Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Long Vĩ
Thực tế cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thấy rằng, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, diễn biến nhanh chóng phức tạp, khó lường. Công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương bộ, ngành chưa có sự chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh, ngại va chạm; việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn gây bức xúc trong người dân, doanh nghiệp. Tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, “làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước...".
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản là do: Giữa quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và hành động thực tế của một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vẫn còn khoảng cách. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng mới tập trung đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa được sâu rộng đến cấp Cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân. Thể chế, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội và trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc thực thi pháp luật nói chung và thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước nói riêng chưa nghiêm. Cơ chế kiểm soát quyền lực không đủ mạnh, chậm được hoàn thiện. Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong một khoảng thời gian dài tỏ ra không đủ bản lĩnh, năng lực khiến cho tham nhũng ngày một nghiêm trọng. Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn yếu kém; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đâu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm. Mô hình tổ chức các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng còn thiếu ổn định, quyền hạn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; phương tiện, điều kiện làm việc còn bất cập. Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn. Chưa phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân, báo chí và truyền thông trong phòng chống tham nhũng...
Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Trung trong 3 khóa X; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, có nhiều việc phải làm, nhưng trước hết cần quán triệt và thực hiện tốt một số quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Thứ thất, về mặt quan điểm, nhận thức, cần xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng độngthời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ hai, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; củng cố và hoàn thiện Cơ cấu, thể chế, phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản; thu, chi ngân sách, mua sắm công, tài chính, ngân hàng, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; giáo dục, đào tạo và y tế.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, từ đó tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phải cổ vũ, động viên sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huy động sức mạnh của toàn dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”[1] như lời Bác Hồ đã căn dặn.
Thứ tư, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt quan trọng là những người làm công tác phòng, chống tham nhũng phải thật sự liêm, chính, trong sạch, gương mẫu, trọng liêm sỉ.
Thứ năm, thiết lập cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực hiệu quả. Xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm”; chống đặc quyền, đặc lợi khắc phục “tư duy nhiệm kỳ”; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Có cơ chế, chính sách hữu hiệu để khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ an toàn cho người phát hiện, tố cáo tham nhũng. Đây mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng. Quyết tâm, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe, trừng trị để không xảy ra tham nhũng.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 13, tr. 419.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...