Khánh Anh
Kể từ khi chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, các thế lực thù địch chưa bao giờ “hạ
nhiệt” xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin mà càng ngày càng bành trướng
về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và càng thâm độc về mức
độ. Tuy nhiên, với thành tựu đạt được của đất nước ta qua 35 đổi mới thì mọi
quy kết, đổ cho chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, đó là điều không thể.
Chủ nghĩa Mác - Lênin
chỉ ra quy luật khách quan của quá trình ra đời, phát triển của CNXH, chủ nghĩa
cộng sản; đồng thời cũng chỉ ra điều kiện chủ quan quyết định của quá trình đó
là: lý luận tiên phong và Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Trong Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản, các ông đã chỉ rõ: những người cộng sản tuyệt nhiên
không có lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản. Về mặt
thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất..., là bộ phận luôn
luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của
giai cấp vô sản ở chỗ là, họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản.
Trong tác phẩm Làm gì?,
V.I.Lênin đã khẳng định: “không có lý luận cách mạng thì không thể có phong
trào cách mạng”[1];
“chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò chiến sỹ tiền phong”[2].
Thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
do Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, giáo dục, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”,
là minh chứng thuyết phục nhất chứng tỏ, học thuyết Mác - Lênin đã thực sự đóng
vai trò lý luận dẫn đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam. Với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nhiều nhà yêu nước đã
phất cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã đứng lên chống quân xâm lược
hơn nửa thế kỷ với ý chí “khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người
Nam chống người Tây” nhưng đều đã không thành công. Đầu thế kỷ XX, phong trào
yêu nước theo khuynh hướng tư sản cũng lần lượt thất bại. Đất nước như đêm tối không
có đường ra...
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành,
với tên Văn Ba ra đi tìm đường cứu nước. Sau gần 10 năm bôn ba khắp các châu
lục vừa lao động bảo đảm cho cuộc sống, vừa nghiên cứu lý luận, vừa nghiên cứu
thực tiễn cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến kết luận: chỉ có
CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng triệt để các dân tộc bị áp
bức. Tiếp đó, Người phải qua 10 năm chuẩn bị trên cả ba phương diện: tư tưởng
lý luận, đường lối chính trị, tổ chức cán bộ để đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam (3-2-1930). Nói về vai trò của Đảng Cộng sản và lý luận, trang đầu
cuốn Đường Cách mệnh xuất bản năm 1927, Nguyễn Ái Quốc trích câu nói nổi tiếng
của V.I.Lênin trong tác phẩm Làm gì: Cách mệnh, trước hết cần cái gì?
Và Người trả lời rõ ràng:
“Trước hết cần có Đảng cách mệnh... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành
công... Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng
phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[3].
Đối với V.I. Lênin, trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích về chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin phát hiện ra quy luật
phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ
chủ nghĩa đế quốc và đi đến kết luận: cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở một
số nước hay thậm chí ở một nước riêng lẻ, nơi chủ nghĩa tư bản chưa phải là
phát triển nhất, nhưng là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền tư bản chủ nghĩa.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh cho điều đó. Đồng thời,
V.I.Lênin đã đưa ra luận thuyết khoa học và cách mạng về sự quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hoàn thành cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân, Việt Nam chuyển lên tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và
trên quy mô cả nước (từ năm 1975). Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, cả nước
cùng quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, là bằng chứng thực tế đầy thuyết phục chứng tỏ, học thuyết của V.I.Lênin
về cách mạng XHCN trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, có cơ
sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn, phản ánh chính xác những nét lớn, cơ bản
của thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX và cả hiện nay...
Đặc biệt, những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới mà Việt Nam đạt được, một phần rất
quan trọng là do Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo, phát triển những tư
tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Những thành tựu Việt Nam đạt
được đó cho chúng ta cơ sở để khẳng định:
Thứ nhất, học thuyết Mác - Lênin có sức sống mãnh liệt và
có giá trị thời đại, bởi vì đây là học thuyết khoa học và cách mạng nhất cho
đến ngày nay. Học thuyết Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, cơ sở phương pháp
luận khoa học của nhân loại và gợi mở cho sự nghiên cứu tiếp tục trong tương
lai của loài người. Học thuyết Mác - Lênin, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, thực
sự trở thành nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của
Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thứ hai, học thuyết Mác - Lênin mặc dù rất khoa học và
đúng đắn cũng không thể giải đáp đầy đủ, chi tiết, cặn kẽ mọi vấn đề, ở mọi
thời đại, của mọi quốc gia... Khi vận dụng các nguyên lý cơ bản của học thuyết
đó, nhất thiết phải dựa vào điều kiện lịch sử - cụ thể của từng nước trong từng
thời kỳ cách mạng để vận dụng một cách sáng tạo và phát triển không ngừng.
Những thắng lợi mang tính lịch sử của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Cộng
sản lãnh đạo là minh chứng thuyết phục nhất về sự vận dụng sáng tạo và sự đóng
góp cho phát triển học thuyết Mác - Lênin của Đảng ta, của nhân dân ta.
Thứ ba, vận dụng lý luận vào thực tiễn là con đường cam
go, khúc khuỷu, phải có cơ chế thích hợp và đòi hỏi thái độ khách quan, khoa học,
trung thực thì mới thành công.
Hiện nay, với sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 với xung lực là kinh tế tri thức, kinh tế số đang tiến triển đột phá
và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra trước toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta những trọng trách mới, ngày càng to lớn, phức tạp và
khó khăn. Hàng loạt vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa cơ bản, vừa cấp bách
đặt ra quan hệ tới tương lai của dân tộc đang đòi hỏi Đảng ta phải tìm câu trả
lời để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo con đường XHCN.
Vì vậy, trong công cuộc xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng phải trở về với chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trung thành và vận dụng, phát triển sáng
tạo. Nguyên tắc bất di bất dịch là phải coi đó không chỉ là nền tảng lý luận
chính trị về phương diện chính trị - xã hội, mà còn là một lý thuyết - thực
tiễn mở về phương diện xã hội - lịch sử và là một tổng thể phương pháp luận khoa
học và cách mạng, như chính bản thân học thuyết Mác - Lênin chứa đựng và thể
hiện.
Cách mạng Việt Nam từ khi có
Đảng là minh chứng hùng hồn và đầy thuyết phục cho điều đó, nhất là thực tiễn
35 đổi mới vừa qua. Vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nghiên
cứu lý luận chính trị trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, quyết định sự thành bại của Đảng ta, của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay và của dân tộc, của đất
nước trong tương lai. Đó là bài học thành hay bại của chúng ta trong thực tiễn
xây dựng CNXH mấy thập niên vừa qua, cũng là bài học thất bại của các đảng cộng
sản cầm quyền tại các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trong những thập niên cuối
cùng của thế kỷ XX, khi chệch hướng hay lạc hướng về mặt kiến tạo đường lối
chính trị, rộng hơn là lý luận chính trị. Thực tiễn xác nhận, chỉ có trên cơ sở
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức tốt thực tiễn, kịp thời và
thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng là con đường duy nhất
đúng để phát triển và bảo vệ lý luận cách mạng, đưa sự nghiệp cách mạng không
ngừng tiến lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét