Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Thông tin này được Tổng cục Thống kê (TCTK) đưa ra vào cuối năm 2020 làm nức lòng nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Thế nhưng một số người lại tỏ ra hậm hực, cho rằng Việt Nam “đã tô hồng bức tranh kinh tế”...
Vững vàng vượt qua khó khăn,
thách thức
Hiếm có năm nào nền kinh tế Việt
Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như năm 2020. Ngay từ đầu năm,
đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới, diễn
biến rất nhanh, phức tạp, khó lường khiến kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng
suy thoái nặng nề, ước cả năm 2020 tăng trưởng âm tới gần 4%; thương mại thế
giới sụt giảm nghiêm trọng; thị trường tài chính biến động bất thường, tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Thêm vào đó, dịch tả lợn châu Phi, thiên tai, hạn hán, bão lũ,
sạt lở đất... liên tiếp xảy ra, nhất là trong những tháng cuối năm ở miền Trung
làm cho nền kinh tế Việt Nam khó khăn chồng chất khó khăn.
Trong bối cảnh rất đặc biệt đó,
nhờ có quyết tâm cao và sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức,
hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với nhiều điểm mới vượt trội và
dấu ấn nổi bật. Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm
sáng về phòng, chống dịch (PCD) bệnh và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), bảo
đảm an sinh, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân; giữ vững quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động đối
ngoại và hội nhập quốc tế bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với bối cảnh
đại dịch Covid-19.
Ngày 21-12-2020, báo cáo cập nhật
tình hình kinh tế Việt Nam “Điểm lại” của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Việt
Nam tăng trưởng gần 3% năm 2020 trong khi kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít
nhất 4%, dù phải đối mặt với cú sốc lớn nhất toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua.
Báo cáo cho rằng, Việt Nam có kết quả như trên là nhờ khả năng chống chịu của
cả khu vực kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại. Không những kiềm chế được
đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử
dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực tư nhân
và thúc đẩy phục hồi. Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức xuất khẩu hàng hóa đạt thặng
dư lớn nhất từ trước đến nay, đồng thời dự trữ ngoại hối tăng. Dòng vốn đầu tư
nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam kết hợp với xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh đã
bù đắp cho thất thu về ngoại tệ do hoạt động du lịch suy giảm và nguồn kiều hối
bị thu hẹp.
Trước đó, đầu tháng 10-2020, Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4
khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Trong đó, thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam dự báo sẽ đạt 12.100USD vào năm 2020 và tăng lên
16.100USD vào năm 2025 (tính theo phương pháp PPP).
Tạp chí The Economist (Anh) mới
đây có bài bình luận coi Việt Nam là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành
công nhất trong năm 2020. Còn kênh truyền hình BBC của Anh đánh giá mức tăng
trưởng của kinh tế Việt Nam cao hơn so với dự đoán của WB hồi tháng 10-2020.
Giáo sư Vladimir Mazyrin, lãnh
đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn
lâm khoa học Nga đánh giá Việt Nam trong năm 2020 là một "thành công kinh
tế phi thường". Điều này giúp Việt Nam vươn lên vị trí cao hơn trong các
bảng xếp hạng thế giới vào thời gian sắp tới.
Những dẫn chứng và phân tích của các tổ chức quốc tế và học giả nói trên đã quá đủ để khẳng định Việt Nam có “tô hồng bức tranh” kinh tế hay một số kẻ vẫn cố tình “bôi đen bức tranh kinh tế”? (còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét