KHÔNG CÓ CHUYỆN: “THAM NHŨNG LÀ BẢN CHẤT
CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY”?
Khánh Anh
Có thể khẳng định, tham nhũng là một
căn bệnh nguy hiểm, gây ra hậu quả hết sức to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa,... cản trở sự phát
triển của xã hội, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một thể chế. Vì vậy,
muốn chống tham nhũng, trước hết phải hiểu được bản chất, nguồn gốc của tham
nhũng.
Tham nhũng là một hiện tượng kinh tế
- xã hội, gắn liền với sự hình thành
giai
cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tham nhũng xảy ra ở tất cả
các quốc gia trên thế giới, không phân biệt giàu, nghèo hay trình độ phát triển,
không phụ thuộc vào chế độ chính trị đa đảng ” hay “một đảng”, nó diễn ra trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
mỗi quốc gia mà có những nhận thức khác nhau về khái niệm tham nhũng. Ở Đức,
theo Từ điển Bách khoa của Brue khaus: “Tham nhũng là hiện tượng mất phẩm chất,
hối lộ, đút lót, thường xảy ra đối với công chức có quyền hành”[1]. Từ
điển Bách khoa Thụy Sĩ viết: “Tham nhũng là hậu quả nghiêm trọng của sự vô tổ
chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, đó là hành vi phạm pháp
để phục vụ lợi ích cá nhân”[2].
Luật chống tham nhũng của Singapo quy định: tham nhũng là “tiền hay mọi hình thức
quà biếu, tiền vay mượn, tiền
thưởng, tiền hoa hồng, các
bảo đảm có giá trị tài sản, lợi tức của tài sản dưới hình thức động sản hay bất
động sản; chức vụ, công việc hay hợp đồng, mọi hình thức trả tiền, thanh toán hay miễn trả nợ...mọi hình thức
cung phụng thực hiện hay hứa hẹn sẽ cung cấp về một khoản tiền nào đó...”[3].
Theo R. Stapenhurst - nhà tư vấn của Viện Phát triển kinh tế, Ngân hàng Thế giới
thì “Tham nhũng, theo nghĩa đơn giản nhất là sự lạm dụng quyền lực, đa phần là
để đạt được lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó..."[4].
Theo Từ điển tiếng Việt, tham nhũng là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiều nhân dân và lấy
của”[5].
Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam xác định: “tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi”[6].
Trong xã hội hiện nay, tham nhũng được chia thành 2 loại: tham nhũng lớn và
tham nhũng vặt. Tham nhũng lớn không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà còn
diễn ra trong lĩnh vực chính trị. Tham nhũng lớn thường gắn với bộ máy quyền lực,
với nhóm lợi ích thân hữu (kể cả trong và ngoài khu vực nhà nước), chủ yếu liên
quan đến những dự án lớn về phát triển kinh tế - xã hội và phổ biến trong Các
lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng Công trình công cộng và tư nhân; trong các hợp
đồng vũ khí, quốc phòng, công nghệ cao,... Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham
nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra trong cuộc
sống thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc trực tiếp với quần
chúng. Tham nhũng vặt còn xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh
nghĩa vụ và các khoản thuế, khi các viên chức lạm dụng quy định, bồn rút tiền từ
các công dân và các công ty.
Theo C. Mác và
Ph. Ănghen - những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học: trong khi hình dung
một xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa để thay thế chế độ xã hội cũ (chế độ
người bóc lột người), một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra là phải tổ
chức một bộ máy nhà nước như thế nào để có thể khắc phục được nạn tham nhũng -
một căn bệnh “thâm căn”, “cố đế của các bộ máy nhà nước cũ, để thực sự trở
thành nhà nước của Nhân dân. Tuy nhiên, C. Mác cũng đã từng nhấn mạnh: không được
quên là những chức năng thống trị của giai cấp lên cầm quyền ở bất cứ xã hội
nào cũng thường bị một số người đại diện của giai cấp chiếm đoạt lấy và biến
thành của riêng. Ngay cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền thì nguy
cơ ấy vẫn còn.
Sau Cách mạng
Tháng Mười năm 1917, khi chủ nghĩa xã hội vẫn còn trong “thời kỳ thoát thai,
quá độ, khi những dấu vết của xã hội cũ vẫn chưa bị xóa bỏ thì những “mảnh đất
nảy sinh hành vi tham nhũng còn tồn tại. V.I.Lênin chỉ rõ: nạn tham nhũng không
những tồn tại trong các cơ quan Xôviết, mà còn tồn tại trong các cơ quan của Đảng,
tham nhũng là kẻ thù bên trong, kẻ thù nguy hiểm nhất.
Ở Việt Nam, sau
khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Dân chủ nhân dân của nước ta ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng,
lãng phí, quan liêu. Người coi tham ô, tham nhũng, lãng phí là tội lỗi đê tiện
nhất trong xã hội. Theo Người, bản chất của tham ô, tham nhũng là lấy của công
làm của tư, là gian lận, tham lam, trộm cướp, Người viết:
“Tham ô là gì?
- Đứng về phía
cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn
bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm
quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô.
- Đứng về phía
nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”[7].
Như vậy, thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, dù có những cách hiểu và diễn đạt khác nhau,
nhưng tựu trung lại có thể thấy: tham nhũng luôn gắn tới quyền lực và lợi ích
cá nhân; tham ô, tham nhũng có bản chất, nguồn gốc từ hành vi của những người
có chức, có quyền (kể cả trong và ngoài khu vực nhà nước) đã lợi dụng chức, quyền
đó cấu kết để tham ô, nhận hối lộ, hoặc không có chức, quyền nhưng có hành vi cố
ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi. Nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là ở
sự gặp nhau của hai nhân tố. Một là,
sự tồn tại, phát triển của xã hội luôn đòi hỏi phải có những cơ quan quyền lực
để điều hòa những lợi ích khác nhau, mà quyền lực luôn có nguy cơ bị “tha hóa”,
trong khi tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Hai là, quyền lực bao giờ cũng được hiện
diện và thực thi thông qua những con người cụ thể, mà con người cụ thể thường sống
và hành động theo lợi ích. Đặc trưng hành vi của người tham nhũng là “lấy của
công làm của tư”.
“Của công” là tài sản của toàn
dân, của quốc gia, là khoản ngân sách chủ yếu do nhân dân đóng góp thuế, dùng để
phục vụ mục đích chung là phát triển đất nước. “Lấy của công làm của tư” là khi
tài sản chung được sử dụng không nhằm phục vụ mục đích chung mà được dành làm của
riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương hoặc một cá nhân.
Việt Nam đang kiên trì đi lên chủ
nghĩa xã hội, từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển của Chương trình nghị
sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đó là con đường
đúng đắn mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, phù hợp với xu thế phát
triển của lịch sử, là khát vọng của Nhân dân ta. Xã hội đó đã, đang và sẽ không
bao giờ chấp nhận sự tồn tại của tham nhũng. Tham nhũng không phải là một
hiện tượng tất yếu,
vĩnh cửu, nó không thể tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người nói
chung cũng như ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Do vậy, tham nhũng không phải
là vấn đề thuộc
bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
[3] Ban Nội chính Trung
ương: Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng
của một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.
10.
[4] Ban Nội chính Trung
ương: Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng
của một số nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.
11.
[6] Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 (Sửa đổi bổ sung năm 2007), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2010, tr. 8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét