Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Với những cống hiến to lớn đó, Người đã trở thành biểu tượng bất
tử trong lòng dân tộc Việt Nam.
Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài được các thế lực thù địch bôi nhọ,
chống phá. Trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội, đã có nhiều quan điểm,
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận công lao, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
cách mạng Việt Nam, một trong số đó là bài viết của Trọng Đạt: “Hồ Chí Minh, nhân vật hữu danh vô thực”.
Trong bài viết của mình Trọng Đạt đã ra sức phê phán, phủ
nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam,
nhất là trong giai đoạn sau Hiệp định Giơnevơ? Vậy mục đích của Trọng Đạt là gì? Cách thức mà y sử dụng
trong
chống phá ra sao?
Trọng Đạt đã rất cao tay, nghiên cứu kỹ về Hồ Chí Minh và
những học trò xuất sắc của Người. Trên cơ sở đó, Y hết lời ca ngợi vai trò của các
ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp,
Lê Duẩn, Lê Đức Thọ với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từng câu, từng chữ Trọng
Đạt viết lên có tác dụng du ngủ người đọc. Nhiều người, khi đọc bài viết này sẽ
dễ bị lầm tưởng rằng, Trọng Đạt đang ca ngợi những thắng lợi
của dân tộc và một số nhà hoạt
động cách mạng lớn. Cái nguy hiểm của bài viết ở chỗ, Y đã dùng ngòi bút để bẻ
cong sự thật, đánh đồng giữa bản chất và hiện tượng, lấy một số sự kiện, hiện
tượng lịch sử cụ thể để chứng minh, phân tích và đánh lừa dư luận.
Có thể nói, những chiến công và sự đóng góp hiển hách của các
nhà hoạt động cách mạng như:Trường
Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ là sự thật hiển nhiên đã được lịch sử
và nhân dân ta thừa nhận, tôn vinh. Nhận thức được rằng, Hồ Chí Minh là biểu tượng
bất tử trong lòng mọi người dân Việt Nam, nếu dùng ngòi bút đánh trực diện sẽ
không hiệu quả, Trọng Đạt đã khéo léo nhấn mạnh những chiến công của các nhà
yêu nước trên để hạ thấp tầm quan trọng của Người với cách mạng Việt Nam. Y lấy
một số dẫn chứng trong các bài nói, bài viết của các học giả trong và ngoài nước
để áp đặt ý chí chủ quan nhằm xuyên tạc sự thật. Y rêu rao rằng, Hồ Chí Minh bị
Tổng bí thư Lê Duẩn tước quyền và điều khiển, rằng họ Hồ không đóng vai trò
quan trọng gì như người ta nghĩ, chỉ là nhân vật hữu danh vô thực. Trong
kết luận của bài viết Y cho rằng “Ông Hồ
là Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nhà nước có tính tượng trưng được sùng kính như
vua Thái Lan, nữ Hoàng Anh hay Nhật Hoàng”. Tạo mâu thuẫn nhằm chia rẽ đoàn kết là cách thức, song
cái cách mà Trọng Đạt dùng trong bài viết này thật xấu xa và đớn hèn. Y đã dùng
ngòi bút biến cái không thành có, biến cái đúng thành sai.
Sự thật lịch sử đã chứng minh, Hồ Chí Minh không phải
nhân vật hữu danh vô thực như Trọng Đạt vừa viết. Cuộc đời, sự nghiệp và những
đóng góp của người không chỉ được nhân dân trong nước mà cả bạn bè quốc tế ghi
nhận. Đầu tiên phải khẳng định, trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng được nhiều các nhà
hoạt động cách mạng xuất sắc, tiêu biểu trong số đó là: Trường Chinh, Võ Nguyên
Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ...vv. Đó là những người con ưu tú của dân tộc, những
học trò tin cậy và xuất chúng luôn đồng hành cùng Người trong suốt quá trình
Người lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tình cảm giữa Bác và những nhân vật
trên không chỉ là tình thầy trò, mà còn là tình cảm đồng chí, đồng đội, những
người vào sinh ra tử có nhau. Chính vì lẽ đó, luận điệu xuyên tạc kích động mâu
thuẫn, chia rẽ trên là hành động bịa đặt, vu khống, phủ nhận lịch sử.
Là Người trực tiếp sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nêu gương sáng và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên chấp hành
nghiêm nguyên tắc tổ chức và xây dựng Đảng, trong đó chú trọng
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong suốt hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Đảng, là linh hồn của kháng
chiến, song Hồ Chí Minh không vì thế mà lạm dụng quyền lực, Người đã cùng tập
thể Bộ Chính trị, trong đó có những học trò xuất sắc như các
đồng chí Trường Chinh, Võ
Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, qua đó định
hướng con đường phát triển cho cách mạng Việt Nam. Sự thiên tài của lãnh
tụ Hồ Chí Minh chính là biết tập hợp
xung quanh Đảng những nhân tài, trân trọng, khơi dậy và phát huy trí tuệ của họ
đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của dân tộc.
Bài viết “Hồ Chí Minh, nhân vật hữu danh vô thực” của tên
phản động Trọng Đạt sẽ không và mãi mãi không bao giờ có đất sống, bởi mọi người
dân Việt Nam luôn luôn nhận thức được rằng, khi Trọng Đạt - một người máu đỏ da
vàng chưa sinh ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam
đã một mình bôn ba khắp năm châu, bốn bể, chịu muôn vàn nổi cực khổ để tìm đường
cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng các đồng chí
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ...vv, và toàn dân đang phải đồng cam, cộng khổ, không quản hy
sinh, mất mát để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc - Trọng Đạt đang ở đâu và
làm gì? Nhìn lại xuyên suốt những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam
trong thế kỷ XX, lịch sử chưa hề nhắc tên Trọng Đạt hoặc bất cứ người thân nào
của Y. Vậy mà bây giờ Y lại dùng ngòi bút thao thao bất
tuyệt đi phán xét lịch sử, phủ nhận vai trò của lãnh tụ anh hùng được cả dân tộc và bạn bè quốc tế thừa nhận. Trước
thực tế đó, phải chăng “Nhân vật hữu
danh vô thực” nên giành cho Trọng Đạt và những kẻ bán nước cầu vinh?
Duy Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét