Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018


LÍ LẼ CỦA MỘT KẺ BỊP BỢM CHUYÊN NGHIỆP
                                      An Nhiên

          Trong cuộc sống, ai cũng có quyền theo đuổi một lí tưởng, một lẽ sống, họ có thể bảo vệ lí tưởng mình đã theo đuổi hoặc cũng có thể từ bỏ nó để bảo vệ một lí tưởng khác mà họ cho rằng đó là lẽ phải. Thế nên, việc có những kẻ đang hàng ngày hàng giờ, tìm mọi lí lẽ để xuyên tạc lí tưởng cộng sản, thậm chí dùng những ngôn từ thiếu văn minh, nói những điều vô lí, những điều sai sự thật để đạt được mục đích xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và lật đổ chủ nghĩa xã hội và những gì liên quan đến chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới là điều dễ hiểu.
          Trong đó, ngày 11/10/2018, đối tượng Ng.Dân đã đăng bài "Chống Mỹ cứu nước, một sai lầm tai hại của cộng sản Việt Nam" để bôi nhọ chế độ XHCN hiện nay ở nước ta. Bài viết này đã dùng lại những luận điệu hết sức quen thuộc của những kẻ phản động, như cho rằng cuộc chiến tranh chống Mỹ là một sai lầm, đất nước ta đang khủng hoảng, nghèo nàn và lạc hậu so với thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam làm tay sai cho Trung Quốc. Những lời lẽ ấy mới nhìn thoáng qua cũng thấy được sự vô căn cứ, bịa đặt trong đó.
          Cụ thể, bài viết cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang suy sụp, đất nước ta đang đối mặt với khủng hoảng nợ công; nền công nghiệp Việt Nam đang lạc hậu, kém phát triển, thậm chí không thể sản xuất nổi một con ốc vít; tài nguyên thiên nhiên của nước ta đang cạn kiệt, môi trường bị tàn phá nghiêm trọng; đất nước lệ thuộc vào Trung Quốc; xã hội băng hoại, nghiện ngập, đàn điếm…
          Thế nhưng, những người đang sinh sống trên đất nước ta đều không thể hiểu được rằng kẻ viết đang miêu tả về đất nước nào. Đó có lẽ là một đất nước của những sự đố kị, mù quáng, và lương tri đã mất. Đất nước Việt Nam ta mặc dù chưa phải là một nước phát triển, trong xã hội vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn, vẫn tồn tại những tiêu cực nhất định; nhưng chúng ta đều biết rằng, nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta luôn tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt 6-7%, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt so với trước đổi mới, điều này được cả thế giới công nhận. Cùng với đó, nền công nghiệp Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, chúng ta đang tự hào đã tự sản xuất được ô tô, điện thoại thông minh cũng đã góp mặt cùng các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Và đặc biệt, trong thời gian gần đây, nước ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Hội Nghị APEC 2018 ở Đà Nẵng, đất nước Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm.
          Đặc biệt, tác giả còn bịa đặt một số câu trích dẫn của một số cán bộ cao cấp của Đảng ta để xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là tay sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tất cả những nội dung trong bài viết thể hiện sự thiếu căn cứ, được viết ra chỉ bằng óc tưởng tượng của một người thiển cận. Và tới luận điệu này thì có thể thấy rằng bài viết này chỉ là một trò bịp bợm rẻ tiền của những kẻ đang cố tình phá hoại uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống đối Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
          Những luận điệu trên nhất định không thể lay chuyển được ý chí của nhân dân Việt Nam tin theo Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và con đường đi lên CNXH ở nước ta.


HỌC BÁC VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
                                                          An Nhiên
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Bác cho rằng, “muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”[1] và “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”[2].
Hồ Chí Minh vạch rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét”[3]
Tự phê bình và phê bình để tiến bộ
Tự mình phải mạnh dạn công khai tự phê bình, có khuyết điểm gì nói bằng hết cho dù đó là việc làm khó khăn, đau đớn. Khi được người khác phê bình thì phải vui vẻ tiếp thu với thái độ thực sự cầu thị chứ không phải chỉ nhận lỗi qua loa hoặc tìm cách bao biện cho khuyết điểm của mình rồi lại “chứng nào tật nấy”. 
Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang ở giai đoạn khó khăn ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Tự phê bình” (Báo Nhân dân ngày 20/5/1951). Người khuyên: “Ai cũng cần tắm rửa cho mình mẩy sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động đúng đắn”[4]. Hồ Chí Minh nêu vấn đề và Người tự giải đáp: “Tự phê bình là gì? Là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa”[5].
Theo Hồ Chí Minh, “Điều đó nói thì dễ, nhưng làm thì khó, khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị”[6]. Có thể nói, tự phê bình chính là cuộc cách mạng diễn ra ngay trong bản thân mỗi con người chúng ta, là đấu tranh với chính bản thân mình, làm một việc gì xấu mà lúc ấy không biết là xấu. Vậy phải tự xét mình đó là ý thức tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự phấn đấu, tự răn mình.
Theo Người: “Sợ mất oai tín và thể diện mình, không dám tự phê bình. Lại nói: nếu phê bình khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công kích ta. Nói như vậy là lầm to. Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết “cũng la lết quả dưa”[7].
Thực tế cho thấy, những cán bộ không dám công khai thừa nhận khuyết điểm của mình, e sợ lời phê bình của đồng sự và của nhân dân, thì người đó ngày càng lao vào khuyết điểm, càng giảm sút uy tín dẫn đến hư hỏng. Trong tư tưởng của Bác Hồ, tự phê bình và phê bình là việc làm như là công việc hàng ngày, hiển nhiên cần thiết. 
Không chỉ kêu gọi, nhắc nhở mọi người, mà bản thân Hồ Chí Minh luôn gương mẫu tự phê bình và yêu cầu mọi người phải thẳng thắn góp ý phê bình cho chính Người. Có lần Người nói: “Tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy, phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ “nể Cụ” không nói là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa, tức là hại người ta”[8]. Những lời dạy ấy của Người thật chí tình, chí lý.
Nói về Đảng, “một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”[9]
Theo Hồ Chí Minh: “Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ dĩ nhiên. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày, phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công”[10].
Học Bác về tự phê bình và phê bình
Tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, mãi trường tồn cùng dân tộc. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm cho đến nay vẫn có ý nghĩa sống còn, cấp thiết để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh.
Thực tế, trong nhiều năm qua ở những nơi tiến hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc đã giúp các tổ chức đảng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tập thể mình cũng như của từng cán bộ, đảng viên. Đã góp phần phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kịp thời khắc phục sửa chữa và làm rõ một số vụ việc tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng để xử lý. Và cũng chính ở những nơi này, tình đồng chí trong nội bộ đoàn kết gắn bó, uy tín của tổ chức đảng đối với quần chúng được nâng cao, nhiều cán bộ, đảng viên kể cả những đồng chí có sai lầm, khuyết điểm đã vươn lên tiến bộ. 
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều nơi việc tiến hành tự phê bình và phê bình còn hình thức, chỉ làm chiếu lệ. Nhiều cán bộ đảng viên trong sinh hoạt Đảng thường tự phê bình chung chung về ưu điểm, khuyết điểm giống nhau. Tập thể tổ chức Đảng tiến hành tự phê bình và phê bình một cách phiến diện, hời hợt dựa vào cảm tính và cảm tình cá nhân để nhận xét, đánh giá, phân loại đảng viên.
Để khắc phục tình trạng này, điều quan trọng là cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt, phải thấm nhuần sâu sắc tinh thần tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh; coi đó vừa là một phẩm chất đạo đức của người đảng viên, cán bộ, vừa là một phương pháp đặc hiệu phòng tránh tiêu cực, vi phạm, giúp cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ, trưởng thành.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.28
[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.28
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.272
[4];5; 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.80
7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.300


7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.300
[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.260
[9] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.301
[10] Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.272

PHẢI CHĂNG PH.ĂNGGHEN ĐÃ “TRỞ CỜ”?


PHẢI CHĂNG PH.ĂNGGHEN ĐÃ “TRỞ CỜ”?

Tháng 3-1895, Ph.Ăngghen hoàn thành viết “Lời nói đầu” cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850” của C.Mác. Sau khi tác phẩm được công bố, một số nhân vật xét lại đã trích đăng một số đoạn, nhưng tách rời hoàn cảnh ra đời, và kết luận đây là “di chúc chính trị”, sự “trở cờ” của Ph.Ăngghen. Vậy, thực chất những quan điểm của ông là gì? Bài viết dưới đây sẽ phân tích bối cảnh và nội dung những quan điểm đó.
1. Về tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848-1850” của C.Mác
“Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848-1850”là tác phẩm của C.Mác viết dưới dạng các bài báo được đăng trên tạp chí “Neue Rheinische Zeitung. Politisch-okonomische Revue” các số 1,2,3 và 5,6 năm 1850. Nhìn tổng quát, tác phẩm là sự phản ánh thực trạng phong trào công nhân những năm 50 của thế kỷ XIX, trên cơ sở bối cảnh cụ thể, C.Mác đưa ra dự báo về khả năng một cuộc cách mạng sẽ nổ ra và giai cấp công nhân có thể dùng bạo lực để giành chính quyền. Tác phẩm trên được viết trong bối cảnh:
Một là, về kinh tế, những năm 1845-1846 ở một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan bị mất mùa do bệnh dịch khoai tây và lúa mì; cùng với đó là tình trạng đầu cơ dẫn đến giá cả một số mặt hàng tăng mạnh. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thậm chí đã diễn ra cả tình trạng xung đột. Trong lĩnh vực công nghiệp, tình trạng khủng hoảng thừa trong các ngành bông, vải, sợi, một số nhà tư bản chuyển sang đầu tư vào ngành đường sắt. Năm 1846-1847, hàng loạt cổ phiếu ngành đường sắt mất giá, kéo theo tình trạng khủng hoảng của ngành tài chính, ngân hàng, nhiều công xưởng phải đóng cửa. C.Mác coi đây là “hai sự biến kinh tế có ý nghĩa thế giới(1) khiến cho làn sóng bất bình phát triển nhanh chóng thành khởi nghĩa. Chính trên cơ sở kinh tế đó, ông đã đưa ra những nhận định về chính trị: “một cuộc cách mạng mới chỉ có thể nổ ra sau một cuộc khủng hoảng mới. Nhưng cả cuộc cách mạng mới lẫn cuộc khủng hoảng mới đều nhất định phải nổ ra”(2).
Hai là, về chính trị, từ tháng 2-1848 đến hết năm 1849, châu Âu bước vào thời kỳ “bão táp cách mạng”. Tháng 2-1848, nhân dân Pháp lật đổ nền thống trị quân chủ vương triều Lui Philip (Louis Philippe I), thành lập nền cộng hòa đệ nhị. Tháng 3-1848, tại Viên nổ ra cuộc khởi nghĩa, chấm dứt hơn 30 năm cầm quyền của chính quyền phản động Metternich. Tại Đức, ngày 18-3, chính quyền rơi vào tay phe đối lập là Haixơmen(3). Cũng trong thời gian đó, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lao động nổ ra ở Ý, Ba Lan, Hunggary... Trong bối cảnh sục sôi như vậy, căn cứ vào kinh nghiệm các cuộc cách mạng Pháp năm 1789, 1830, C.Mác đã đưa ra dự báo về cuộc cách mạng sẽ mau chóng xảy ra, giai cấp công nhân có thể giành được chính quyền xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Ba là, về phong trào công nhân, tại các nước châu Âu, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố, phong trào công nhân đã được trang bị lý luận khoa học - đó là chủ nghĩa Mác. Cùng với Liên đoàn những người cộng sản, tháng 4-1850, thành lập Hội những người cộng sản - cách mạng toàn thế giới. Trong đó quy định: “Mục đích của Hội là đánh đổ tất cả mọi giai cấp đặc quyền, buộc các giai cấp này phải phục tùng nền chuyên chính của những người vô sản bằng cách duy trì cách mạng không ngừng cho tới khi thực hiện được chủ nghĩa cộng sản”(4). Các nhà kinh điển cho rằng, sự liên hiệp quốc tế của các đại biểu cách mạng của giai cấp công nhân các nước sẽ giúp cho cách mạng thắng lợi, trong đó hạt nhân là Liên đoàn những người cộng sản.
Trong bối cảnh như vậy, nhận định về thời cơ nổ ra cuộc cách mạng, sau khi phân tích bối cảnh châu Âu và nước Pháp lúc đó, C.Mác đưa ra dự báo: “mọi cuộc khởi nghĩa mới của giai cấp vô sản Pháp đều lập tức kéo theo một cuộc chiến tranh thế giới. Cuộc cách mạng mới ở Pháp sẽ buộc phải lập tức vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, chiếm lấy vũ đài châu Âu, vũ đài duy nhất trên đó cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XIX có thể thắng lợi được... nước Pháp đóng vai trò kẻ thủ xướng ra cuộc cách mạng châu Âu”(5); “tuyệt nhiên không nghi ngờ gì nữa trận quyết chiến vĩ đại bắt đầu, rằng trận quyết chiến đó phải được thực hiện đến cùng trong một thời kỳ cách mạng lâu dài và đầy những chuyển biến, nhưng trận chiến đấu ấy chỉ có thể kết thúc bằng thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản”(6).
Như vậy, có thể thấy từ thực trạng tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể của châu Âu, nhất là nước Pháp, C.Mác đã đưa ra dự báo về khả năng có thể nổ ra cuộc cách mạng XHCN, giai cấp công nhân giành được chính quyền.
Về phương thức giành chính quyền, trong giai đoạn này các nhà kinh điển cho rằng, biện pháp chủ yếu là dùng bạo lực cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các ông đã cho rằng, mục đích của giai cấp công nhân: “chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành”(7). Trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850, C.Mác vẫn kiên định lập trường: “Chỉ có đẫm máu của những người khởi nghĩa tháng Sáu thì ngọn cờ tam tài mới trở thành ngọn cờ cách mạng châu Âu, ngọn cờ đỏ”(8).
Như vậy, giai đoạn 1848-1850, có hai luận điểm nổi bật trong tác phẩm: Một là, thời cơ đã chín muồi để nổ ra cuộc cách mạng XHCN; Hai là, giai cấp công nhân bằng bạo lực cách mạng có thể giành được chính quyền xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Cần thấy rằng, tác phẩm này được viết sau khi đã công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, do vậy, những tư tưởng, quan điểm chủ yếu của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những luận điểm về tính tất yếu của chủ nghĩa cộng sản đã chi phối toàn bộ tư tưởng của C.Mác. C.Mác đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải thích toàn bộ thời kỳ lịch sử Pháp giai đoạn đó và đề xuất những luận điểm quan trọng nhất của sách lược cách mạng của giai cấp vô sản.
2. Về Lời nói đầu viết cho tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850”
Lời nói đầuđược Ph.Ăngghen viết vào khoảng tháng 3-1895, tác phẩm được viết trong bối cảnh sau:
Thứ nhất là, châu Âu đã trải qua một thời kỳ ổn định tương đối dài, nền kinh tế phát triển tích cực. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như động cơ hơi nước, công nghiệp hóa chất (anilin), hệ thống đường sắt mở rộng... cho nên các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất dệt, than, gang, thép, điện, hóa chất... phát triển mạnh. Cũng trong thời kỳ này, nhiều nước châu Âu đã mở rộng hệ thống thuộc địa sang châu Á, Phi, Mỹ Latinh, nhờ đó, thị trường, nguồn tài nguyên, lao động ngày càng phong phú; một số mâu thuẫn xã hội trong nước được “chuyển” sang các nước thuộc địa làm cho tình hình phần nào bớt gay gắt.
Thứ hai là, các đảng dân chủ - xã hội, đảng công nhân ở châu Âu đã được luật pháp thừa nhận. Nếu như trước 1890, nhiều nước áp dụng “Đạo luật đặc biệt” đặt các đảng dân chủ - xã hội, đảng công nhân ngoài vòng pháp luật(9); khi đó, các tờ báo, cuộc họp, tổ chức của công nhân bị cấm hoạt động, nhiều đảng viên bị kết án, bỏ tù... thì đến giai đoạn này, các đảng dân chủ - xã hội đã được công nhận hợp pháp. Không những vậy, thông qua bầu cử dân chủ, nhiều đại biểu của các đảng dân chủ - xã hội, đảng XHCN giành được thắng lợi. Ví như, năm 1874, tại cuộc bầu cử Nghị viện Anh, có hai đại biểu công nhân trúng cử là Macdonald (1821-1881), Thomad Burt (1837-1922)(10); ở Đức, năm 1871, Đảng dân chủ - xã hội thu được 102.000 phiếu, năm 1874 thu 352.000 phiếu, năm 1877 thu 493.000 phiếu và đến 1890 thu 1.427.000 phiếu (chiếm khoảng 25% tổng số cử tri)(11)... Đây chính là những cơ sở thực tiễn, pháp lý để Ph.Ăngghen đưa ra dự báo về phương thức giành chính quyền thông qua tuyển cử: “sử dụng chế độ đầu phiếu phổ thông một cách có hiệu quả như vậy, là giai cấp vô sản đã vận dụng một phương thức đấu tranh hoàn toàn mới và phương pháp đó ngày càng phát huy tác dụng”(12); “quyền đầu phiếu - từ chỗ trước đây là thủ đoạn lừa bịp nay thành một công cụ giải phóng”(13).
Từ thực tế trên, nhận định về thời cơ cách mạng, Ph.Ăngghen đã thừa nhận: “Lịch sử đã chứng minh rằng chúng tôi và tất cả những ai nghĩ giống như chúng tôi đều sai lầm. Lịch sử đã chỉ rõ rằng trạng thái phát triển kinh tế trên lục địa lúc bấy giờ còn rất lâu mới chín muồi để xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”(14).
Nếu chỉ dừng lại ở luận điểm này, nhiều người sẽ nghĩ rằng, đến đây (1895) Ph.Ăngghen đã “thừa nhận sai lầm”. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng của ông trong suốt giai đoạn từ 1850 đến lúc đó, có thể thấy, ngay từ giữa năm 1850, qua nghiên cứu thị trường thế giới, khi nền kinh tế của châu Âu và Mỹ đã phục hồi, “giai đoạn phồn vinh mới của nền công nghiệp đã bắt đầu”, thì từ mùa thu năm 1850, các ông chỉ rõ: “trong tình hình thịnh vượng chung đó, trong đó các lực lượng sản xuất của xã hội tư sản đã phát triển hết sức dồi dào trong chừng mực của mối quan hệ tư sản cho phép, thì không thể nói đến một cuộc cách mạng thực sự được nữa”(15), “chúng tôi đã tuyên bố rằng (1850) ít ra là giai đoạn thứ nhất của thời kỳ cách mạng cũng đã kết thúc, khi cuộc khủng hoảng mới trong nền kinh tế thế giới chưa bùng nổ thì không mong đợi điều gì xảy ra cả”(16).
Trở lại các luận điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong nhiều công trình trước đó, các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, một cuộc cách mạng chỉ có thể nổ ra và thắng lợi khi quan hệ sản xuất đã hoàn toàn lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... Từ chỗ là các hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành các xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội...”(17)
Như vậy, cách mạng không xuất phát từ mong muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân hay đảng chính trị nào. Cách mạng phải là tất yếu của lịch sử có nguồn gốc từ những nhân tố khách quan. Điều này đã được các nhà kinh điển giải thích cặn kẽ ngay trong tác phẩm của mình là do khủng hoảng kinh tế, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, tình thế quân sự chín muồi... khi những điều kiện đó không còn, thời cơ để nổ ra cuộc cách mạng cũng chấm dứt.
Về hình thức giành chính quyền, các nhà kinh điển cũng nhận định: “Về mặt khởi nghĩa cũng vậy, những điều kiện đấu tranh đã biến đổi nhiều. Từ 1848 về trước thì bất cứ ở đâu khởi nghĩa theo kiểu cũ, chiến đấu trên các lũy chướng ngại, đều cũng có tác dụng quyết định, nhưng ngày nay đã hết sức lỗi thời”(18). Nhìn nhận lại những quan điểm của mình trong những năm 50 của thế kỷ XIX, các ông cũng cho rằng: “Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng chúng tôi cũng đã phạm sai lầm, lịch sử đã vạch ra rằng quan điểm của chúng tôi lúc bấy giờ là một ảo tưởng. Lịch sử lại còn đi xa hơn thế nữa; lịch sử không những đã đánh tan những sai lầm hồi bấy giờ của chúng tôi mà còn hoàn toàn đảo lộn những điều kiện trong đó giai cấp vô sản đang phải chiến đấu. Ngày nay, phương pháp đấu tranh trong thời kỳ 1848 đã lỗi thời về mọi phương diện, và đó là một điều đáng được nghiên cứu tỉ mỉ hơn”(19).
Trong bối cảnh mâu thuẫn giai cấp không còn gay gắt, tình thế cách mạng đã chuyển sang trạng thái hòa bình, các ông đưa ra hình thức mới để giai cấp công nhân giành chính quyền, đó là thông qua bầu cử dân chủ: “Bắt đầu từ đó, công nhân Đức đã sử dụng quyền đầu phiếu phổ thông (...) lấy làm mẫu mực cho công nhân tất cả các nước (...) Bầu cử từ chỗ là thủ đoạn lừa bịp trở thành công cụ giải phóng”(20). Việc các nhà kinh điển đề xuất biện pháp giành chính quyền thông qua tuyển cử tự do cần lưu ý mấy điều sau:
Thứ nhất, ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã công bố rằng một trong những nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của giai cấp vô sản chiến đấu là phải giành cho được quyền đầu phiếu phổ thông, “giành lấy dân chủ”(21). Như vậy, giành chính quyền thông qua đầu phiếu cũng hoàn toàn không là ngoại lệ. Đầu tiên, giai cấp công nhân đấu tranh giành được quyền bỏ phiếu, sau đó thông qua quyền đó mà chính đảng giai cấp công nhân giành được chính quyền: “giai cấp công nhân có thể đấu tranh chống lại ngay chính những thiết chế nhà nước ấy... tranh nhau với giai cấp tư sản từng chức vụ mà một bộ phận giai cấp vô sản có đủ phiếu để chỉ định người phụ trách”(22).
Thứ hai, thông qua bầu cử dân chủ mà các đảng dân chủ - xã hội từng bước hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực, thu hút được quần chúng nhân dân lao động, qua đó cũng tự khẳng định uy tín của mình. Thắng lợi trong các cuộc bầu cử, một mặt làm cho uy tín của đảng dân chủ xã hội tăng lên so với các đảng phái chính trị khác; mặt khác, thông qua cổ động tuyển cử, cung cấp phương tiện vô song để tiếp xúc với quần chúng nhân dân; mở ra cơ hội mới tranh luận với đối phương ngay tại diễn đàn Quốc hội...
3. Một số ý kiến nhận xét
Một là, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển”(23). Vậy, hơn 100 năm trước đây Ph.Ăngghen đã nêu ra dự báo “trạng thái phát triển trên lục địa lúc đó còn lâu mới xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản” cũng cần được coi là một dự báo thiên tài của ông. Bởi dự báo đó dựa trên cơ sở khoa học là chủ nghĩa duy vật lịch sử, về mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chứ hoàn toàn không phải là quan điểm chủ quan, tùy tiện. Tất cả những người cộng sản cần nhận thức sâu sắc rằng, chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có tác dụng mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển thì chừng đó chưa thể nói đến một cuộc cách mạng thực sự được. Nắm vững quan điểm này để không rơi vào bệnh chủ quan, tùy tiện, phiêu lưu, mạo hiểm trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.
Hai là, thời cơ và hình thức cách mạng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong những thời cơ này phải có hình thức nhất định cho phù hợp. Khi tình thế cách mạng chín muồi, có thể nổ ra rộng khắp; khi đó, dùng bạo lực cách mạng để đồng loạt giành chính quyền là cần thiết và phù hợp. Ngược lại, khi thời cơ chưa đến, việc sử dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau, nhất là các biện pháp hợp pháp là cần thiết. Nếu ở giai đoạn 1848-1850 mà đưa ra những hình thức như những năm 1895 thì thật là ảo tưởng, bởi những quan hệ giai cấp, xã hội không cho phép. Tuy nhiên, trải qua một thời gian phát triển tương đối hòa bình, bối cảnh xã hội cụ thể cho phép các ông có thể đưa ra những dự báo mới về hình thức giành chính quyền. Bối cảnh mới quy định hình thức mới đó chính là biện chứng của nhận thức: “Đã qua rồi, thời kỳ những cuộc đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành”(24).
Ba là, nhận thức về cách mạng XHCN cả về thời cơ và hình thức cũng là một quá trình. Nếu tuyệt đối hóa hình thức này hay hình thức kia trong khi các điều kiện chủ quan, khách quan đã thay đổi đó là phương pháp siêu hình. Đúng như Lênin khẳng định: “Quan điểm biện chứng đòi hỏi phải đi xa hơn thế: phải xem xét sự vật một cách khách quan, toàn diện, trong sự tự vận động, phát triển của sự vật ở từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó, từ đó thông qua các biện pháp nhận thức cần thiết mà đi vào nhận thức sự vật sâu hơn nữa: từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2, v.v., đến vô cùng tận”(25). Nhận thức của C.Mác, Ph.Ăngghen về thời cơ và phương thức của cuộc cách mạng XHCN cũng tuân theo quy luật đó.
Bốn là, về mặt phương pháp luận, chúng ta đều thấy sách lược, phương pháp đấu tranh là sự phản ánh của thực tiễn, khi thực tiễn thay đổi thì phương pháp cũng phải thay đổi theo, đó là phương pháp nhận thức duy vật biện chứng. Bản chất của cách mạng không phải là những hành động nhất thời hay những kết quả trước mắt, cách mạng thực sự là: “trong quá trình tiến triển, đã vạch ra cho mình một con đường không phải bằng những thắng lợi trực tiếp vừa bi thảm, vừa nực cười của mình, mà trái lại, chính là chỉ bằng việc làm nảy sinh ra được một lực lượng phản cách mạng cố kết, mạnh mẽ, làm nảy sinh ra được một kẻ thù với mình, và chỉ bằng cuộc chiến đấu với kẻ thù đó mà đảng chủ trương lật đổ mới có thể trở thành một đảng thực sự cách mạng được”(26).
Căn cứ vào sự phân tích trên có thể thấy, sự thay đổi trong nhận thức của Ph.Ăngghen về thời cơ và phương thức cách mạng hoàn toàn không phải là sự “trở cờ” như một số quan điểm rêu rao. Ở đây, ta càng thấy sự nhuần nhuyễn trong tuân thủ và vận dụng những nguyên lý của CNXH khoa học, nhất là lý luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử của ông. Mặt khác, cũng thấy tinh thần khoa học, cách mạng không bảo thủ, cố chấp, phiêu lưu đưa phong trào công nhân vào chỗ chết khi tình thế đã thay đổi.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2018           
(1), (2), (4), (5), (8), (15), (26) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.23, 613, 722, 49, 49, 137, 17.
(3) D.Hansemann (1794-1864), thủ lĩnh giai cấp tư sản vùng Ranh nước Phổ.
(6), (11), (12), (13), (14), (16), (18), (19), (20), (22), (24) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.757, 765-766, 769, 768, 761, 758, 764, 758, 767-768, 769, 775.
(7), (21) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 646, 626.
(9) “Đạo luật đặc biệt chống những người XHCN” được thực hiện ở Đức từ 21-10-1828 – 1-10-1890.
(10) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 145-146
(17) C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 14-15
(23) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.68
(25) V.I.Lênin: Toàn tập, t.42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.363-364.

TS Nguyễn Văn Quyết
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2664-phai-chang-phangghen-da-%E2%80%9Ctro-co%E2%80%9D?.html

NHỮNG NGỘ NHẬN ĐỐI VỚI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


NHỮNG NGỘ NHẬN ĐỐI VỚI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thời gian qua, trên mạng internet xuất hiện một số bài viết, quan điểm chưa đúng về kinh tế nhà nước (KTNN), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và cổ phần hóa DNNN (CPHDNNN) ) ở Việt Nam, đặc biệt nổi lên trong đó là hai ngộ nhận, cho rằng CPHDNNN làm giảm sút vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và CPHDNNN làm mất công cụ định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường... Bài viết dưới đây đề cập và góp phần hóa giải những ngộ nhận đó.
1. Những kết quả bước đầu trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã cổ phần hóa (CPH) gần 500 DNNN, đạt trên 92% kế hoạch; thoái vốn nhà nước tại DN thu về trên 21 nghìn tỷ đồng, đạt gần 1,4 lần giá trị đầu tư.
Năm 2016, Việt Nam cổ phần hóa được 52 DNNN. Năm 2017, có 45 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Tổng giá trị thực tế doanh nghiệp là 213.747 tỷ đồng, gấp 6 lần tổng giá trị thực tế các doanh nghiệp đã CPH trong năm 2016. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 88.390 tỷ đồng, gấp 3,5 lần giá trị thực tế phần vốn Nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa năm 2016. Tổng vốn điều lệ theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt là 93.888 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 42.007 tỷ đồng, chiếm 44,7% tổng vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 36.346 tỷ đồng, chiếm 38,7% tổng vốn điều lệ; bán cho người lao động 354 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng vốn điều lệ; bán cho tổ chức công đoàn 20 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng vốn điều lệ; số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 15.159 tỷ đồng, chiếm 16,14% tổng vốn điều lệ.
Về thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015, bán cổ phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đạt 16.387/32.000 tỷ đồng, tương đương 52%. Tính đến tháng 12-2016, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mới thoái được 42% số vốn phải thoái. Sau khi sắp xếp, cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên, vẫn có tới 80% vị trí lãnh đạo DNNN, ban giám đốc, kế toán trưởng hầu như không thay đổi.
Năm 2017 có 10 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 8 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2017 và 2 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2018.
Năm 2018, hoạt động CPH được tăng tốc và đạt kết quả tốt hơn, với dự kiến 64 DNNN sẽ được CPH, tương ứng hơn 50% số DNNN cần CPH của cả giai đoạn 2017- 2020. Trong đó, hàng loạt “ông lớn” được đưa ra chào bán, như Habeco, thoái tiếp một phần tại Vinamilk, một số đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVoil, Tập đoàn Cao su... Trong đó, riêng các công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Pvoil, PV Power đã có quy mô vốn lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng, còn Tập đoàn Cao su quy mô vốn lên tới 150 nghìn tỷ đồng; Lọc hóa dầu Bình Sơn (vốn điều lệ 31.044 tỷ đồng), Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex (vốn điều lệ 9.878 tỷ đồng), Sông Đà (vốn điều lệ 4.438 tỷ đồng), Lương thực miền Nam (vốn điều lệ 4.980 tỷ đồng), Thương mại Hà Nội (vốn điều lệ 2.155 tỷ đồng)...
Nhìn chung, quá trình CPHDNNN thời gian qua đã trực tiếp làm thay đổi bộ mặt khu vực này theo hướng: giảm mạnh số lượng DNNN; thu gọn phạm vi hoạt động, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Từng bước có sự tách bạch nhiệm vụ của DNNN sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của DNNN sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của một số DNNN được nâng lên. Quản lý nhà nước đối với DNNN được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường. DNNN tiếp tục là một lực lượng quan trọng của KTNN (tổng giá trị vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp hiện vào khoảng 5,4 triệu tỷ đồng) góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội...
Theo tinh thần Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ), đến hết năm 2020, tất cả DNNN hiện có sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, CPH theo tiêu chí phân loại danh mục và tỷ lệ vốn nhà nước cụ thể cho từng DN.
Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các dự án, công trình đầu tư của DNNN kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương; phấn đấu đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của DNNN; hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DNNN và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại DN. Năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN.
Đối với các DN không đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa thì xem xét áp dụng các hình thức sắp xếp khác như bán, khoán, cho thuê, giải thể, áp dụng biện pháp phá sản theo quy định của pháp luật đối với DNNN lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án tái cơ cấu khả thi. Đối với các DNNN đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi cổ phần hóa, Nhà nước tiến hành kiểm soát theo nguyên tắc: Nhà nước thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng; DN cổ phần hóa, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng; việc lựa chọn nhà đầu tư, DN phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, công khai, minh bạch; bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Gắn cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch tập trung trên thị trường chứng khoán. Các DN cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu. Các DN cổ phần hóa chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (hệ thống giao dịch UPCoM). Xử lý nghiêm đối với các DN cố tình không thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho mục đích chi đầu tư phát triển, không sử dụng chi thường xuyên.
Kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế khác. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng DNNN, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn. Hoàn thiện tổ chức để thực hiện chức năng Nhà nước là chủ sở hữu đối với DNNN, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN.
Trên tinh thần đó, có thể dự báo trong giai đoạn tới, quá trình CPH và sắp xếp, đổi mới các DNNN sẽ đúng hướng, hiệu quả và tích cực hơn.
2. Ngộ nhận cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm giảm sức mạnh và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước?
Theo Điều 1 Luật DNNN năm 2003: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”.
Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 2005, thì DNNN được hiểu là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Khoản 22, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNNthì “DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.
Đến Luật Doanhnghiệp năm 2014, “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Như vậy (từ năm 2016 đến nay), nội hàm DNNN đã được thu hẹp, chỉ còn bao gồm các DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến nay, khu vực KTNN vẫn bao gồm các DNNN và phần vốn, tài sản của Nhà nước tại các DN, các quỹ và tài sản quốc gia khác, v,v.., nên về cơ bản, tổng tài sản của khu vực KTNN khá ổn định, trừ phần giảm sút (nhỏ) do CPHDNNN và thoái vốn nhà nước khỏi DN thuộc khu vực kinh doanh, nhưng chúng được bù đắp lại bởi sự tăng trưởng của chính các DNNN và tăng nguồn thu NSNN (một hợp phần của KTNN) do giải phóng các nguồn lực và động lực tăng trưởng từ CPHDNNN và cải thiện môi trường đầu tư xã hội...
Có thể thấy, việc đánh đồng tên gọi, nội hàm giữa KTNN với DNNN không chỉ là sự nhầm lẫn về hình thức, tên gọi, cơ cấu nội hàm kỹ thuật, mà còn kéo theo sự ngộ nhận lớn hơn là đánh đồng vai trò chủ đạo của toàn thể (KTNN) với vai trò then chốt linh hoạt của bộ phận (DNNN), tức hiểu sai chủ trương, chính sách vĩ mô Nhà nước về CPHDNNN và quản lý kinh tế trong bối cảnh hội nhập. Nói cách khác, cả về lý luận và thực tế, sẽ là ngộ nhận khi đồng nhất vai trò chủ đạo của KTNN với mặc nhiên coi DNNN cũng có vai trò này.
Trên thực tế, dù CPHDNNN tăng tốc, sức mạnh khu vực KTNN không hề giảm, thậm chí còn tăng lên, do: Thứ nhất, KTNN bao gồm cả phần vốn nhà nước tại các DNNN (100% vốn), và cả tài sản tại các DN khác (theo BTC, dù số lượng DNNN giảm mạnh, song đến nay tổng cộng, chỉ khoảng 10-15% vốn và tài sản DNNN được CPH hoặc thoái vốn); Thứ hai, KTNN sẽ tăng quy mô do các DNNN tiếp tục phát triển sau CPH và sắp xếp, đổi mới quản lý; Thứ ba, KTNN tăng trưởng nhờ CPH làm tăng đầu tư và hiệu quả hoạt động của cả DNNN hậu CPH, lẫn toàn bộ nền kinh tế nói chung, dẫn đến tăng nguồn thu NSNN, mà NSNN cũng là một phần của KTNN.
Theo tính toán của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (Bộ KH&ĐT), các DNNN đang nắm giữ lượng lớn tài sản và nguồn lực quốc gia; nếu nguồn lực từ khu vực này được giải phóng và sử dụng có hiệu quả sẽ có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Chẳng hạn, hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nuớc chỉ cần tăng thêm 1% thì cả nước sẽ thu về thêm 3-4 tỷ USD và sẽ đóng góp thêm 1,5% cho tăng truởng GDP; tạo động lực tăng trưởng mạnh và bền vững hơn cho kinh tế vĩ mô. Vì thế, CPH và tái cơ cấu DNNN một cách hiệu quả và thực chất đang và sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên, mối quan tâm hàng đầu tạo động lực tăng trưởng và nâng cao sức mạnh của chính khu vực KTNN, cũng như nền kinh tế vĩ mô.
Cần thấy rằng, vai trò chủ đạo của KTNN cũng có sự điều chỉnh linh hoạt, thích hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu, rộng của Việt Nam. Trước đổi mới, ở Việt Nam chỉ có thành phần KTNN là chủ yếu nên DNNN cũng đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong khu vực doanh nghiệp xã hội. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và quá trình hội nhập, khu vực các DNNN sẽ ngày càng giảm tỷ trọng, do đó giảm dần vai trò chủ đạo theo nghĩa truyền thống và biến đổi theo huớng then chốt (trong một số lĩnh vực, tập trung vào những lĩnh vực mà nhà nước cần độc quyền hay tư nhân không thể, không muốn đảm nhiệm).
Nghị định 99/2012/NĐ-CP khẳng định, Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước chỉ đầu tư vốn, tài sản vào doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực, khâu then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để KTNN thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Nói cách khác, DNNN ngày càng thu hẹp sự chủ đạo từ phạm vi toàn bộ nền kinh tế chỉ còn vào một số lĩnh vực, ngành kinh tế chủ chốt. Đồng thời, vai trò chủ đạo của khu vực KTNN trong thời gian tới cũng cần được nhấn mạnh vào các nội dung và mục tiêu: nắm giữ các tài sản, tổ chức các hoạt động độc quyền thuộc lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động giữ vững các cân đối cơ cấu lớn, liên ngành, cấp quốc gia và ở địa phương, địa bàn cần thiết; chủ động và trực tiếp đảm nhận đầu tư vào những dự án, địa bàn không hấp dẫn hoặc cần thiết để định hướng, mở rộng đầu tư phát triển từ các nguồn  vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, sự chủ đạo của KTNN không có nghĩa là DNNN hưởng mọi ưu đãi vô điều kiện, gây bất bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, mà cần sự bình đẳng giữa DNNN với các DN khác đã được xác định trong nhiều luật định khác hiện hành (nhất là Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công).
3. Ngộ nhận cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước làm mất công cụ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Cần khẳng định CPHDNNN không làm mất đi công cụ định hướng XHCN của nền KTTT ở Việt Nam do xuất phát từ mục tiêu của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nói chung, sự phát triển nhận thức về bản chất mô hình KTTT định hướng XHCN, cũng như các công cụ thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền KTTT ở nước ta nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Báo cáo do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội XII, quan điểm của Đảng ta là: Thống nhất nhận thức nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; Đồng thời, bảo đảm định hướng xẫ hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội...
Tính hiện đại và hội nhập quốc tế thể hiện ở sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến.
Định hướng XHCN thể hiện ở sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì con người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Nền kinh tế có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. DNNN giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan (và quy trình) của KTTT, thông lệ quốc tế, cam kết hội nhập. Bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh tế đã được Hiến pháp quy định; xoá bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định liên quan để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động khởi nghiệp. Hoàn thiện thể chế về cạnh tranh; tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước (chống độc quyền tư nhân). Xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Quản lý DNNN đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường. Tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN; nâng cao hiệu quả DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để DNNN giữ vững vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030: hầu hết các DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần.  Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại tương đương với các nước trong khu vực; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị một cách thực chất và thu hút nhà đầu tư có năng lực thực sự; tối đa hóa giá trị bán vốn nhà nước theo cơ chế thị trường.
Cơ cấu lại DNNN trên cơ sở nhiệm vụ được giao, ngành, nghề kinh doanh chính, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; triệt để tiết kiệm chi phí; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao thực hiện theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai và xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, DNNN để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của DNNN. Xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,...
Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới. Hạn chế tình trạng sản xuất, kinh doanh khép kín, cục bộ, không minh bạch trong DNNN, đặc biệt là trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các DNNN, nhất là đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu với quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế ở một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trên cơ sở hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước theo thông lệ quốc tế; xác định rõ quy mô và phạm vi hoạt động phù hợp với năng lực quản trị, điều hành; kiên quyết đấu tranh và thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích; tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý của DNNN móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và doanh nghiệp.
Hoàn thiện tổ chức để thực hiện chức năng Nhà nước là chủ sở hữu đối với DNNN, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Nhà nước thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với DNNN cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp. Bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường. 
Khác với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động kinh tế của Nhà nước và do đó của DNNN, luôn có 2 mục tiêu với 2 tính chất khác nhau, đó là mục tiêu kinh doanh thông thường như các DN khác, và mục tiêu công ích đặc trưng riêng có của mình. Vì vậy, cần xác định rõ theo các hệ tiêu chí đồng bộ và khoa học về tính chất kinh doanh và tính chất công ích của DNNN; từ đó làm rõ cơ chế quản lý phù hợp, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn; khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của  các tập đoàn KTNN đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dễ  dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa  bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. Đây cũng là điểm nút để giảm thiểu sự nhập nhằng, mù mờ hoặc lạm dụng trong hạch toán và đánh giá các hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh của các DN trong thực tiễn cả quản lý nhà nước, cũng như sự hoạt động tự chủ của DNNN, khiến các DNNN không hoạt động hiệu quả như mong muốn và tiềm năng, nhất là đối với các DNNN thuộc lĩnh vực độc quyền cao.
Như vậy, có thể nói, CPHDNNN dù có xu hướng làm giảm thiểu, thu hẹp, nhưng không phải là làm suy yếu và dần xóa bỏ các DNNN nói riêng,  khu vực KTNN nói chung, mà là làm cho chúng ngày càng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, định hướng, dẫn dắt và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế quốc gia theo nguyên tắc quản lý kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khi đó, là định hướng XHCN của nền kinh tế ngày càng hiện thực hóa và vai trò định hướng của khu vực KTNN, trong đó có DNNN, lại càng phát huy theo cách thức mới, phù hợp, đậm nét và hiệu quả hơn.
Nói cách khác, CPHDNNN không làm mất đi công cụ đắc lực định hướng XHCN cho nền KTTT, mà còn là góp phần thúc đẩy và hiện thực hóa cơ chế mới trong quan hệ Nhà nước với thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Theo đó, quan hệ của DNNN với các DN khác, giữa khu vực KTNN với các khu vực kinh tế khác không phải là quan hệ xung khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, cùng vận động và bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể và đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một nền kinh tế Việt Nam phát triển và bền vững, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Cần nhấn mạnh rằng, nếu như tính KTTT của nền kinh tế Việt Nam được thống nhất khẳng định là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật và tuân thủ đúng quy trình của KTTT, thì tính định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước lại được thể hiện ở mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”và được bảo đảm bởi sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Sự kết hợp hiệu quả giữa tính KTTT và tính định hướng XHCN cũng chính là đáp ứng xu hướng mới mang tầm vóc thời đại, đòi hỏi có sự kết hợp tất yếu của bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong một mô hình quản lý xã hội mới đang dần định hình trên thế giới, nhất là từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội liên tiếp xảy ra trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên quy mô toàn thế giới và trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Sự kết hợp bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước là việc lựa chọn và kết hợp để tạo hiệu ứng tổng hợp tích cực những điểm tốt của mỗi cách thức quản lý kinh tế, đồng thời góp phần giảm thiểu những tác động mặt trái của chúng, tạo động lực mạnh mẽ, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hài hòa các mục tiêu và củng cố định hướng, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2018           
TS Nguyễn Minh Phong
Ban Tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân
ThS Nguyễn Trần Minh Trí
Viện Kinh tế & Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2663-nhung-ngo-nhan-doi-voi-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc.html

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...