Trong hơn 41 năm thành lập, kế thừa tinh hoa 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát triển về mọi mặt. Hoạt động Phật sự được tăng cường, tăng ni, Phật tử luôn đoàn kết, hòa hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và được đông đảo các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến biên giới, hải đảo đồng tình ủng hộ.
Sau
đại thắng mùa xuân 1975, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên
chủ nghĩa xã hội, Phật giáo Việt Nam đã hóa thân vào vận hội mới của dân tộc.
Năm 1981, Hội nghị thống nhất 9 hệ phái tổ chức Phật giáo Việt Nam thành một tổ
chức Phật giáo duy nhất là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, đại diện cho Phật
giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với
tăng ni, phật tử Việt Nam.
Phật
giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc,
luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước; khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo luôn
luôn đứng lên tham gia chống giặc ngoại xâm, góp phần giành độc lập dân tộc. Kế
thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đồng hành cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần
hòa hợp, đoàn kết với phương châm phụng đạo, yêu nước. Giáo hội hướng dẫn tín đồ,
phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh
và có những hoạt động đáp ứng nhu cầu tâm linh, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng
của tăng, ni, phật tử; là nguồn cổ vũ lớn lao cho tăng, ni, phật tử trong và
ngoài nước tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, góp phần làm cho
Giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.
Việt
Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, có trên 90% dân số có tín ngưỡng,
tôn giáo với 24 triệu người là tín đồ các tôn giáo, chiếm 27% dân số. Chính
sách nhất quán của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo là tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Nhà
nước Việt Nam bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật,
hiến chương và điều lệ được Nhà nước công nhận; không ngừng chăm lo phát triển
kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc các tôn giáo thực
hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân đối với Tổ
quốc.
Phật
giáo luôn là tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, có một vai trò rất quan trọng
trong việc “Hộ quốc, an dân”. Trong hơn 41 năm qua, với phương châm “Đạo pháp -
Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vượt mọi khó khăn,
không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt; luôn gương mẫu đi đầu trong các
phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết các tôn giáo, khẳng định mối quan hệ gắn
bó không thể tách rời giữa dân tộc và đạo pháp.
Với
tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, Giáo hội Phật giáo Việt
cùng tăng, ni, phật tử luôn luôn gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội,
thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Các Ban Trị
sự Hội Phật giáo tỉnh, thành trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni,
phật tử tại địa phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn, tham gia các
tổ chức chính trị - xã hội, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và
dân tộc như tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhiều vị chức sắc tu hành được người
dân tin tưởng bầu làm đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp; nhiều sư
sãi đã thể hiện được vai trò đặc biệt trong việc vận động quần chúng xây dựng đời
sống văn hóa, kinh tế - xã hội ở các địa bàn dân cư. Các vị tăng, ni tiếp tục đẩy
mạnh việc truyền bá đạo pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh
thần Phật giáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên dậu của Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét