HỌC BÁC VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
An
Nhiên
Sinh thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự phê
bình và phê bình. Bác cho rằng, “muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ
trích”[1]
và “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”[2].
Hồ Chí Minh vạch rõ:
“Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi
cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy,
phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không
nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ
dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải
phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi,
không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”[3].
Tự phê bình và phê bình để tiến bộ
Tự mình phải mạnh dạn
công khai tự phê bình, có khuyết điểm gì nói bằng hết cho dù đó là việc làm khó
khăn, đau đớn. Khi được người khác phê bình thì phải vui vẻ tiếp thu với thái độ
thực sự cầu thị chứ không phải chỉ nhận lỗi qua loa hoặc tìm cách bao biện cho
khuyết điểm của mình rồi lại “chứng nào tật nấy”.
Năm 1951, khi cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang ở giai đoạn khó khăn ác liệt,
Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết bài “Tự phê bình” (Báo Nhân dân ngày 20/5/1951). Người khuyên:
“Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư
tưởng và hành động đúng đắn”[4].
Hồ Chí Minh
nêu vấn đề và Người tự giải đáp: “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công
khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”[5].
Theo Hồ Chí Minh, “Điều đó nói
thì dễ, nhưng làm thì khó, khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái
sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị”[6].
Có thể nói, tự phê bình chính là cuộc cách mạng diễn ra ngay trong bản thân mỗi
con người chúng ta, là đấu tranh với chính bản thân mình, làm một việc gì xấu
mà lúc ấy không biết là xấu. Vậy phải tự xét mình đó là ý thức tự rèn luyện, tự
tu dưỡng, tự phấn đấu, tự răn mình.
Theo Người: “Sợ mất oai tín và
thể diện mình, không dám tự phê bình. Lại nói: nếu phê bình khuyết điểm của
mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công
kích ta. Nói như vậy là lầm to. Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng
như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc.
Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết “cũng la lết quả dưa”[7].
Thực tế cho thấy, những
cán bộ không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của
đồng sự và của nhân dân, thì người đó ngày càng lao vào khuyết điểm, càng giảm
sút uy tín dẫn đến hư hỏng. Trong tư tưởng của Bác Hồ, tự phê bình và phê bình
là việc làm như là công việc hàng ngày, hiển nhiên cần thiết.
Không chỉ kêu gọi,
nhắc nhở mọi người, mà bản thân Hồ
Chí Minh luôn gương mẫu tự phê bình và yêu cầu mọi người
phải thẳng thắn góp ý phê bình cho chính Người. Có lần Người nói: “Tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy,
phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí
trông thấy, lại lấy cớ “nể Cụ” không nói là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán
thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không
nói cho người ta sửa, tức là hại người ta”[8].
Những lời dạy ấy của Người thật chí tình, chí lý.
Nói về Đảng, “một đảng
mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ
hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm
đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”[9].
Theo Hồ Chí Minh: “Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo
hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc
không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành
tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ dĩ nhiên. Vì vậy, ngay từ
bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày, phải thiết
thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết
tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát
triển, công việc mới chóng thành công”[10].
Học Bác về tự phê bình và phê bình
Tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
là một di sản vô giá, mãi trường tồn cùng dân tộc. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh về tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm cho đến nay vẫn có ý
nghĩa sống còn, cấp thiết để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính
quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh.
Thực tế, trong nhiều
năm qua ở những nơi tiến hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc đã giúp các tổ
chức đảng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tập thể mình cũng như của từng cán bộ,
đảng viên. Đã góp phần phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kịp thời khắc phục sửa
chữa và làm rõ một số vụ việc tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng để xử lý. Và cũng
chính ở những nơi này, tình đồng chí trong nội bộ đoàn kết gắn bó, uy tín của tổ
chức đảng đối với quần chúng được nâng cao, nhiều cán bộ, đảng viên kể cả những
đồng chí có sai lầm, khuyết điểm đã vươn lên tiến bộ.
Tuy nhiên, thực tế
cũng cho thấy, nhiều nơi việc tiến hành tự phê bình và phê bình còn hình thức,
chỉ làm chiếu lệ. Nhiều cán bộ đảng viên trong sinh hoạt Đảng thường tự phê
bình chung chung về ưu điểm, khuyết điểm giống nhau. Tập thể tổ chức Đảng tiến
hành tự phê bình và phê bình một cách phiến diện, hời hợt dựa vào cảm tính và cảm
tình cá nhân để nhận xét, đánh giá, phân loại đảng viên.
Để khắc phục tình trạng
này, điều quan trọng là cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, phải
thấm nhuần sâu sắc tinh thần tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
coi đó vừa là một phẩm chất đạo đức của người đảng viên, cán bộ, vừa là một
phương pháp đặc hiệu phòng tránh tiêu cực, vi phạm, giúp cán bộ, đảng viên ngày
càng tiến bộ, trưởng thành.
[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật,
Hà Nội, 2011, tập 5, tr.260
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét