện nay là gì?
Phải nói
ngay rằng, đối với Việt Nam hoàn toàn không có “vấn đề nhân quyền” như những
luận điệu mà các thế lực thù địch đang rêu rao. Bởi từ khi thành lập đến nay,
Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền
con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát
huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt
Nam những năm qua. “Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” hiện nay thực chất nằm ở âm
mưu chính trị đen tối các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
Vậy tại
sao các thế lực thù địch lại sử dụng vấn đề nhân quyền chống phá Việt Nam? Xuất phát động cơ lợi ích riêng, họ đã
dùng ngọn cờ nhân quyền để tiến công chủ nghĩa xã hội và các nhà nước có quan
điểm chính trị không đồng nhất với họ. Nhân quyền được chủ nghĩa đế quốc đem ra
làm thứ “vũ khí” để can thiệp vào các quốc gia, dân tộc khác, chống lại nhân
loại tiến bộ, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Trên phạm vi quốc tế, chủ
nghĩa đế quốc đã lợi dụng vấn đề nhân quyền, tiến hành “diễn biến hoà bình”
diễn ra song song với cuộc đấu tranh vũ trang ngay từ khi Liên Xô, nhà nước
công nông đầu tiên ra đời (1917). Đến giữa thập kỷ 80, thế kỷ XX, vấn đề nhân
quyền trở thành yếu tố gây chia rẽ giữa các dân tộc, tạo cớ tiến hành chiến
tranh, gây cảnh tàn phá, chết chóc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói
các cuộc “cách mạng mầu” ở Đông Âu, ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây là những hệ
luỵ trực tiếp của đường lối chính trị hoá vấn đề nhân quyền của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực phản động trên thế giới.
Đối với
Việt Nam, thông qua “vấn đề nhân quyền”, họ kích động các tầng lớp công chúng,
chĩa mũi nhọn của dư luận vào bộ máy nhà nước. Cao hơn nữa, chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch còn can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt
Nam, ép Việt Nam thỏa hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi
đường lối, đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Họ thực hiện chính sách lôi
kéo các nước, các tổ chức phi chính phủ, qua các hình thức giao lưu, hợp tác về
văn hoá, khoa học, giáo dục… để thâm nhập, thu thập tin tức tình báo, làm
chuyển hoá tư tưởng, chuyển hoá chính trị, mua chuộc cán bộ, cài cắm nội gián.
Các thế lực thù địch bên ngoài luôn tìm cách câu kết, móc nối với những người
bất mãn, cơ hội chính trị để những đối tượng này thu thập những tài liệu, chứng
cứ mà chúng cho rằng đó là bằng chứng khẳng định Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân
quyền. Họ lợi dụng các diễn đàn công khai để tuyên truyền “tự do”, “dân chủ,
“nhân quyền” theo kiểu tư sản; phê phán Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền;
tung ra các luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” để tạo cớ can thiệp vào
Việt Nam.
Âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch là tích cực dùng lực lượng tay sai và những
phần tử bất mãn,“xám hối” ở trong nước tích cực đòi “tự do ngôn luận”, “tự do
báo chí” phi pháp; tuyên truyền kích động các phần tử cực đoan trong tôn giáo,
dân tộc ít người đòi “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, đòi quyền “tự trị”,
thành lập “nhà nước Đề-Ga”, “nhà nước Khmer-Crom”, “nhà nước H’Mông”, phá hoại
khối đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu cuối cùng của chúng là xoá bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng ta, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch là vậy! Còn chúng ta thử hỏi rằng: một
đất nước giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, giành lại ấm no, tự do, hạnh phúc
cho nhân dân. Một đất nước người người yêu chuộng hòa bình và luôn phấn đấu cho
quyền của con người, thì có vấn đề nhân quyền gì ở đây! Bởi chúng ta đã quá hiểu
bài học về chiến tranh, về mất mát đau thương, chúng ta lại càng hiểu giá trị
của ổn định, hòa bình và phát triển. Vì vậy, chúng ta lại càng phải tỉnh táo
trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn phản động tay sai,
để cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết năm 2007, khi một phóng viên hãng CNN đặt vấn đề nhân
quyền tại Việt Nam, Chủ tịch trả lời rằng: “Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng,
Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam
không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ giam cầm, tra tấn không cần ra
tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại quyền con người đã
mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi
tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam của người Việt Nam cần an ninh và ổn
định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý”./.
Long Bùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét