NHẬN THỨC ĐÚNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ
MỐI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG HIỆN NAY
DuDa
Trong lịch sử Việt Nam, mối quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt, có bề dày lịch sử lâu đời, đó
vừa là quan hệ giữa hai nước láng giềng, vừa là quan hệ giữa hai nước Xã hội chủ
nghĩa. Do vị thế địa chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam cùng với sự tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam - Trung Quốc nên quan hệ giữa hai
nước có một vị trí quan trọng trong hoạt động đối ngoại của mỗi nước. Có thể
nói, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp không những đáp ứng lợi
ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, mà còn phù hợp với xu thế hoà
bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Mặc dù lịch sử quan hệ hai nước có những lúc thăng trầm. Những
từ năm 1991 đến nay, hợp tác Việt - Trung đã phát triển nhanh chóng trên mọi
lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước,
quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp. Trong chuyến thăm Trung Quốc của
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu tháng
2 năm 1999, lãnh đạo cấp cao hai nước xác định phương châm 16 chữ định hướng
phát triển quan hệ hai nước hướng tới thế kỷ XXI: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Tháng 11 năm 2005, một lần nữa,
lãnh đạo cấp cao hai nước làm phong phú thêm nội hàm quan hệ hai nước theo tinh
thần 4 tốt: Láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Đặc
biệt, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam Nông Đức Mạnh tháng 5 năm 2008, trên cơ sở phương châm 16 chữ và tinh
thần 4 tốt, lãnh đạo hai bên nhất trí xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam -
Trung Quốc. Trong thời gian qua, hai nước tổ chức các cuộc giao lưu cấp cao một
cách thường xuyên từ cấp Thường trực Ban Bí thư hoặc ủy viên thường trực Bộ
Chính trị trở lên. Những hoạt động đó đã làm cho quan hệ giữa hai nước không ngừng
được củng cố và phát triển.
Vừa qua, nhân sự kiện chuẩn bị kỷ niệm 67 năm ngày thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt - Trung, nhận lời mới của Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc
(12/01-15/01/2017). Đây là lần thứ ba Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm
Trung Quốc và lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư kể từ sau Đại hội Đảng lần
thứ XII. Chuyến thăm lần này không chỉ là sự kiện
chính trị - ngoại giao quan trọng khởi đầu năm 2017 mà còn nhằm tăng cường quan
hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, khẳng định đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ và tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Trung
Quốc - một đối tác chiến lược quan trọng.
Kết quả chuyến
thăm đã minh chứng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước; là bằng chứng
rõ ràng nhất chứng minh cho sự võ đoán, xuyên tạc của các thế lực
thù địch, phản động, phần tử cơ hội nhằm gieo rắc tâm lý hoang mang, mất niềm
tin của nhân dân về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhằm xuyên tạc sự thật,
kích động biểu tình trong và ngoài nước hòng gây mất ổn định về chính trị, phá
vỡ mối quan hệ lâu dài tốt đẹp giữa hai nước. Đối lập hoàn toàn với những luận điệu
xuyên tạc, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thêm khẳng định tình hữu nghị và mối
quan hệ hợp tác song phương toàn diện giữa hai nước Việt - Trung; khẳng định
quan điểm độc lập tự chủ của Việt Nam trên mọi lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh
tế, văn hóa…). Chúng ta có quyền tự hào về kết quả công cuộc đổi mới mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được; tự hào về vị thế ngày càng được nâng tầm
trong khu vực và trên thế giới; tự hào về một nền chính trị ổn định, kinh tế
tăng trưởng nhanh, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng cao… Từ đó
tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định
mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh sánh
ngang với các cường quốc trên thế giới. Đó là trách nhiệm tất cả chúng ta cần
có hiểu biết đúng quan điểm của Đảng về quan hệ Việt - Trung, đấu tranh, phê
phán những tư tưởng, hành động đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc,
ngược lại với văn hóa truyền thống của con người Việt Nam; góp phần tích cực
vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét