Núp dưới danh nghĩa “nhân quyền”,
một số tổ chức thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam như “Người Bảo vệ nhân
quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo vệ ký Giả” (CPJ),
“Ân xá quốc tế”… đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, nhằm chống phá Nhà nước
Việt Nam, vu cáo rằng “Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng”.
Ngày 30/12/2020, trang mạng của
đài VOA tiếng Việt đăng tải bài viết với tiêu đề “Giới hoạt động: Đàn áp nhân
quyền Việt Nam 2020 gia tăng”. Bài viết trên đã dẫn lời của một số người mà họ
cho là “nhà hoạt động nhân quyền” ở Việt Nam, của các tổ chức “nhân quyền” như:
“Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Tổ chức Bảo
vệ ký Giả” (CPJ), “Ân xá quốc tế”… với những lời lẽ xuyên tạc về tình hình nhân
quyền tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài VOA tiếng
Việt, Trần Bang đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc rằng: “Năm 2020 chính quyền
gia tăng đàn áp, ví dụ như Hội Nhà báo Việt Nam độc lập, các thành viên bị bắt
như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Thành; hay trường hợp của bà
Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thủy và rất nhiều các trường hợp khác nữa”. Không
những vậy, Trần Bang còn xuyên tạc: “Đàn áp nhân quyền ngày càng gia tăng,
trong đó có nhiều người bị bắt vì viết bài trên facebook. Họ chỉ nói lên sự
thật”.
Vũ Quốc Ngữ - đối tượng đứng đầu
tổ chức “Người Bảo vệ nhân quyền” (Defense The Defenders) vu cáo “tình trạng
nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam trái ngược hẳn với các lời tuyên
truyền của chế độ”. Vũ Quốc Ngữ đã đưa ra những số liệu sai lệch rằng, theo
thống kê của tổ chức “Người Bảo vệ nhân quyền”, trong năm 2020, chính quyền
Việt Nam bắt giữ 31 người hoạt động và 29 người hoạt động về quyền đất đai,
đồng thời Việt Nam kết án 22 nhà hoạt động với mức án từ 9 tháng đến 12 năm tù.
Trong khi đó, tiếp tục lặp lại
những luận điệu trước đây, Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu
Á của tổ chức HRW xuyên tạc rằng: “Quả là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền
ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và truy tố nữa diễn ra
trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam”.
CPJ thì cố tình xuyên tạc Việt
Nam là một trong các quốc gia “đặc biệt thành thạo” trong việc “tống giam và
sách nhiễu các ký giả và gia đình họ” cũng như “tham gia vào việc kiểm duyệt
Internet và mạng xã hội”. Tổ chức này cố ý đưa ra những số liệu thiếu khách
quan, phản ánh sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam khi cho rằng “hiện
nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam và nhiều nhà hoạt động vì các quyền
tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt với các bản án
khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép cung, tra tấn”.
Lý do được các cá nhân, tổ chức
trên đưa ra để minh chứng cho luận điệu “Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền”
là trong năm 2020, chính quyền đã gia tăng đàn áp, bắt giữ các “nhà hoạt động
nhân quyền” như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí
Thành, Đinh Thị Thu Thủy...
Vậy, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu
Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Thành, Đinh Thị Thu Thủy... là “nhà hoạt
động nhân quyền” hay là những đối tượng vi phạm pháp luật? Để có một cái nhìn
khách quan và toàn diện, tác giả bài viết xin được lược trích một số thông tin
về những nhân vật này:
Nguyễn Tường Thụy sinh năm 1950
tại Nam Định, trú tại phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Năm 20 tuổi,
Nguyễn Tường Thụy tham gia quân đội. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước, Nguyễn Tường Thụy công tác tại một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, với
chức vụ trợ lý kế hoạch. Vì bất mãn, tiêu cực, năm 1993, Nguyễn Tường Thụy xin
nghỉ hưu.
Từ năm 2011, Nguyễn Tường Thụy
bắt đầu tham gia và là “nòng cốt” của nhiều hội, nhóm trái pháp luật trên không
gian mạng, như: Tham gia và giữ vai trò Phó Ban điều hành của cái gọi là “Hội
Bầu bí tương thân”, Phó Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”,
thành viên của “Hội anh em dân chủ”… Cũng từ năm 2011, Nguyễn Tường Thụy thường
xuyên tham gia các cuộc tụ tập đông người, biểu tình trái pháp luật dưới danh
nghĩa “chống Trung Quốc xâm lược”, “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ cây xanh”… tại
Hà Nội.
Do có những hành vi quá khích, gây mất trật tự công cộng nên Nguyễn Tường Thụy đã bị Công an quận Hoàn Kiếm xử phạt vi phạm hành chính 3 lần, vào các ngày 5/8/2012; 9/12/2012 và 1/6/2013 về hành vi “gây rối trật tự công cộng” với mức phạt cảnh cáo. Năm 2013, Nguyễn Tường Thụy đã trực tiếp tham gia ký cái gọi là “Tuyên bố 258” của “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, yêu cầu xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999. (Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét