Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Hồ Chí Minh luôn gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam và
cách mạng vô sản thế giới. Hình ảnh của Người đã khắc sâu vào trong tim mỗi người
Việt Nam yêu nước và nhân loại tiến bộ. Vì thế, Hồ Chí Minh đã trở thành một
tâm điểm, đối tượng để các thế lực thù địch hạ bệ, đả kích, xuyên tạc. Nhưng dẫu
tìm mọi cách trắng trợn, tinh vi, chúng nhất định không lừa dối được nhân dân
Việt Nam và những người có lương tri trên toàn thế giới.
Gần đây, trên mạng internet xuất hiện
bài viết “Hồ Chí Minh, nhân vật hữu danh vô thực” của Trọng Đạt, với những lời lẽ
xuyên tạc, bôi nhọ uy tín, thanh danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh
đạo cách mạng của Việt Nam, hòng mong muốn hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh. Thực
ra, mục đích của Trọng Đạt và “bè lũ” của hắn là rõ ràng, vẫn không ngoài những
quan điểm, luận điệu đã “cũ rích” hòng làm suy giảm uy tín của Hồ Chí Minh -
Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam
và thế giới. Từ đó, chúng mong muốn dần xóa bỏ đi nền tảng tư tưởng của Đảng
ta.
Về bản chất, đây vẫn là những nhận
định chủ quan, xuyên tạc nhằm bóp méo sự thật về một con người đã đi vào huyền
thoại, được cả nhân loại tiến bộ tôn vinh. Bằng những lời lẽ ngộ nhận “quàng
xiên”, Trọng Đạt cố gắng đưa ra những dẫn chứng vô căn cứ để chứng minh rằng: Hồ
Chí Minh thực chất chỉ là người “hữu danh vô thực”, mà theo cách diễn tả thô
thiển của y đại ý là: Hồ Chí Minh chỉ thực sự có ảnh hưởng lớn trong cuộc vận động
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) và trong tổng khởi nghĩa giành chính
quyền cách mạng (tháng 8-1945), còn từ khi bắt đầu bước vào cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ thì Hồ Chí Minh đã mất dần đi vai trò lãnh đạo (chỉ là con người
mang tính tượng trưng như vua Thái Lan, nữ Hoàng Anh hay Nhật Hoàng). Quyền lực
thực sự lần lượt rơi vào tay những học trò do chính Hồ Chí Minh đào tạo là: Võ
Nguyên Giáp, Trường Trinh và sau đó là Lê Duẩn. Trọng Đạt cho rằng, trong nội bộ
các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam khi đó đã diễn ra những cuộc tranh giành,
chấn áp lẫn nhau để thiết lập quyền lực cá nhân. Để tỏ ra những lập luận của
mình là có căn cứ, hòng lấp liếm, che đậy sự xuyên tạc của mình, Trọng Đạt đã dẫn
lời của một số tác giả như: Nguyễn Thị Liên Hằng (đại học Kentucky), Trần Thanh
Thủy, William Duiker,... Tuy nhiên, với xã hội thông tin như ngày nay, ai cũng
biết những kẻ mà Trọng Đạt nhắc đến đều là những thành phần tiêu cực, bất mãn với
chế độ ta và đang tích cực chống đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trọng Đạt và những kẻ đang chống đối
cách mạng nước ta thừa biết rằng, Hồ Chí Minh là người hết mực coi trọng nhân
tài. Để thực hiện nguyện vọng thiết tha của Người là “làm sao cho nước nhà được
độc lập, dân tộc được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành” thì Người đã xóa đi mọi thành kiến để quy tụ những người có tài có đức ra
giúp nước, giúp dân. Sau khi Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, với tấm
lòng khoan dung độ lượng cao cả, Hồ Chí Minh đã chân thành mời những nhân sĩ đã
từng tham gia chế độ cũ ra giúp nước. Có thể kể ra đây như: vua Bảo Đại (được mời
làm Cố vấn tối cao Chính phủ lâm thời VNDCCH), cụ Bùi Bằng Đoàn (đã từng giữ chức
quan Thượng thư triều Nguyễn) được mời ra làm Trưởng Ban Thanh tra đặc biệt của
Chính phủ (tương đương hàm Tổng Thanh tra Chính phủ ngày nay) và sau đó cụ giữ
chức Trưởng ban thường trực Quốc Hội… Và với những học trò xuất sắc như: Võ
Nguyên Giáp, Trường Trinh, Lê Duẩn,… Hồ Chí Minh luôn mong muốn họ phát huy hết
tài năng để cách mạng Việt Nam có thể nhanh chóng đi đến những mục tiêu như Người
hằng mong muốn. Những điều bịa đặt của Trọng Đạt cho rằng, trong các nhà lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đã xảy ra những cuộc tranh giành quyền lực, thanh trừ ảnh hưởng
của nhau là sự suy diễn thô thiển của những kẻ không có một chút hiểu biết gì về
cách mạng Việt Nam, về con người Hồ Chí Minh cũng như những học trò của Người. Một
con người chỉ có một tấm lòng vì nước, vì dân như Hồ Chí Minh, một người đã gạt
bỏ đi mọi thành kiến giai cấp để quy tụ những người tài đức ra giúp nước, giúp
dân thì làm sao có suy nghĩ sợ những học trò “nổi hơn mình” như cách suy nghĩ
thiển cận của Trọng Đạt được?
Còn trên thực tế, vai trò to lớn của
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới đã được nhân dân
Việt Nam và nhân loại tiến bộ ghi nhận. Điều đó là không thể phủ nhận được. Mọi
bước đi, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều để lại dấu ấn của tư tưởng và
con người Hồ Chí Minh. Điều này mọi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, từ miền
xuôi đến miền ngược ai ai đều biết. Đánh giá vai trò và công lao to lớn của Hồ
Chí Minh, ở trong nước đã có rất nhiều bài viết của các nhà lãnh đạo, các học
giả, các nhà khoa học, nếu liệt kê thì không thể nào kể hết được.
Ở đây, xin được đưa ra một vài đánh
giá của các chính khách, các nhà khoa học trên thế giới về những đóng góp, cống
hiến của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và thế giới thì sẽ mang tính khách
quan hơn.
Trong cuốn Hồ Chí Minh - một chân
dung (Minh họa và trình bày: C. David Thomas, nghiên cứu và biên soạn: Lady
Boton, NXb Thanh niên, Hà Nội, 2003), Cherles Fenn đã viết trong Lời giới thiệu:
“…Nếu chúng ta so sánh Hồ Chí Minh với các lãnh tụ nổi tiếng khác của thế kỷ
XX, chúng ta không thể không có ấn tượng khi biết rằng trong một thời gian, Hồ
Chí Minh đã đi đến nhiều nơi trên thế giới và đã bắt đầu in dấu ấn của mình lên
các biến cố quốc tế trước cả Mao Trạch Đông, Găngđi, Nêru, Rudơven, Sơcsin hay
ĐơGôn được biết đến trên thế giới. Cuộc sống cá nhân mẫu mực, tính kiên định vì
nền độc lậpvà tự do của Việt Nam, những thành quả phi thường của ông bất chấp sự
khó khăn chồng chất, đã có thể đưa Hồ Chí Minh, trong sự phán xét cuối cùng của
nhân loại, lên hàng đầu danh sách những lãnh tụ của thế kỷ XX”. Dấu ấn của Hồ
Chí Minh đã góp phần tạo nên một khuôn mặt mới của thế giới, đối thoại hòa bình
thay cho chiến tranh, phản ánh khát vọng của các dân tộc trong đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu
về lịch sử chiến tranh Đông Dương và Việt Nam, đã cố gắng tìm lời lý giải cho sự
thất bại của cả hai cường quốc thực dân hùng mạnh trước một dân tộc nhỏ bé và lạc
hậu Việt Nam. Các sử gia (chủ yếu là phương Tây), dường như đã tìm thấy câu trả
lời: Hồ Chí Minh chính là người khơi dậy sức mạnh dân tộc Việt Nam, khôn khéo kết
hợp với sức mạnh của chính nghĩa và thời đại, tạo nên niềm tin và chiến thắng.
Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Chủ tịch
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn” (Hà Nội,
3/1990), Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Modagat Ahmet,
nói: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại
ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó”.
Cảm phục trước sự vĩ đại của Hồ Chí
Minh, có người còn nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là George Washington vừa là
Abraham Lincoln của đất nước mình”. Là George Washington vì Hồ Chí Minh là người
lãnh đạo cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc cho dân tộc ta; là Abraham
Lincoln vì Người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ thực dân - phong kiến
ở Việt Nam. Công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN do Chủ tịch Hồ Chí Minh
khởi xướng đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện.
Xem thế đủ biết rằng, những lập luận
của Trọng Đạt là những lời lẽ bịa đặt, xuyên tạc, “đâm bị thóc, chọc bị gạo”,
“thọc gậy bánh xe” để hạ uy tín, hạ bệ người khác, mà ở đây là hạ bệ một thần
tượng tuyệt đẹp của cách mạng Việt Nam - thần tượng Hồ Chí Minh. Nhưng đó chỉ
là những “chiêu trò” cũ kỹ mà bọn phản động đã và đang dùng. Ý đồ của Trọng Đạt
và “bè lũ” của hắn sẽ không có chỗ trú trong tâm trí của những người lương thiện.
Chính vì thế, họ tự hạ thấp mình và trở thành những con người đáng bị lên án./.
Hai Bà Trưng
Bai viet hay. Hy vong nhung ke vong on boi nghia nhu Trong Dat som tinh ngo.
Trả lờiXóaBai viet hay. Hy vong nhung ke vong on boi nghia nhu Trong Dat som tinh ngo.
Trả lờiXóaBài viết thật sâu sắc và ý nghĩa. Hy vong nhung ke phan boi nghia nhu Trong Dat som tinh ngo.
Trả lờiXóaBài viết thể hiện tư duy sắc sảo và cho chúng ta thấy dã tâm của những kẻ muốn đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóa