Ngày 02/01/2023, trên Blog Bauxite Việt Nam, đối tượng Nguyễn Anh Tuấn tán phát bài “Việt Nam - Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân!”, nội dung vu cáo Nhà nước ta ngăn cấm, đàn áp dân tộc đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đây là hành động trắng trợn của đối tượng cơ hội chính trị Nguyễn Anh Tuấn thể hiện sự hiểu biết nông cạn, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam
luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự
phát triển của đất nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, các nguyên tắc, quan
điểm cơ bản về vấn đề dân tộc tiếp tục được khẳng định và bổ sung nhằm phát huy
mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán
quan điểm về chính sách dân tộc nói chung và chính sách dân tộc vùng đồng bào
thiểu số ở Tây Nguyên nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp lồng ghép với các chương trình, chính
sách khác trên địa bàn Tây Nguyên là một trong những giải pháp mang tính đột
phá để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
Hiện nay, Tây Nguyên có 53 dân tộc cùng sinh sống, trong đó
có 52 dân tộc thiểu số với 2.199.784 người, chiếm 37,65% dân số toàn vùng. Các
dân tộc sống đoàn kết, đan xen nhau, tập trung tại 471 xã vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi. Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có bản sắc văn
hóa phong phú, là nơi lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, được bảo tồn, kế
thừa và phát huy. Đây là vùng có đông thành phần dân tộc nhất nước ta và cũng
là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ - dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống.
Trong những năm qua, để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và Vùng Tây Nguyên nói
riêng, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, chương trình, dự
án; nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của gần 2,2 triệu đồng bào dân tộc
thiểu số không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
được giữ vững, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố tăng cường. Tây Nguyên hiện
nay trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm
tỉ trọng cao.
Gần đây, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Phát triển xanh
- Hài hòa - Bền vững”. Một trong những giải pháp quan trọng, đó là tập trung giải
quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng
bào dân tộc thiểu số, đồng thời có chính sách để đồng bào gắn bó với rừng.
Đồng thời, bảo đảm dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về tiếp
cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin cũng như cơ hội việc làm cho lao động
người dân tộc thiểu số. Tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, y tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Tây Nguyên, xóa bỏ tình
trạng “vùng trũng nguồn nhân lực”. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi, phối hợp lồng ghép với các chương trình, chính sách khác trên địa bàn như:
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng Nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với
biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững, coi đây là một trong những giải
pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và
miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu chính sách hỗ
trợ cho khởi nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường, giải quyết việc
làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Có cơ chế ưu đãi, đẩy mạnh phát triển sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của đồng bào
dân tộc thiểu số…
Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc là công việc quan trọng, cơ bản, thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi phải được tiến hành có lộ trình, kiên trì, nhất quán và không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Các chính sách dân tộc được xây dựng và ban hành phải là động lực trực tiếp thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và phát huy vai trò, tiềm năng thật sự của mỗi dân tộc. Do vậy, những quan điểm của Nguyễn Anh Tuấn là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật, chúng ta cần phải lên án và bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét