Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

ÂM MƯU NHAM HIỂM CỦA NICKNAME “MIỀN NAM”



Khánh Anh
Ngày 29 tháng 04 năm 2019, trên trang mạng danlambaovn.blogspot Miền Nam viết bài: Nói về hai chữ “An Yên” trong ngôn ngữ cộng sản. Nội dung bài viết, Miền Nam lộ rõ âm mưu nham hiểm của mình.
Một là, phủ nhận nền văn hóa Việt Nam.
Theo Miền Nam, dưới thời cộng sản nền văn hóa Việt Nam đã băng hoại, xuống cấp trầm trọng. Đây là lời xuyên tạc bỉ ổi, nhằm phủ nhận nền văn hóa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Miền Nam cố tình không hiểu rằng, mỗi người dân Việt Nam, miền ngược cũng như miền xuôi, ở trong nước hay định cư, làm ăn sinh sống ở nước ngoài đều hiểu rõ rằng, từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên bao kỳ tích oanh liệt, trong đó có phát triển văn hóa. Đặc biệt, qua hơn 30 năm đổi mới, văn hóa phát triển đa dạng, phong phú, xuất hiện nhiều loại hình, loại thể, các hoạt động văn hóa mới, có khả năng chiếm lĩnh các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nhân lực, vật lực, tài lực cho sự phát triển dòng mạch chính của văn hóa, mà nội dung chủ yếu là yêu nước, thủy chung với lý tưởng xã hội chủ nghĩa được phát huy cao độ, góp phần có hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước. Văn hóa đã góp phần quan trọng tạo không khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí được nâng cao, tính năng động sáng tạo, tự chủ và tính tích cực xã hội của con người được phát huy, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa đạt kết quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị nhân văn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng. Sản phẩm văn hóa tăng về số lượng và chất lượng, đang góp phần hình thành thị trường sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Văn học, nghệ thuật đã tạo ra nhiều tác phẩm chiếm lĩnh, phản ánh mọi lĩnh vực đời sống, đang nỗ lực đổi mới tư duy sáng tạo, tìm tòi phương thức mới để nâng cao năng lực khám phá cuộc sống. Hệ thống thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh về loại hình, chất lượng, tính hiện đại, trực tiếp, nhanh nhạy chuyển tải, truyền bá văn hóa đến với công chúng. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc đạt kết quả quan trọng, bước đầu gắn kết với kinh tế du lịch, và đang trở thành tài nguyên độc đáo của du lịch Việt Nam. Giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa được mở rộng, từng bước đi vào chiều sâu, chú trọng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế tạo ra.
Hai là, phủ nhận nền giáo dục nước nhà.
Miền Nam cho rằng, ngành giáo dục là minh chứng cho sự băng hoại, xuống cấp trầm trọng của nền văn hóa. Y cố tình không biết rằng: Hệ thống giáo dục nước nhà đang được mở rộng, thống nhất và đa dạng hoá với việc hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Từ một hệ thống giáo dục chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy, đến nay đã có các trường ngoài công lập với nhiều loại hình không chính quy, có các trường tư thục, dân lập, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến rõ rệt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới. Số học sinh phổ thông đạt giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Công bằng xã hội trong giáo dục được quan tâm đúng mức. Các trường đại học, cao đẳng và các địa phương đã có nhiều biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện học tập cho con em gia đình thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc và học sinh nghèo vượt khó. Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Về cơ bản, nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục.
Công tác xã hội hoá giáo dục được phát triển rộng khắp. Ở hầu hết các địa phương đều đã có phong trào xây dựng quỹ khuyến học, đóng góp công sức tiền của để phát triển giáo dục. Các nguồn lực thông qua con đường xã hội hóa, cùng với nguồn lực của Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.
Như vậy, đằng sau luận ngữ “An Yên”, Miền Nam không thể nói bừa rằng, dưới thời cộng sản, văn hóa Việt Nam đã băng hoại, xuống cấp trầm trọng và nền giáo dục Việt Nam là minh chứng cho sự băng hoại, xuống cấp đó. Sự cố tình xuyên tạc của Miền Nam nhằm phủ nhận nền văn hóa và nền giáo dục của Việt Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với những luận điệu này, đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần và bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...