Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

Quan điểm thiếu khách quan và suy diễn về tình hình buôn người

Mới đây, trong Báo cáo về tình hình buôn người năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố vào tháng 7 năm 2023 đã tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách nhóm 2 liên quan đến tình trạng buôn người chưa được cải thiện ở các tiêu chí cơ bản, và khuyến nghị các tổ chức quốc tế gây sức ép với Việt Nam; đe dọa cắt các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có thể nhận thấy những thông tin trên là thiếu khách quan và suy diễn; quan điểm chưa thiện chí và nhuốm màu chính trị, không phản ánh đúng về nỗ lực và những kết quả nổi bật về quyền con người ở Việt Nam nói chungvà về nạn buôn người nói riêng.18823dbhb

 

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn chúng ta khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt vấn nạn buôn người. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, những nội dung liên quan đến bảo đảm quyền con người được dành sự quan tâm đặc biệt, mọi chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đều nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; tập trung bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm nghèo đa chiều và chính sách bảo hiểm y tế đa tầng, ưu tiên cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đáng chú ý, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam gắn với xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam thời đại mới, được bảo vệ và bảo đảm toàn diện về quyền con người, quyền công dân, chống ngược đãi nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.


 

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn coi việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người và đấu tranh phòng, chống mua bán người là chính sách ưu tiên, tạo động lực phát huy nguồn lực con người.Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, Hiến pháp năm 2013, Quốc hội, Chính phủ và cơ quan tư pháp của Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa và triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách, pháp luật về quyền con người, quyền công dân, trong đó thực hiện quyết liệt các giải pháp để đấu tranh với nạn buôn người. Vì vậy, về cơ bản tình trạng buôn người đã được kiểm soát hiệu quả, các vụ việc liên quan buôn người giảm rõ rệt. Tất cả các vụ việc liên quan đến nạn buôn người, mà nạn nhân hoặc nghi phạm là người Việt Nam ở nước ngoài đều được cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với Interpol và cơ quan điều tra nước sở tại thông qua lãnh sự quán. Mặc dù tình trạng buôn người ở Việt Nam chưa được hoàn toàn chấm dứt, nhưng số vụ việc ngày càng giảm và việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân để phòng, chống nạn buôn người trên cơ sở Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 được tích cực đẩy mạnh.

 

Các tiêu chuẩn cơ bản để xóa bỏ nạn buôn người đang tiếp tục được Nhà nước và nhân dân Việt Nam hoàn thiện. Từ các vụ việc buôn người bị đấu tranh, triệt phá, ngăn chặn và xử lý, cơ quan chức năng của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng hoàn thiện các tiêu chuẩn cơ bản để xóa bỏ nạn buôn người, nhất là nâng cao chất lượng thu nhập thông qua hệ thống các chính sách việc làm, thu nhập để cải thiện mức sống của người dân. Về quy phạm pháp luật, ngoài Luật phòng, chống mua bán người năm 2011, Bộ luật hình sự ở Việt Nam cũng được chỉnh sửa, bổ sung năm 2017 với nhiều chế tài để xử lý tội phạm liên quan đến nạn mua bán người, bóc lột sức lao động tàn tệ, dùng sức mạnh đối xử với con người như nô lệ,… Đây chính là những nỗ lực giải quyết căn cơ tình trạng nạn buôn người do các nạn nhân hầu hết là chưa có việc làm, việc làm thu nhập thấp, thất nghiệp và đang mong muốn có việc làm để thay đổi thu nhập, nên dễ mắc vào cạm bẫy mà tội phạm buôn người giăng ra.

 

Như vậy, những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nhất là phòng, chống nạn buôn người được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả cao, nên về cơ bản, nạn buôn người đã được kiểm soát tốt. Do đó, các lập luận thiếu thiện chí, chưa khách quan trong Báo cáo về tình hình buôn người năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ thật sự là đáng tiếc, chưa phản ánh đúng thực tế tình trạng buôn người ở Việt Nam. Những lập luận đó thậm chí có phần cực đoan khi tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi nhóm 2, để từ đó họ khuyến nghị các tổ chức quốc tế gây sức ép với Việt Nam, dọa cắt viện trợ cho Việt Nam. Đây là những vấn đề mang dụng ý chính trị, tạo tiền lệ xấu và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt - Mỹ, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã được gây dựng trong gần 40 năm qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995.

Nguồn: Báo Quân Khu Ba

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Thủ tướng Vương Quốc Thụy Điển

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson, từ ngày 10 đến 13-11, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Vươ...