Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Ở VIỆT NAM, KHÔNG AI BỊ BẮT GIỮ, XÉT XỬ VÌ “BÀY TỎ CHÍNH KIẾN”

Quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người là mục tiêu mà Việt Nam luôn hướng tới. Điều đó đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan và được tôn trọng, tổ chức triển khai trên thực tế, được khẳng định qua những thành tựu mà Việt Nam đạt được hằng năm. Thế nhưng một số tổ chức, cá nhân thù địch vẫn cố tình bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam.

Thế nhưng, một số tổ chức đội lốt “Mạng lưới nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền” vẫn cố tình đưa ra cái gọi là “báo cáo” về tình hình nhân quyền thế giới năm 2021, trong đó có nhiều nội dung không khách quan dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng, phản ánh không đúng thực tế về bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.

Đáng lưu ý, họ phán rằng: “Năm 2021 chứng kiến sự đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với giới bất đồng chính kiến mà giới hoạt động và theo dõi nhân quyền quốc tế cho là tồi tệ nhất trong những năm gần đây...”. Họ dẫn ra việc Nhà nước Việt Nam đã “tùy tiện bắt giữ hoặc truy tố ít nhất 28 người” vì vi phạm các tội danh “mơ hồ” như “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” hoặc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”.

Cần phải khẳng định mạnh mẽ rằng, tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì “bày tỏ chính kiến” hay “bảo vệ dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” theo đúng nghĩa. Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do dân chủ của người dân. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể như sau: 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý. 2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm".

Về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, các hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền, xuyên tạc những nội dung lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính sách pháp lý của Nhà nước hoặc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân hoặc tạo ra, làm ra những tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước; lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì đều có nguy cơ bị xử lý hình sự với các mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 05 năm đến 12 năm, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Tương tự, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin là một quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Quyền này đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Ngoài ra, quyền này còn được cụ thể trong nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí, Luật An ninh mạng...

Không chỉ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ trong thực tiễn qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú, sinh động cả về nội dung, hình thức của báo chí Việt Nam. Đặc biệt, trong thời công nghệ 4.0 hiện nay hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng mạng Internet và mạng xã hội. Qua các kênh thông tin, với tinh thần trách nhiệm và ý thức xã hội, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể phản biện đường lối, chủ trương, chính sách; cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến với Đảng, chính quyền; bày tỏ tâm tư, nguyện vọng... nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở, ở Việt Nam luôn lắng nghe, tiếp thu và giải quyết kịp thời mọi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công dân, nhằm phát huy trí tuệ, tâm huyết của toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, có thể nói pháp luật Việt Nam quy định rất đầy đủ và rõ nét về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ… xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Ở đây hoàn toàn không có chuyện “mơ hồ” hay “mập mờ”… nào cả.

Hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng mà một số tổ chức, cá nhân dẫn ra rõ như ban ngày và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với xã hội. Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ đối với các loại tội phạm nêu trên được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm, không có ai bị đàn áp ở đây. Những bản án mà họ phải nhận là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử vì “bày tỏ chính kiến” đúng pháp luật.

Chúng ta chẳng lạ gì chiêu trò lợi dụng các vụ việc để vu khống Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, đàn áp, bắt bớ, giam giữ, xử tù những người “bày tỏ chính kiến”, mà các thế lực thù địch, phản động vẫn thường dùng. Có thể nói với sự rõ ràng, khách quan, minh bạch của pháp luật Việt Nam, các thế lực thù địch không thể trắng trợn dựng chuyện, đổi trắng thay đen, bóp méo, xuyên tạc hòng thay đổi bản chất của các vụ án được.

Bằng những hành động mạnh mẽ, thiết thực, nhất định chúng ta sẽ đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của một số tổ chức, cá nhân thù địch. Thanh danh của Đảng, uy tín của Nhà nước, bản chất ưu việt của chế độ XHCN là không thể xúc phạm, không thể bôi nhọ, đó là điều khẳng định./.             


BÁC BỎ QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

 Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thường xuyên phủ nhận bằng các luận điệu xuyên tạc, mà Phạm Trần là một blogger tiêu biểu. Blogger này đã đăng tải bài viết “Nhà nước pháp quyền của ai?” trên trang https://danlambaovn.blogspot.com/ vào tháng 9 năm 2022, để đưa ra các quan điểm hết sức phản động, chứa đựng tư tưởng thù địch như: “Nhà nước ở Việt Nam thời Cộng sản không phải của dân, do dân và vì dân mà là “của đảng, do đảng và vì đảng”” và “Việt Nam sẽ thành “nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”, hay năm 2050 là hão huyền”. Vậy ẩn ý gì của Phạm Trần khi công kích vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục tiêu phát triển của Việt Nam?

Thứ nhất, Phạm Trần chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu để xuyên tạc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không phải là của dân, do dân và vì dân mà là “của đảng, do đảng và vì đảng”. Khoa học chính trị pháp lý đã khẳng định thực chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này đã được hiến định ở khoản 3, Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Kể từ khi thuật ngữ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề cập lần đầu tiên trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, nguyên tắc phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng hoàn thiện và nó bắt nguồn từ nguồn gốc và bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua quy trình bầu cử để bầu ra các đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình vào Quốc hội, qua đó trao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và các cơ quan tư pháp. Quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là ở nhân dân, đều do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất, trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước đó là xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất nói trên còn là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân chính là ông chủ của quyền lực nhà nước, nên tất yếu nhân dân phải phân công và kiểm soát quyền lực mà mình trao chuyển cho các cơ quan nhà nước. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài nhà nước là nhân dân. Do đó, xét đến cùng thì mục tiêu nguồn cội của quan điểm thống nhất quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phục vụ nhân dân, thực hiện “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” chứ không phải để phân chia quyền lực theo kiểu kiềm chế, đối trọng như các thiết chế tam quyền phân lập. Trên cơ sở đó, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thực sự là bộ máy chuyên chính của nhân dân lao động vận hành trên cơ sở “thượng tôn pháp luật”, nhằm bảo đảm thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, luận điệu “Việt Nam sẽ thành “nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”, hay năm 2050 là hão huyền” của Phạm Trần là vô căn cứ và thật sự hão huyền. Bởi vì, mục tiêu phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao được đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, được dựa trên cơ sở quy mô nền kinh tế, tiềm năng phát triển và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu này được các khà kinh tế học trong nước, quốc tế đánh giá khả thi dù thực hiện đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Song ngay từ khi triển khai thực hiện mục tiêu này đến nay, dù đối diện nhiều khó khăn, thách thức, song Việt Nam đang khẳng định là một điểm sáng lớn về phát triển kinh tế trong bức tranh kinh tế toàn cầu. WB, Moody và nhiều tổ chức tín dụng lớn của thế giới đều đánh giá triển vọng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn đều khả quan do chính sách kinh tế linh hoạt và hội nhập kinh tế quốc tế với độ mở lớn, cho phép Việt Nam phát huy sức mạnh nguồn nhân lực, thu hút đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu. GDP năm 2022 của Việt Nam được dự báo trên 8% và nếu duy trì được mức tăng trưởng trên 7%/1 năm, Việt Nam thì mục tiêu trở thành nước phát triển năm 2045 là hoàn toàn khả thi.

Như vậy, các luận điệu mà blogger Phạm Trần nêu ra trong bài viết của mình trên trang blog của danlambao là vô căn cứ, mang tính suy diễn hết sức viển vông để chống phá quan điểm, đường lối phát triển của nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước tình hình thực tế đang có những diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay, danlambao và các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tự do, dân chủ để tuyên truyền, xuyên tạc, gây mất ổn định chính trị, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục tiêu phát triển của Việt Nam. Nhưng xét cả về lý luận và thực tiễn, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mục tiêu phát triển thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng đến giữa thế kỉ XXI là hoàn toàn đúng đắn, khoa học./.

Làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 14-11.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đức trong hơn 10 năm qua với bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức tiếp tục phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Kể từ khi Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23-9-1975, quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương phát triển tích cực, ngày càng sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10-2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

Trong khi hợp tác trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cũng như hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành khác không ngừng được thúc đẩy thì hợp tác kinh tế là một điểm sáng tiêu biểu của quan hệ Việt-Đức. Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; các hiệp định hàng hải, hàng không...

Hiện nay, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Liên minh châu Âu (EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2020; trong 9 tháng năm 2022 đạt 9,45 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nông-thủy sản... và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị, dược phẩm, hóa chất, ô tô và phụ tùng ô tô, phương tiện vận tải.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Đức, Việt Nam trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Đức tại Đông Nam Á và đối tác lớn thứ 6 của Đức ở châu Á. Đức đóng vai trò tích cực trong quá trình đàm phán và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) tại EU.

Về đầu tư, tính đến tháng 8-2022, Đức có 431 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,31 tỷ USD, đứng thứ 4/24 trong EU và thứ 18/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam có 36 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng vốn đầu tư và qua điều chỉnh đạt hơn 283,3 triệu USD, đứng thứ 14/79 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra bên ngoài.

Về hợp tác phát triển, Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Trong Chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030 (BMZ 2030), Đức xác định Việt Nam là “Đối tác toàn cầu”, tập trung ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ khí hậu và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo, đào tạo nghề và y tế. Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đức viện trợ cho Việt Nam hơn 10 triệu liều vaccine cùng nhiều thiết bị y tế, góp phần hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.

Trong sự phát triển chung của quan hệ hai nước Việt Nam-Đức, hợp tác quốc phòng song phương không ngừng được củng cố và phát triển. Từ năm 2003, Việt Nam cử Tùy viên Quốc phòng thường trú tại Berlin và Đức cử Tùy viên Quốc phòng tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam.

Trong chuyến thăm Đức của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà (tháng 10-2004), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác hỗ trợ đào tạo quân nhân Việt Nam tại Đức. Hai bên thường xuyên trao đổi chuyến thăm hoặc tiến hành các cuộc tham vấn chính sách; một số sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia các khóa huấn luyện tại các cơ sở đào tạo quốc phòng của Đức. Kể từ tháng 9-2019, Đức chính thức cử Tùy viên Quốc phòng thường trú tại Việt Nam.

Hai bên tích cực hợp tác triển khai các hoạt động trao đổi đoàn, chuyên gia, học viên và chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử hai nước, Đức đã cử chiến hạm Bavaria thăm Bến cảng Nhà Rồng, TP Hồ Chí Minh trong hải trình tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ ngày 6 đến 9-1-2022.   

Hai nước còn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp-pháp luật, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch, khoa học-công nghệ..., trong đó, Trường Đại học Việt Đức tại TP Hồ Chí Minh được xem là dự án “hải đăng” trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo.

Đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cộng đồng người Việt Nam tại Đức với gần 200.000 người, sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ Đức. Nhìn chung, kiều bào ở Đức có cuộc sống tương đối ổn định, đa số theo diện làm công ăn lương hoặc buôn bán nhỏ. Thế hệ người Việt thứ hai ở Đức hội nhập khá thành công, được chính quyền sở tại đánh giá cao so với các cộng đồng nhập cư ở Đức.

Từng đi du lịch Việt Nam, Thủ tướng Olaf Scholz và Phu nhân yêu thích ẩm thực Việt. Trong các bài phát biểu nhậm chức (tháng 12-2021) và tại Hội nghị cấp cao G7 (tháng 6-2022), Thủ tướng Olaf Scholz đều nhắc đến Việt Nam như một đối tác quan trọng, giàu tiềm năng mà Đức muốn tăng cường hợp tác.

Với chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định sự coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Olaf Scholz sẽ thành công tốt đẹp, góp phần làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn mới vì lợi ích chung của hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Nguồn: Báo QĐND

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz

Chiều 13-11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, nhân dịp Thủ tướng thăm chính thức Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Olaf Scholz, nhấn mạnh chuyến thăm là dấu mốc quan trọng của quan hệ hai nước, diễn ra sau hơn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2011, khi hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp.

Đánh giá cao kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Olaf Scholz và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoan nghênh các thỏa thuận hợp tác mà các bộ, ngành hai bên ký kết nhân chuyến thăm, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức, vui mừng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ song phương và đề nghị hai bên duy trì, phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tổng Bí thư trao đổi với Thủ tướng Olaf Scholz một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển hiệu quả, thực chất, đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới tương xứng với mong muốn và tiềm năng của hai bên.

Tổng Bí thư trao đổi với Thủ tướng Olaf Scholz về những thành tựu to lớn, toàn diện, nổi bật của Việt Nam sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày hôm nay, về những kết quả tích cực trong phòng, chống dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam. Nhân dịp này, Tổng Bí thư cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của Đức với Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó có việc hỗ trợ vaccine phòng, chống Covid-19, góp phần giúp Việt Nam đẩy lùi dịch bệnh và sớm mở cửa, phục hồi kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Olaf Scholz cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian tiếp đoàn, cũng như sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn. Chúc mừng những thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong phát triển đất nước, Thủ tướng Olaf Scholz khẳng định, Đức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Đức-Việt Nam, cũng như coi trọng vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, trong đó có vai trò của Việt Nam tại ASEAN. Thủ tướng Olaf Scholz chia sẻ đánh giá của Tổng Bí thư về những bước phát triển tích cực của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian qua, đánh giá cao kết quả tốt đẹp của cuộc điện đàm giữa Thủ tướng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3-2022, nhất trí nâng cao quan hệ hai nước, nêu các kế hoạch thực hiện quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống và mở sang những lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hợp tác về quốc phòng - an ninh.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên tại các diễn đàn quốc tế, phát huy vai trò của luật pháp quốc tế, củng cố hòa bình, phát triển ở các khu vực.

Nguồn: Báo QĐND

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia bằng nhiều hình thức thiết thực

Tại buổi tiếp chiều 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và bà Men Sam An, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam khẳng định đẩy mạnh giao lưu nhân dân hai nước bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả, đặc biệt thông qua các hoạt động của hai Hội Hữu nghị.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chúc mừng Chính phủ và nhân dân Campuchia nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc lập lần thứ 69 và những thành quả xây dựng đất nước hạnh phúc, phồn vinh mà Campuchia đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam; chúc mừng Campuchia đã tổ chức thành công của cuộc bầu cử Hội đồng xã/phường khóa V tháng 6/2022 và tin tưởng Campuchia sẽ tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội trong năm 2023.

Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà Campuchia đạt được thời gian qua, đặc biệt trong ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, nâng cao vai trò vị thế của Campuchia trên trường quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đánh giá cao vai trò cá nhân của Phó Thủ tướng Men Sam An trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, tình đoàn kết và hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước trên nhiều cương vị công tác; đồng thời, đề nghị Phó Thủ tướng Men Sam An tiếp tục hỗ trợ, quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện cho công dân, doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng người gốc Việt sinh sống, làm ăn, kinh doanh ổn định và thuận lợi tại Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đánh giá cao hoạt động của hai Hội Hữu nghị trong việc củng cố, phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước.

Phó Thủ tướng Men Sam An bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính; đánh giá chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Campuchia của Thủ tướng đúng vào dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Độc lập của Campuchia là hết sức có ý nghĩa, không chỉ góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước mà còn thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2022 và Đại hội đồng AIPA 43.

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu to lớn, toàn diện mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành được thời gian qua trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng Men Sam An cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã đưa những người con của mình sang giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và có được thành tựu như ngày hôm nay.

Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Việt Nam rất thành công và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong tháng 6/2022, Phó Thủ tướng Men Sam An đồng thời bày tỏ hài lòng về sự phát triển tích cực của quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia thời gian gần đây, đặc biệt việc trao đổi các đoàn cấp cao và tiếp xúc song phương, hợp tác kinh tế, thương mại và du lịch. Hai lãnh đạo nhất trí trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới, đẩy mạnh giao lưu nhân dân bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả, đặc biệt thông qua các hoạt động của hai Hội Hữu nghị.

Qua Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Men Sam An chuyển lời thăm hỏi thân tình đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nguồn: Báo Nhân dân

Cội nguồn sức mạnh vô địch của Đảng

Thực tiễn lịch sử dân tộc ta, thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới đã chứng minh một chân lý: Có dân là có tất cả; mất dân cũng có nghĩa là mất tất cả.

Sức mạnh của Đảng nằm trong mối liên hệ mật thiết với nhân dân: “Dân là gốc của nước, gốc có vững thì nước mới yên”. Ông cha ta đã để lại những tư tưởng bất hủ, như: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”; “Lật thuyền mới biết dân như nước”; “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; Cái gốc của nhạc là ở nơi “thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu”... An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, chỉ dựa vào vũ khí, không biết dựa vào sức mạnh nhân dân để chống giặc ngoại xâm nên kết cục là mất nước.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đặt vị trí của nhân dân lên một tầm cao mới, khẳng định nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, tạo ra mọi của cải, vật chất và những giá trị văn hóa, tinh thần. Nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm rất độc đáo, sáng tạo về nhân dân; không những khẳng định dân là gốc của nước, của cách mạng mà còn đặt nhân dân ở vị trí tối thượng. Người viết: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đày tớ trung thành của nhân dân”; “... Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Người nhấn mạnh: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân; nhân dân cần Đảng dẫn đường.

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn tỏ rõ là một Đảng cách mạng chân chính, hết lòng phấn đấu vì nhân dân, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân luôn được củng cố, tăng cường. Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, đó chính là nền tảng, nguồn gốc tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng. Lênin từng căn dặn rằng: Nguy cơ lớn nhất của một đảng cầm quyền là sai lầm về đường lối và quan liêu, xa rời quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh: Đảng phải gần dân, trọng dân, tin dân, học dân để lãnh đạo dân. Củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân là vấn đề có tính quy luật trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của Đảng ta.

Để xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, cần nắm vững và làm tốt những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân.

Chính quyền phải gần dân, sát dân, thân dân. Khi đã trở thành đảng cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trước hết và chủ yếu ở mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân thông qua pháp luật, chính sách, thông qua hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. “Tất cả cán bộ chính quyền... đều phải phụ trách dân vận” như Bác Hồ đã căn dặn. Cần tránh quan niệm cho rằng, cán bộ chính quyền chỉ làm công tác hành chính, không làm công tác dân vận. Không hiểu công tác dân vận và không thực sự làm dân vận thì chưa thể là cán bộ, công chức, viên chức cách mạng, công bộc của dân. 

Hai là, giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.

Không giải quyết tốt vấn đề này thì khó có thể xây dựng được mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân và xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc một cách vững chắc, lâu dài. Lợi ích là nhân tố nổi lên hàng đầu, là vấn đề mấu chốt trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo chính quyền quản lý xã hội thì vấn đề quan trọng nhất là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải đáp ứng lợi ích thiết thân của nhân dân, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong sự hài hòa giữa các lợi ích, thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ công dân. 

Chủ trương, chính sách đúng với đường lối của Đảng, hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được tổ chức thực hiện dân chủ, mang lại lợi ích thiết thực, cơ bản cho dân sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn để củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và dân. Nếu chúng ta không chăm lo đến những lợi ích thiết thực của dân, các thế lực thù địch sẽ tập trung khai thác mặt yếu này để tranh thủ quần chúng, kích động khiếu kiện, biểu tình gây mất ổn định chính trị-xã hội.

Ba là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng-một vấn đề mấu chốt để củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là cầu nối rất quan trọng thắt chặt mối quan hệ giữa và Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, qua đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố sự nhất trí về chính trị tinh thần trong xã hội, củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. 

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội và phải luôn được củng cố, phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Chính trong sự đoàn kết đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân được củng cố, tăng cường và phát triển. Đảng phải là hạt nhân cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phải tiêu biểu cho sự đoàn kết đó.

Bốn là, phát huy vai trò làm chủ và thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương phép nước.

Đảng cần phải tăng cường lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền chăm lo phát huy và thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân theo pháp luật, tăng cường đồng thuận xã hội. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tin dân, tôn trọng những người có ý kiến khác; làm tốt công tác dân vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình. Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động nhân dân, gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ có thực sự phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa mới có đồng thuận xã hội và đoàn kết thực sự, bền vững. 

Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập của Đảng, đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên của đảng cầm quyền phải luôn nêu cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính; phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, thật sự xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; phải đi sâu, đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Có như vậy, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân mới được củng cố, tăng cường. Khi Đảng đã gắn bó máu thịt với dân, dân tin yêu Đảng thì Đảng sẽ có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi thác ghềnh, vững tay chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam thẳng hướng đi lên, cập bến quang vinh.

Nguồn: Báo QĐND

Quyết chống "giặc nội xâm"

Người xưa có câu: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”, nghĩa là: Nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu. Nói cho dễ hiểu là nhân dân quan trọng như gốc của cây, cây không thể không có gốc, nếu gốc không vững chắc thì cây không thể phát triển tốt và tồn tại vững bền. Được nhân dân đồng lòng, đồng sức ủng hộ thì nước mới mạnh và muốn nhân dân đồng thuận ủng hộ thì phải chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Đặc biệt, Người nhắc nhở rất ngắn gọn, dễ hiểu mà vô cùng sâu sắc, trở thành nguyên tắc hành động đối với các cơ quan, tổ chức, mọi cán bộ cách mạng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, phải tiền phong, gương mẫu. Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Việc gì có lợi cho dân dù nhỏ nhất vẫn phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh. 

Theo quan điểm ấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn tiền phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm; luôn phấn đấu vì nhân dân, đất nước nên quy tụ được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc-nhân tố quyết định để đánh thắng những kẻ thù xâm lược. 

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật, chúng ta nhận thấy hiện nay, việc huy động sức mạnh lòng dân để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước đang gặp phải những rào cản từ một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất với các biểu hiện: Nói, viết và làm không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn nơi có nhiều lợi ích, việc dễ làm; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi khó khăn; chỉ tập trung giải quyết những vấn đề có lợi cho mình...

Nhân dân không khỏi tâm tư trước tình trạng một số cán bộ, công chức "giàu thần tốc" không phải từ thu nhập chính đáng. Rồi trong thời kháng chiến, rất nhiều con cháu cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước xung phong vào quân ngũ, xông pha nơi gian khổ, hiểm nguy nhưng bây giờ ngày càng ít con cháu cán bộ cấp cao tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc xông pha nơi khó khăn, gian khổ. Một số cán bộ không những nuông chiều con cháu thái quá mà còn tìm cách ưu ái để con cháu được thăng tiến “thần tốc”, được công tác ở những vị trí nhàn nhã...

Ở góc độ khác, có những cán bộ, đảng viên không chỉ vô trách nhiệm mà còn vô liêm sỉ, trục lợi trên nỗi đau khổ của người dân (mà vụ án liên quan đến Công ty Việt Á và vụ lợi dụng những chuyến bay giải cứu đồng bào ở nước ngoài trong lúc cao điểm dịch Covid-19, với hàng chục, hàng trăm cán bộ, đảng viên vi phạm đã và đang bị nghiêm trị-là điển hình của loại cán bộ thoái hóa, biến chất).  

Quần chúng cũng không khỏi bất bình trước hiện tượng một số cán bộ ưu ái và bảo kê cho "doanh nghiệp sân sau"; doanh nghiệp ngang nhiên sai phạm mà cán bộ sở tại, lực lượng chức năng vẫn phớt lờ "cho qua" dù người dân nhiều lần phản ánh, kiến nghị cần kiểm tra, xử lý.

Tư tưởng tính toán thực dụng, háo danh, hám lợi, làm gì cũng chỉ đặt lợi ích của bản thân và gia đình mình lên trên hết, trước hết là biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa cá nhân-kẻ thù nguy hại số một đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng. Đây chính là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, thổi phồng nhằm chống phá cách mạng, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ ta. Chính vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải ra sức đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân bởi đó chính là "giặc nội xâm", là kẻ thù của những người cách mạng, là nguy cơ làm suy yếu Đảng, giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng. 

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nhất là chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đang được Đảng ta tiến hành mạnh mẽ với quyết tâm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ. Đó là phương thức vô cùng quan trọng để giữ vững và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ-giữ vững "thế trận lòng dân". Tuy nhiên, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn hiện hữu là thực tế cần được nghiêm túc xem xét, đề ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và quyết liệt đấu tranh, khắc phục hiệu quả, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: Tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền, tạo thành sức mạnh to lớn, vô địch để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ta ngày càng phát triển, phồn vinh. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử hư hỏng, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Ngày 1-8-2022, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, trong đó xác định rõ 19 nhóm hành vi tiêu cực của cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức (trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị) phải tập trung đấu tranh, xử lý. Việc quy định rõ những hành vi vi phạm này là hết sức cần thiết, có tác dụng cảnh báo, răn đe để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức soi xét lại hành vi của mình nhằm tránh vi phạm; đồng thời làm cơ sở cho nhân dân giám sát, phòng, chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ cấp trung ương tới cơ sở. Mong rằng, tổ chức đảng các cấp quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm hướng dẫn này để phòng, chống hiệu quả tham nhũng, tiêu cực và những hành vi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, qua đó giữ vững và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền để thế trận lòng dân thêm vững chắc.  

Nguồn: Báo QĐND

Tạo thế chủ động chiến lược, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Chiều 9-11, thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự; cho rằng phòng thủ dân sự sẽ góp phần quan trọng xây dựng thế trận lòng dân, góp phần tạo thế chủ động chiến lược, ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Phiên họp được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Đây là lần đầu tiên, dự án Luật Phòng thủ dân sự được trình ra Quốc hội. Thảo luận về dự án luật này, các đại biểu đều bày tỏ tán thành cao với sự cần thiết xây dựng và ban hành luật.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, nước ta nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Thực tế thời gian qua đã xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, đặt ra yêu cầu ngày càng cao với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực, chủ động phòng, chống, ứng phó hiệu quả với sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước. Do vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.

Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) bày tỏ quan điểm, việc ban hành Luật Phòng thủ dân sự nhằm tạo khung pháp lý chung cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả do thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. Việc nâng cao năng lực phòng thủ dân sự sẽ góp phần giảm tối đa thiệt hại, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống xảy ra.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang) phân tích, phòng thủ dân sự là bộ phận quan trọng của phòng thủ đất nước. Phòng thủ dân sự với các biện pháp như phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân sẽ góp phần quan trọng xây dựng thế trận lòng dân, góp phần tạo thế chủ động chiến lược, ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.

Đánh giá thời gian qua, công tác phòng thủ dân sự đã đáp ứng được yêu cầu phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo vệ an ninh, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng phạm vi phòng thủ dân sự được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, như Luật Quốc phòng; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật An ninh quốc gia; Luật Phòng cháy, chữa cháy... Mặt khác, thực tiễn trong công tác ứng phó, khắc phục thiên tai lại có rất nhiều ban chỉ đạo, chỉ huy dẫn tới đôi lúc thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Do vậy cần phải có sự thống nhất chung trong tổ chức thực hiện để mang lại hiệu quả. Điều đó cho thấy việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là hết sức cần thiết.


 Đại tướng Phan Văn Giang giải trình tại phiên họp chiều 9-11. Ảnh: DOÃN TẤN

Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) nhìn nhận, dự án Luật Phòng thủ dân sự đã được chuẩn bị rất bài bản, công phu, kỹ lưỡng và khoa học. Dự thảo luật được xây dựng, rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự, có sự tham gia ý kiến của bộ, ngành Trung ương, địa phương, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung cơ bản, rõ ràng, hợp lý, tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cơ bản khắc phục được các nội dung còn chồng chéo, bất cập chưa được đề cập đến tại các luật hiện hành liên quan.

Không có sự chồng chéo với các luật khác

Đại biểu Hoàng Anh Công (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên) đánh giá hồ sơ dự án Luật Phòng thủ dân sự đã đáp ứng đúng yêu cầu quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Dự thảo luật có bố cục khá khoa học, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật vì vừa bảo đảm tính bao quát, vừa không mâu thuẫn, không chồng chéo với các luật chuyên ngành khác. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ điều chỉnh việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục với thảm họa, sự cố, nguy cơ dẫn đến thảm họa, vượt khả năng của các lực lượng chuyên trách, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng vũ trang, chính quyền cũng như đông đảo người dân. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, những thảm họa về thiên tai, dịch bệnh thông thường vẫn được thực hiện theo đúng quy định của các luật hiện hành như Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Thú y; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật hay Luật Năng lượng nguyên tử...

Phát biểu giải trình, làm rõ thêm về các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, giải thích rõ: Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ điều chỉnh về phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa và những sự cố có nguy cơ trở thành thảm họa. Dự thảo luật cũng chỉ quy định những nguyên tắc, nội dung, biện pháp chung liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự, đáp ứng tình hình thực tiễn và một số vấn đề mới mà các luật khác chưa quy định, như xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, xác định các cấp độ phòng thủ dân sự, biện pháp ứng phó trong từng cấp độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh, hoạt động phòng thủ dân sự trên các vùng biển Việt Nam không thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh.

Để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với mức độ thảm họa, sự cố, bảo đảm không chồng chéo với các luật chuyên ngành khác, dự thảo luật quy định đánh giá mức độ rủi ro về thảm họa, sự cố là cơ sở để xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án và triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, làm căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự. Đồng thời, dự thảo luật cũng quy định cụ thể tiêu chí đánh giá và các cấp độ phòng thủ dân sự cũng như các biện pháp trong từng cấp độ phòng thủ dân sự. “Như vậy, dự thảo luật đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh, đồng thời bảo đảm liên hệ chặt chẽ với các luật chuyên ngành, tạo thành cơ chế đồng bộ, thống nhất trong phòng thủ dân sự”, Đại tướng Phan Văn Giang nói.

Bảo đảm Quỹ Phòng thủ dân sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả

Khẳng định thống nhất với các quy định của dự thảo luật, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang) đóng góp thêm một số ý kiến nhằm hoàn thiện thêm dự án luật. Về Quỹ Phòng thủ dân sự, đại biểu đề nghị cần phải bảo đảm sau thành lập quỹ sẽ không chồng chéo, không có trùng lắp, bởi hoạt động phòng thủ dân sự bao trùm lên các lĩnh vực về thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh... trong khi hiện nay đều có các quy định việc huy động nguồn lực cho các lĩnh vực này.

Giải trình về vấn đề này, Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ, việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự là cần thiết để hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, củng cố, sửa chữa các công trình hạ tầng của Nhà nước và của nhân dân, bảo đảm cấp thiết cho lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác do hậu quả của thảm họa, sự cố. Sau một thảm họa, sự cố xảy ra, các dịch bệnh đi theo thì các loại thuốc là rất cần thiết. Dự thảo luật quy định Quỹ Phòng thủ dân sự được thành lập ở Trung ương và ở địa phương cấp tỉnh, nguồn tài chính của Quỹ Phòng thủ dân sự được hình thành trên cơ sở hỗ trợ đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, điều tiết từ quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến thảm họa, sự cố, bảo đảm Quỹ Phòng thủ dân sự hoạt động không chồng chéo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Đại tướng Phan Văn Giang nêu ví dụ, trong phòng, chống dịch Covid-19, chúng ta cần tăng cường nguồn tài chính để mua vaccine nên đã thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19. Khi đó, các quỹ như Quỹ Phòng, chống thiên tai, Quỹ Bảo vệ môi trường và một số quỹ khác tuy vẫn còn nguồn lực nhưng do cơ chế quy định trong luật nên không thể sử dụng các quỹ này để mua vaccine phòng dịch Covid-19. Điều đó cho thấy đây là những nội dung rất cần thiết để xử lý những vấn đề mang tính bức thiết cho từng nhiệm vụ cụ thể. “Do đó, dự thảo luật quy định điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến phòng thủ dân sự là phù hợp, bảo đảm linh hoạt, đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”, Đại tướng Phan Văn Giang nói.

Phát biểu kết luận nội dung phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tiếp theo 107 ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng thủ dân sự, chiều 9-11, trong phiên họp toàn thể tại hội trường đã có 20 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao trách nhiệm và sự nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, hoàn thiện dự án luật, trình các cơ quan cho ý kiến theo quy định trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 và thông qua dự thảo luật tại Kỳ họp thứ năm.

Nguồn: Báo QĐND

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 8 đến ngày 9-11-2022. Hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung, Toàn văn văn kiện quan trọng này:

TUYÊN BỐ CHUNG

Giữa Vương quốc Campuchia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đến Vương quốc Campuchia, từ ngày 8 đến 9 tháng 11 năm 2022.


Thủ tướng Hun Sen (bên phải) đón Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: chinhphu.vn. 

1. Nhận lời mời của Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia, Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 11 năm 2022.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chào Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk; hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Samdech Vibol Sena Pheakdei Say Chhum và Chủ tịch Quốc hội Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin; và tiếp Phó thủ tướng Men Sam An, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặt vòng hoa tại Tượng đài Độc lập, Tượng đài Nhà vua Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk “Preah Borom Ratanak Kaudh”, cố Quốc vương Campuchia, Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia và thăm một số cơ sở kinh doanh của Việt Nam tại Campuchia. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen cũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam – Campuchia năm 2022.

2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã hội đàm với Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen. Hai bên nhấn mạnh ý nghĩa của chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Vương quốc Campuchia của Ngài Phạm Minh Chính trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong không khí hân hoan của “Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022” kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 

Trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, lãnh đạo hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình hiện nay tại mỗi nước và trao đổi sâu rộng về các lĩnh vực hợp tác song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.

3. Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen và các nhà lãnh đạo khác của Campuchia hoan nghênh những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, cũng như kết quả rất ấn tượng trong phòng chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch. Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và đạt được những bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh những thành tựu quan trọng mà Chính phủ và nhân dân Campuchia đã đạt được dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Campuchia và sự lãnh đạo sáng suốt của Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen trong sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt đã nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc mừng các vị lãnh đạo Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử cấp xã, phường vào tháng 6 năm 2022 và chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử vào năm 2023, cũng như thực hiện mục tiêu đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2050.

4. Với mong muốn cùng nhau thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài”, lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đã nêu tại Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia vào các năm 1999, 2005, 2009, 2011, 2014, 2016, 2017, 2019 và 2021; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết mọi vấn đề phát sinh giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình.

5. Lãnh đạo hai nước hoan nghênh việc tổ chức thành công nhiều hoạt động ý nghĩa trong “Năm Hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Việt Nam - Campuchia 2022”, nổi bật nhất là Lễ kỷ niệm 45 năm Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của Samdech Techo Hun Sen do hai Thủ tướng đồng chủ trì tại tỉnh Bình Phước và tỉnh Tbong Khmum vào ngày 20 tháng 6 năm 2022 và Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia vào ngày 24 tháng 6 năm 2022 tại Hà Nội. 

6. Phía Campuchia bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự hy sinh của quân tình nguyện và nhân dân Việt Nam giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Kampuchea Dân chủ trong thập niên 1970 và 1980, cũng như sự ủng hộ của Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phía Việt Nam cũng chân thành cảm ơn sự hy sinh của nhân dân Campuchia đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trong thập niên 1960 và 1970, cũng như sự ủng hộ của Campuchia đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và tăng cường tinh thần hữu nghị truyền thống, láng giềng tốt đẹp, đoàn kết, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. 

7. Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phát triển hiệu quả của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong những năm gần đây, giúp mang lại lợi ích thực chất cho nhân dân hai nước. Vượt qua những thách thức do đại dịch Covid-19 đặt ra, quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được tăng cường thông qua trao đổi đoàn cấp cao trên tất cả các kênh và thảo luận thường xuyên dưới nhiều hình thức, đồng thời phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương. Hai bên khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia, đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả; coi đó là yêu cầu khách quan tất yếu đối với cả hai nước. Bên cạnh việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, hai bên nhất trí tổ chức Kỳ họp lần thứ 20 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật vào quý I năm 2023 và Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 12 vào thời điểm phù hợp với hai bên tại Việt Nam trong năm 2023. 

8. Hai bên quyết tâm tăng cường đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, góp phần hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời bảo đảm hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kết nối hai nền kinh tế về cơ sở hạ tầng cứng cũng như về thể chế và chính sách, gồm cả việc thúc đẩy sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia đến năm 2030. 

Được khích lệ bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch thương mại giữa hai nước gần đây theo hướng cân bằng và bổ sung cho nhau hơn, hai bên cam kết thúc đẩy và tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại song phương, nhất là thương mại biên giới thông qua việc thực hiện hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới mới được ký kết và Biên bản ghi nhớ về phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng thương mại biên giới. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa các tỉnh giáp biên. Hai bên cũng cam kết không ngừng thúc đẩy sự liên kết chuỗi cung ứng, sản xuất giữa hai nước thông qua việc ký kết, thực hiện các thỏa thuận giữa hai Chính phủ về cộng gộp xuất xứ nguyên liệu, phụ tùng xe đạp để hưởng thuế GSP của Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Khẳng định tầm quan trọng của việc tạo môi trường thuận lợi, ưu tiên hơn nữa cho đầu tư và thương mại hai chiều và nâng cao hiệu quả kinh doanh, hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi hiệu quả hơn nữa cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp từ nước này hoạt động tại nước kia, cũng như đảm bảo thực hiện hiệu quả Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

9. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh dựa trên nguyên tắc không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình làm phương hại đến an ninh và lợi ích của nước kia. Hai bên tái khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các thỏa thuận đang có hiệu lực và các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh hiện có để tăng cường phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở mỗi nước, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ biên giới. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong công tác bảo hộ công dân phù hợp với Công ước Vienna về quan hệ Lãnh sự năm 1963; phối hợp phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới như buôn bán người, vận chuyển và buôn bán ma túy; hợp tác bảo đảm an ninh mạng. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục nỗ lực chung tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia, và đẩy nhanh thực hiện việc hồi hương hài cốt chiến sĩ của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia từ Việt Nam về Campuchia trên tinh thần của cuộc họp nhóm công tác kỹ thuật giữa hai nước vào ngày 28 tháng 10 năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

10. Hai bên bày tỏ sự hài lòng với việc hoàn thành công việc phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền và khen ngợi những nỗ lực hiện nay của Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam (JBC) trong việc tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được đối với khoảng 16% công việc còn lại phù hợp với tất cả các điều ước về biên giới đã ký kết giữa hai nước nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền hòa bình, ổn định và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Hai bên nhất trí cần ký kết hiệp định về cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa hai nước trong tương lai gần nhằm thay thế các quy định liên quan trong Hiệp định về Quy chế biên giới năm 1983. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hiệu quả hoạt động của hệ thống cửa khẩu, bao gồm thông qua việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới đã được hai nước thống nhất và bổ sung cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam – Meun Chey vào Danh mục các cửa khẩu được phép quá cảnh hàng hoá theo Hiệp định về Quá cảnh Hàng hóa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia ký năm 2013. 

11. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như pháp lý và tư pháp, lao động và xã hội, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nông nghiệp thông minh, giáo dục và đào tạo, y tế, giao lưu văn hóa, du lịch, thể thao, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thực thi pháp luật trên biển và những lĩnh vực hợp tác khác.

12. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao Vương quốc Campuchia đã luôn ủng hộ và không phân biệt đối xử đối với người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia trong những năm qua.

13. Hai bên đã trao đổi và nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong các khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc và ASEAN nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực, cũng như các diễn đàn tiểu vùng, bao gồm các cơ chế hợp tác Mekong khác nhằm đảm bảo phát triển, quản lý, sử dụng và bảo tồn hiệu quả, bao trùm, bền vững tài nguyên nước sông Mekong và các nguồn tài nguyên liên quan khác. Tái khẳng định sự ủng hộ tích cực, hiệu quả của Việt Nam đối với Campuchia trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2022 với chủ đề “ASEAN Hành động: Cùng nhau ứng phó thách thức”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen về những nỗ lực to lớn và kết quả thực chất mà Campuchia đạt được cho đến nay tại ASEAN 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoàn toàn tin tưởng vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức dưới sự chủ trì của Campuchia tại Phnom Penh từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 11 năm 2022, góp phần thúc đẩy vai trò trung tâm, thống nhất, đoàn kết và tự cường của ASEAN đối với các thách thức, đe dọa đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Campuchia và Lào tăng cường hợp tác Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV DTA) và đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế CLV đến năm 2030 nhằm cùng nhau xây dựng các nền kinh tế CLV gắn kết, bền vững và thịnh vượng, đóng góp vào Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

14. Hai bên tiếp tục khẳng định lập trường chung của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy đối thoại, tăng cường lòng tin, kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và hướng tới việc sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

15. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác song phương, cụ thể: (i) Bản ghi nhớ về loại và số lượng xe thương mại đối với việc thực hiện Hiệp định và Nghị định thư về vận tải đường bộ; (ii) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; (iii) Hiệp định Thương mại biên giới; (iv) Thỏa thuận về hợp tác hành chính trong khuôn khổ Điều 56(1)(a) Quy định 2015/2446 ngày 28 tháng 7 năm 2015 bổ sung Quy định số 952/2013 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về quy tắc chi tiết thi hành một số điều khoản trong Luật Hải quan của Liên minh châu Âu đối với linh kiện và phụ tùng xe đạp; (v) Thỏa thuận về hợp tác hành chính theo phần 18(3)(B) Quy định hải quan 2020 (Xuất xứ của hàng hóa tính thuế: Chương trình ưu đãi thương mại); (vi) Thỏa thuận hợp tác về hợp tác truyền thanh và truyền hình giai đoạn 2022-2025; (vii) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số; (viii) Bản ghi nhớ hợp tác song phương giữa Ủy ban Dân tộc nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Lễ nghi Tôn giáo Vương quốc Campuchia; (ix) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động; (x) Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán; (xi) Bản ghi nhớ giữa Công ty Viettel Campuchia và Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia. Nhân dịp này, doanh nghiệp hai nước cũng ký kết một số hợp đồng kinh doanh và thỏa thuận hợp tác.

16. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen, các nhà lãnh đạo và nhân dân Campuchia về sự đón tiếp nồng hậu dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng mời Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen sang thăm chính thức Việt Nam vào thời gian sớm nhất. Samdech Techo Thủ tướng Hun Sen đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được các cơ quan chức năng thu xếp qua đường ngoại giao vào thời điểm phù hợp.

Phnom Penh, ngày 9 tháng 11 năm 2022.

Nguồn: Báo QĐND

Hội nghị thường niên Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM-10)

Sáng 9-11, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM-10) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Đại tá Nguyễn Lê Phương, Phó viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng.

Phát biểu chào mừng hội nghị, Đại tá Dương Quý Nam, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng, cho biết, thời gian gần đây, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến mới phức tạp, nhanh chóng và khó đoán định. Trong bối cảnh đó, quân đội các nước ASEAN nói chung và Lục quân nói riêng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong nỗ lực chung ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh.

Đại tá Dương Quý Nam nhấn mạnh, hợp tác quốc phòng quân sự trong khuôn khổ ASEAN vẫn duy trì và đẩy mạnh thông qua các diễn đàn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM), Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM), Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC)... Điều này đã thúc đẩy quân đội các nước thống nhất nhận thức chung, đưa ra phản ứng mau lẹ, kịp thời với các thách thức cũng như xây dựng năng lực gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của quân đội các nước ASEAN trong các tiến trình đối thoại, cơ chế hợp tác và cấu trúc đang định hình khu vực.

“Là lực lượng không chỉ trực tiếp tham gia các hoạt động tác chiến mà còn sẵn sàng tham gia các hoạt động ứng phó với thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, hạ sĩ quan đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hợp tác giữa Lục quân các nước ASEAN. Thực tế này càng được khẳng định trong thời gian qua khi hạ sĩ quan là lực lượng góp phần quan trọng vào nỗ lực ứng phó dịch bệnh. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa lực lượng hạ sĩ quan của quân đội các nước là yêu cầu quan trọng và cấp thiết, từ đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc phòng-quân sự trong khuôn khổ ASEAN ngày càng thực chất và hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho sự phục hồi kinh tế-xã hội của khu vực”, Đại tá Dương Quý Nam khẳng định.

Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Đại tá Nguyễn Lê Phương nhấn mạnh, với chủ đề “Lục quân ASEAN hợp tác gắn kết vì hòa bình”, mục đích của ASMAM-10 là tạo diễn đàn để các hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, ngành nghề quân sự; tăng cường đoàn kết hữu nghị giữa Lục quân các nước ASEAN, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Tại ASMAM-10, đại biểu Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về vai trò và đóng góp của lực lượng hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở khu vực, đặc biệt là dịch Covid-19 vừa qua. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề xuất những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm tăng cường hợp tác, gắn kết giữa lục quân các nước ASEAN. Góp phần thiết thực nhằm thúc đẩy vai trò của lục quân ASEAN trong xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và cùng nhau ứng phó với những thách thức an ninh chung ở khu vực.

Kết thúc hội nghị, Đại tá Nguyễn Lê Phương đã bàn giao chức  chủ tịch ASMM-11 cho đại diện Thái Lan.

Nguồn: báo QĐND

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Sáng 8-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 8 đến 9-11 và dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 10 đến 13-11.

Tham gia đoàn công tác cùng Thủ tướng có các đồng chí: Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản; Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Quyền Trưởng SOM ASEAN Vũ Hồ; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng; Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành.

Thủ tướng thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN

Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Campuchia được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, trong bối cảnh năm 2022 là năm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

6h15 sáng nay 8-11, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022, Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 8 đến ngày 9-11, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan từ ngày 10 đến ngày 13-11.

Tham gia đoàn lãnh đạo cấp cao thăm chính thức Campuchia gồm có Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản…

Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Campuchia được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, trong bối cảnh năm 2022 là năm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, Thủ tướng sẽ thăm một số địa điểm quan trọng trước khi diễn ra lễ đón chính thức và hội đàm với Thủ tướng Hun Sen.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ hội kiến Chủ tịch Thượng viện Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, chào Quốc vương Norodom Sihamoni. Cùng ngày, hai nhà lãnh đạo sẽ chủ trì sự kiện Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 10 đến ngày 13-11, Thủ tướng sẽ tham gia hơn 20 hoạt động. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng trực tiếp dự các hoạt động của lãnh đạo ASEAN và giữa ASEAN với nhiều đối tác.

Các hội nghị cấp cao lần này đánh dấu sự nối lại các trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa các lãnh đạo sau hơn 2 năm bị gián đoạn do dịch bệnh COVID-19.

Đây sẽ là dịp để lãnh đạo các nước trao đổi về các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, kiểm điểm và định hướng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, thảo luận về nhiều vấn đề chiến lược ở khu vực và thế giới.

Hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,45 tỉ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021 (Việt Nam xuất siêu sang Campuchia với giá trị 487,7 triệu USD).

Đến nay, Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỉ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ 2 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.

Thông tin về chuyến thăm, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho hay trong chuyến thăm chính thức, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và hợp tác biên giới, an ninh và quốc phòng sẽ là những lĩnh vực tiếp tục được đẩy mạnh thời gian tới.

Đối với Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan, Thứ trưởng cho rằng có ý nghĩa đặc biệt. Bởi đây là hội nghị gặp mặt trực tiếp đầu tiên của các nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước ASEAN với các đối tác, trong đó có nhiều cường quốc trong và ngoài khu vực sau ba năm dịch bệnh.

Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận tìm ra giải pháp thỏa đáng nhằm sớm khôi phục kinh tế và giải quyết các tình huống khủng hoảng an ninh. Thúc đẩy củng cố cộng đồng vững mạnh, đoàn kết, gắn kết trong nội khối mà còn thảo luận và xác định các động lực mới, hướng đi mới, giải pháp mới.

Mục tiêu là để khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì được sự hấp dẫn, tính năng động và tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Việt Nam phản đối tiếp tục cấm vận Cuba

Thứ năm, 3/11/2022 22:27 (GMT+7)Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Hoàng Giang thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam, tiếp tục lên tiếng phản đối lệnh cấm vận đối với Cuba.

Đông đảo quốc gia đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận bị áp đặt suốt 60 năm qua đối với Cuba và chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng của những lệnh cấm vận này tại phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 diễn ra ngày 2/11.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc, phát biểu tại phiên thảo luận dưới đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba", Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam, tiếp tục lên tiếng phản đối lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba.

Đại sứ nhấn mạnh các lệnh cấm vận vi phạm luật pháp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và đi ngược lại mong muốn chung về quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia.

Từ trải nghiệm đau thương của đất nước, Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định quan điểm của Việt Nam chống mọi hình thức cấm vận và áp đặt đơn phương đối với quốc gia có chủ quyền, đồng thời, kêu gọi thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin.

Đại diện Việt Nam tái khẳng định sự ủng hộ, tình bằng hữu, hợp tác và đoàn kết đối với nhân dân Cuba, cũng như cam kết của Việt Nam trong bảo vệ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Từ năm 1992, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức thảo luận đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” và thông qua nghị quyết cùng tên với sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chuyến thăm chính thức CHND Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10-1/11/2022, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc”.


Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chiều 31/10/2022. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Dưới đây là toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc:

“1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2022.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng; hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay.

2. Phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Việt Nam những kết quả chủ yếu về Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao những thành quả chiến lược to lớn mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được trong quá trình kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa chủ nghĩa Mác, hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, đánh thắng trận chiến công kiên thoát khỏi đói nghèo, không ngừng phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, phát triển kinh tế và phòng chống dịch, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển tham khảo.

Phía Việt Nam chúc và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Phía Việt Nam thông báo cho phía Trung Quốc những kết quả chủ yếu của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; kiểm soát thành công đại dịch COVID-19; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện; vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, thể hiện tiềm lực và tương lai tươi sáng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng hơn nữa đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và thế giới.

3. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu và trong sáng. Trong thời kỳ đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng có lợi, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước, đạt được những thành tựu phát triển mang tính lịch sử. Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tiếp tục được kế thừa tốt, bảo vệ tốt và phát huy tốt. 

Hướng tới tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên trì phương hướng tiến lên, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, thể hiện ưu thế và tương lai tươi sáng của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, cần tăng cường đoàn kết hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển của xã hội loài người; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi Đảng không ngừng phát triển, cùng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

4. Hai bên đánh giá tình hình thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, sâu sắc, khó lường, bước vào thời kỳ biến động mới. Hai Đảng, hai nước cần kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại; kiên trì nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn; kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Để làm được điều đó, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược, tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, nắm chắc phương hướng tiến lên đúng đắn của quan hệ Việt - Trung; đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, góp phần mang lại hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa các thế hệ trẻ; xử lý thỏa đáng bất đồng liên quan trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho sự phát triển của hai nước; tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế, chung tay ứng phó với các thách thức mang tính khu vực và toàn cầu, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, thúc đẩy cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai bên cho rằng, việc Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt - Trung, có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới.

6. Hai bên cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm đương sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, phát huy vai trò định hướng chính trị đối với quan hệ Việt - Trung. Trong tình hình mới, hai Đảng cần củng cố ưu thế hợp tác truyền thống, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, địa phương của hai Đảng, hai nước đi sâu giao lưu, hợp tác, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và giữ cho quan hệ Việt - Trung tiến vững, tiến xa. 

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc. 

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Triển khai tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các Vụ/Cục tương ứng. 

Hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; làm sâu sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước. 

Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước, làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, tội phạm ma túy, chống lừa đảo trên mạng và viễn thông, đánh bạc qua biên giới, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quản lý xuất nhập cảnh, truy bắt tội phạm truy nã… Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam - Trung Quốc, Kế hoạch tổ chức cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Quản lý di dân Trung Quốc. 

Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm sâu sắc hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển, cùng nhau duy trì an ninh, ổn định trên biển. 

7. Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước. 

(1) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

(2) Hai bên cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tiếp tục thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, phát huy vai trò của Nhóm Công tác hợp tác về thương mại điện tử, tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp về logistics, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch quốc gia hai nước về thanh toán điện tử, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để mở rộng các kênh thương mại, đầu tư mới thông qua thương mại điện tử. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao của Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu dùng bằng thương mại điện tử. 

(3) Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc. 

Hai bên cho rằng, bảo đảm phòng chống dịch chính là bảo đảm thông quan hàng hóa, nhất trí phát huy vai trò của Cơ chế liên hợp giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu với tiền đề bảo đảm công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan; tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và buôn bán trái phép các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai chương trình thực thi pháp luật liên hợp “Con rồng Mekong”, bảo đảm thương mại song phương phát triển an toàn, lành mạnh, cân bằng,thuận lợi.  

Phía Trung Quốc ủng hộ các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. Trung Quốc nhất trí ủng hộ Việt Nam thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại khác tại Trung Quốc; hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5. 

(4) Phía Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh tế - thương mại. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đủ điều kiện, đầu tư vào Việt Nam trên nguyên tắc thị trường và thương mại.

(5) Hai bên sẵn sàng triển khai tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, thúc đẩy an toàn, ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước. 

(6) Nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1992; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.

(7) Hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt - Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.

Tăng cường hợp tác chia sẻ số liệu khí tượng, thủy văn trên sông Hồng – sông Nguyên, Sông Kỳ Cùng - Tả Giang, sông Mekong- Lan Thương và các dòng sông quốc tế nhằm bảo đảm nâng cao năng lực phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. Đẩy mạnh hợp tác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cân bằng hợp lý trong cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương, cùng nhau nâng cao trình độ sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

(8) Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định hợp tác y tế Việt - Trung, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về y sinh, dược phẩm phòng chống dịch COVID-19, thực thi tốt dự án hợp tác phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới khu vực sông Mekong - Lan Thương.

(9) Hai bên sẵn sàng phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thông quan tại khu vực biên giới; tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), nỗ lực thúc đẩy sớm đưa vào vận hành thí điểm cho du khách hai nước, qua đó xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh.

(10) Hai bên nhất trí tích cực tìm tòi giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số v.v..; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng cho hợp tác Việt - Trung.


(11) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác khoa học và công nghệ, nghiên cứu chung và trình diễn công nghệ; thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên.

(12) Hai bên nhất trí tiếp tục tập trung bám sát thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao và Sáng kiến Phát triển toàn cầu, tích cực nghiên cứu có thêm nhiều dự án hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế, làm lợi cho đời sống của nhân dân.

8. Hai bên nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam - Trung Quốc, trên cơ sở phù hợp với chính sách phòng chống dịch của hai nước, thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa. Phía Trung Quốc hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam thành lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc; phía Việt Nam tích cực ủng hộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.  

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích cử lưu học sinh sang học tập ở mỗi nước. Phía Trung Quốc coi trọng việc lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập, hoan nghênh lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng đều có thể trở lại trường trên cơ sở làm tốt công tác phòng chống dịch; tuyên bố trong 05 năm tới cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng Chính phủ Trung Quốc, và không dưới 1.000 suất học bổng dành cho giáo viên tiếng Trung Quốc; giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và giáo viên tiếng Trung Quốc.

Hai bên tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan Nhân dân biên giới…, khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt - Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực. 

Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên. 

Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.

10. Phía Việt Nam tái khẳng định kiên trì chính sách “Một Trung Quốc”, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức và nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Việt Nam không phát triển quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao lập trường của phía Việt Nam.

11. Hai bên cho rằng, cục diện thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, căng thẳng tại các điểm nóng gia tăng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và phát triển của thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cộng đồng quốc tế cần cùng nhau nỗ lực, dốc sức vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới.

Hai bên nhấn mạnh, phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu, theo nội dung và cách thức phù hợp, nỗ lực cùng các bên góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc - ASEAN, Mekong - Lan Thương; thực hiện tốt Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nước cùng phát triển. Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Hai bên nhấn mạnh, an ninh là tiền đề của phát triển. Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các đối tác liên quan cùng duy trì hòa bình và an ninh lâu dài trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kiên trì thực hiện và đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Hai bên chủ trương, các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền. 

12. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022 - 2027 giữa Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng Việt – Trung; Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2023 - 2027; Bản ghi nhớ giữa Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội, Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam và Thành phố Bắc Kinh, Thủ đô nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực tài sản Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước nước CHND Trung Hoa. 

13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.

Bắc Kinh, ngày 01 tháng 11 năm 2022”.

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...