Thời gian gần đây các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh việc lợi dụng tôn giáo là một trong những mũi nhọn để công kích, chống phá Đảng, nhà nước ta. Đặc biệt, Ngày 31/12/2023 trên Blog VOA Tiếng Việt, đối tượng Trần Đông A tán phát bài “Hoành tráng giáng sinh, đừng quên cái nhìn toàn cảnh”, nội dung xuyên tạc việc công nhận các tổ chức tôn giáo theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, quy chụp Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và từ đó kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm.
Việt Nam là đất nước có
truyền thống văn hóa lâu đời, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Tôn giáo ở
Việt Nam được ví như bức tranh thu nhỏ của tôn giáo trên thế giới. Nếu như nhiều
quốc gia thường có một tôn giáo giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng sâu rộng trong đời
sống chính trị, xã hội, thì ở Việt Nam có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng cùng
tồn tại và bình đẳng về vị thế, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo, ảnh
hưởng quyết định đến đời sống xã hội Việt Nam.
Ngày 09/3/2023, Bộ Thông
tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt “Sách trắng
Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”. Đây là tài liệu chính thống, kịp
thời cung cấp những thông tin cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo ở Việt
Nam và những thành tựu, cũng như thách thức của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo; một trong những công cụ chuyển tải thông tin trung
thực tới các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực nhân quyền, tôn
giáo, làm cơ sở tham chiếu, chứng minh cho nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Qua đó, khẳng định chính sách nhất quán của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Những thành tựu thực tiễn
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta cho thấy, tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhân dân là quan điểm, chính sách xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà
nước ta. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn bản của Đảng ngay từ khi mới
thành lập, nhất là trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã có nhiều đổi mới
mạnh mẽ về công tác tôn giáo được ghi dấu bằng nhiều nghị quyết, tiêu biểu như:
Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”, Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày
10/01/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
25-NQ/TW, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, v.v. Trong đó, khẳng định rõ: tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng
dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào các tôn
giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; coi trọng giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá
trình phát triển đất nước; thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết
toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định
của pháp luật.
Quan điểm nhất quán ấy đã
được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và các chính sách nhằm bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo thực tế của người dân, phù hợp với từng giai đoạn của
cách mạng Việt Nam. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa (năm 1946) và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
sau này, đều khẳng định quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp (năm
2013) ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo”. Thực hiện các nguyên tắc đã được hiến định, Nhà nước Việt Nam không ngừng
hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân. Trong đó, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được kỳ họp
thứ 2, Quốc hội (khóa XIV) thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2018 là dấu son trong lộ trình cụ thể hóa chủ trương nhất quán của
Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong quá trình lãnh đạo,
quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa quan tâm, chăm lo, bảo đảm quyền tự do,
tín ngưỡng tôn giáo, vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân
về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện,
môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng,
chính sách của Nhà nước ta. Do vậy, những quan điểm của đối tượng Trần Đông A về
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn bịa đặt và không hiểu
biết gì về chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét