CHIÊU TRÒ “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG” CỦA NGUYỄN ĐÌNH THỤC
Long vĩ
Sáng ngày 15/5/2017, theo lệnh bắt bị can số 01 ngày 11/5 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an Nghệ An, Hoàng Đức Bình (sinh ngày 10/2/1983, tại
xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) bị bắt về hành vi ''Chống người thi
hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân” quy định tại điều 257, 258 bộ
luật Hình sự.
Vậy Hoàng Đức
Bình là người như thế nào? Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An cho
hay, từ tháng 4/2016 đến nay, Hoàng Đức Bình đã quan hệ, móc nối với các đối
tượng phản động, chống đối trên địa bàn, thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên
facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, Bình đã
cấu kết với nhiều đối tượng, lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển tại các
tỉnh miền Trung để kích động các linh mục cực đoan và quần chúng tổ chức các
cuộc tuần hành, biểu tình phản đối Formosa ở Nghệ An và Hà Tĩnh, gây ảnh hưởng
phức tạp đến tình hình an ninh trật tự thời gian qua. Khi Hoàng Đức Bình bị
bắt, Nguyễn Đình Thục (sinh
ngày 10/4/1978 tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thụ phong Linh
mục: 19/6/2010 linh mục) quản xứ Song
Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu đã trực tiếp xúi dục, kích động giáo dân tuần hành, tụ tập gây cản trở giao thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua
xã Diễn An huyện Diễn Châu để đòi “thả người bị bắt”. Đồng thời, tổ chức một số
đối tượng quá khích bắt giữ hai phóng viên Quân khu 4 và một cán bộ đoàn của
huyện Diễn Châu (nay đã được thả). “Đục nước béo cò” - các thế lực thù địch
đang nỗ lực đẩy nhanh, đẩy mạnh sự chống phá ta, vu kháo chính quyền, xuyên tạc
đường lối chính sách của Đảng…, đặc biệt nguy hiểm là chúng dùng những hình ảnh
nhạy cảm do chúng “chuẩn bị” đưa lên các trang mạng xã hội như facebook, Zalo, block
cá nhân, youtube….Đây là cả một âm mưu đen tối của Nguyễn Đình Thục bên cạnh những lời tuyên truyền rao giảng không
đúng với bổn phận của người linh mục chân chính - “kính chúa yêu nước” tại nhà
thờ.
Điểm qua một số nội dung của Nguyễn Đình Thục để
bạn đọc thấy rõ hơn chân tướng của kẻ mượn danh vì dân chủ để chống lại
nền dân chủ của nhân dân Việt Nam, một nền dân chủ do nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chiến đấu, hy sinh mới giành được,
xây dựng và ngày càng được phát huy đầy đủ. Điều đáng lên án là trong các nội
dung tuyên truyền, kích động, xúi dục giáo dân tụ tập đông người, không chỉ gây mất an
toàn giao thông, đoàn người do Nguyễn Đình Thục cầm đầu, vận động còn gây ra
tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và khiến
không ít người dân bức xúc khi chứng kiến cảnh tượng này. Ông Ngô Minh Tuấn –
Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu nói: “làm
linh mục như thế này thì còn ai tin nữa, chúa không tha thứ cho những kẻ nào
lợi dụng lòng tin của con người để gieo rắc sự hoài nghi, bạo loạn!”
Bà Vũ Thị Loan – xã Diễn An, Diễn Châu
cũng cho rằng: “Pháp
luật phải xử lý nghiêm khắc theo luật pháp, những kẻ lợi dụng kích động chống đối
chế độ chống đối nhà nước CHXHCNVN, bất kể kẻ đó là ai - không được phép đứng
ngoài luật pháp gây bất an chính trị”.
Ông Phạm Trung – Xã Diễn Cát, Diễn Châu phát biểu:
“Linh mục có tâm thì phải góp sức cùng chính quyền địa phương giữ gìn an ninh, chính
trị, trật tự, ATXH để giáo dân yên tâm, phấn khởi làm ăn, buôn bán, sống
"tốt đời, đẹp đạo" chứ!”.
Cũng xin nói thêm rằng, trước khi về quản xứ Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu), Nguyễn Đình
Thục là linh mục quản xứ Đồng Lam (ở xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Linh
mục Nguyễn Đình Thục chính là người đứng sau vụ việc tổ chức truyền đạo, giam
giữ, đánh đập người trái pháp luật xảy ra tại thôn Trung, xã Yên Khê,
huyện Con Cuông ngày 01/7/2012. Vụ việc này, đã bị các lực lượng chức năng của
Tỉnh xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nguyễn
Đình Thục từng cầu nguyện: Chúng
ta tiếp tục cầu nguyện cho anh em và cho nhau. Cầu nguyện cho chế độ cộng sản
mau mất đi.
Với những âm mưu đen tối đã chuẩn bị, việc đòi “thả người bị bắt” chỉ
là cái cớ của Nguyễn Đình Thục, tranh thủ lúc “tình thế chưa rõ
ràng” và sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận giáo dân, trên các trang mạng xã hội Nguyễn
Đình Thục và đồng bọn rêu rao về những cái gọi là “Nghịch lý” của Việt Nam trên một số lĩnh vực.
“Chúng” nói rằng với Điều 4 trong Hiến pháp 2013, thì quyền lực thực sự của đất
nước là của Đảng. Hơn nữa, chế độ Đảng cử, Quốc hội bầu các chức vụ chủ chốt
của quốc gia như vậy còn gì là dân chủ. Cuối cùng, “chúng” thổi phồng những khuyết điểm, hạn chế trong công tác phòng chống
tham nhũng ở nước ta, lợi dụng sự cố môi trường do Fomosa gây ra, …để từ đó quy
kết Đảng Cộng sản Việt Nam “đã thực sự…mục nát rồi”,
không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước.
Thật
vậy, với chiêu trò “mượn gió bẻ măng” Nguyễn Đình Thục đã trắng trợn xuyên tạc
bản chất và công kích mô hình, tổ chức của hệ thống chính trị và bộ máy nhà
nước; mưu toan xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước; đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với một số cán bộ, đảng
viên tham nhũng, thoái hóa, biến chất; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam với nhà nước và xã hội,
Cần
khẳng định rằng, ở nước ta Hiến pháp là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân, toàn
Đảng; là đạo luật gốc của quốc gia và mọi tổ chức, công dân Việt Nam phải chấp
hành. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng quy định rõ “Các tổ chức của Đảng và đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Thực
tiễn Việt Nam cũng chứng minh, từ khi ra đời cho đến
nay Đảng Cộng sản Việt Nam được tôi luyện, trưởng thành gắn liền với lịch sử đấu
tranh hào hùng của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giành chính
quyền, Đảng giữ vai trò lãnh đạo các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu
đó của cách mạng Việt Nam. Khi giành được chính quyền, Đảng được trao sứ mệnh
trở thành đảng cầm quyền, thực hiện quyền lãnh đạo đổi mới Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng Cương lĩnh, chiến
lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền,
thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu
của đảng viên chứ không áp đặt, làm thay Nhà nước, Quốc hội.
Quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động
của Nhà nước là do Quốc hội quyết định. Thông qua thực
hiện chức năng của Quốc hội, quyền làm chủ của người dân luôn được đảm bảo và
phát huy theo tinh thần quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, địa vị chủ
thể của dân với tư cách là chủ thể gốc của mọi quyền lực; những biểu hiện vi phạm
quyền làm chủ của người dân đều được phát hiện và xử lý nghiêm.
Từ khi trở thành Đảng cầm quyền đến
nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm, lãnh
đạo công tác phòng chống tham nhũng, coi “tham nhũng” là một trong bốn nguy cơ
đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, nhiều
cuộc vận động bằng nhiều nội dung, biện pháp đã góp phần nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đặc biệt qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XI, 1 năm thực hiện NQTW4 khóa XII, công tác phòng chống tham nhũng
đã đạt được những kết quả quan trọng: Bước đầu kiềm chế, ngăn chặn tình trạng
tham nhũng, lãng phí. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng,
phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, xét xử nghiêm minh
theo đúng quy định của pháp luật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan
nghênh đồng tình ủng hộ. Xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài.
Song, kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, khóa XII nói chung,
phòng chống tham nhũng nói riêng đã góp phần thúc đẩy đất nước vượt qua khó
khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố niềm tin
của cán bộ đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham
nhũng ở nước ta vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm. Việc công khai, thẳng thắn
thừa nhận về những khuyết điểm trong lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng
của Đảng thể hiện quyết tâm và trách nhiệm chính trị của Đảng cũng như hệ thống
chính trị ở Việt Nam đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Chỉ có những kẻ
tâm địa xấu xa như Nguyễn Đình Thục mới trắng trợn suy diễn theo kiểu “mượn gió
bẻ măng” để buộc tội rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã “thực sự …mục nát rồi”.
Liệu những người dân vốn thật
thà, chất phác có còn tiếp tục nghe lời xúi dục của vị linh mục cực đoan, phản
động này nếu như biết được những âm mưu đen tối, những lời tuyên truyền đả kích
Đảng, đả kích chế độ và chính quyền của ông ta?
Trong lúc đó các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An nói chung và huyện
Quỳnh Lưu nói riêng đang nỗ lực hỗ trợ người dân ra khơi, phát triển sản xuất, thì
linh mục Nguyễn Đình Thục lại lấy cớ từ một sự việc của một kẻ chống đối chế độ
bị bắt để xúi bẩy, kích động một số người dân nhẹ dạ, cả tin đi khởi kiện đòi “thả
người bị bắt”, cản trở giao thông, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn là điều
khiến nhiều người bất bình và cần phải được pháp luật xử lý nghiêm minh. Thiết
nghĩ, nếu Nguyễn Đình Thục có một chút mảy may suy nghĩ cho dân tình thì đã
không làm như vậy. Ông là linh mục chẳng những không làm tròn trách nhiệm chăn
dắt, mang những điều tốt đẹp, những điều hay lẽ phải mà chúa đã răn tới con
chiên, không hướng cho bà con làm tròn bổn phận của một giáo dân kính chúa yêu
nước mà còn khiến con chiên bỏ bê lao động, tụ tập tham gia gây rối, bắt giữ
người trái pháp luật, tạo tâm lý bất an cho người dân trong cuộc sống... Sự
thật vì mục đích gì thì chỉ Nguyễn Đình Thục là người hiểu rõ hơn ai hết. Và âm
mưu đen tối đó của Nguyễn Đình Thục đã và đang dần bị vạch trần bởi những hành
động quá khích của chính ông những ngày qua.
Xin được thông tin thêm, về những thiệt hại do sự cố môi
trường biển các tỉnh miền Trung, thời gian qua Chính phủ, các bộ ban ngành
trung ương và chính quyền các địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt, nỗ
lực bằng nhiều giải pháp để phục hồi môi trường biển, ổn định đời sống cho bà
con các tỉnh bị ảnh hưởng. Công tác khôi phục môi trường biển, đền bù, hỗ trợ
ngư dân trong vùng thiệt hại đã và đang được triển khai rất tích cực và hiệu
quả, hoạt động khai thác, chế biến hải sản cũng như du lịch các tỉnh ven biển
miền Trung đã dần đi vào ổn định, chủ đầu tư là công ty Fomosa cũng đã có nhiều
động thái để khắc phục sự cố và đền bù theo cam kết với chính phủ và người dân.
Tất cả vẫn đang nỗ lực để vừa có một cuộc sống ổn định, an toàn cho người dân
vừa đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, không ô nhiễm.
Vậy không có lý do gì để một bộ phận người dân quá khích nghe
theo sự xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu để vi phạm pháp luật, làm xáo trộn cuộc
sống vốn đang binh yên, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, chia rẽ mối đoàn kết
lương giáo và tiếp tay cho những âm mưu đen tối nhằm phá hoại sự ổn định của
môi trường xã hội…Hãy vì sự bình yên của mỗi gia đình, vì sự phát triển chung
của quê hương, đất nước, mỗi người dân hãy tỉnh táo để không bị kẻ xấu lôi kéo
mà vi phạm pháp luật.
Như vậy,
với tâm địa xấu xa của một tên phản động, Nguyễn Đình Thục đã lấy cớ đòi “thả
người bị bắt”, tự “vẽ” ra những “nghịch lý” của Việt Nam trên một số lĩnh vực
là để lôi kéo những giáo dân nhẹ dạ cả
tin phân tâm tư tưởng, chi phối tình cảm, niềm tin đối với Đảng. Mọi người hãy
cảnh giác và đấu tranh kiên quyết với những luận điệu xuyên tạc sai trái trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét