Hãng
nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit (EIU-có trụ sở chính tại
Vương quốc Anh) mới đây đã công bố báo cáo chỉ số dân chủ năm 2022, trong đó xếp
Việt Nam vào “nhóm nước phi dân chủ, độc tài”. Sau đó vài ngày, Tổ chức Theo
dõi nhân quyền (Human Rights Watch-có trụ sở tại Hoa Kỳ) cũng đưa ra báo cáo
cho rằng, chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ nhiều “nhà hoạt động”
trong hai thập kỷ qua. Chỉ chờ có thế, một số báo, đài nước ngoài thiếu thiện
chí với Việt Nam lại dồn dập đưa ra cái gọi là phân tích, luận giải, góc nhìn
theo kiểu “Thầy bói xem voi”.
Đầu
tiên phải khẳng định, báo cáo của EIU là sai lầm và bịa đặt, đúng như đánh giá
của nhiều chuyên gia nghiên cứu chính trị: “Họ chỉ thấy cây mà... cố tình không
thấy rừng”. Báo cáo cũng tiếp tục ca ngợi cái gọi là thành tích “dân chủ phương
Tây” trong khi hầu hết các giá trị “dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN)” bị bỏ qua.
Các nước một đảng lãnh đạo hoặc Đảng Cộng sản lãnh đạo, các nước XHCN hoặc theo
thiên hướng XHCN đều bị báo cáo này xếp vào nhóm điểm số dân chủ rất thấp mà điển
hình như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cuba...
Việt
Nam cũng như nhiều quốc gia khác không chấp nhận việc một số quốc gia hay tổ chức
quốc tế luôn tự cho mình cái quyền dùng các yêu cầu dân chủ, nhân quyền mà
phương Tây tự đặt ra để đòi hỏi nước khác phải lấy đó làm tiêu chuẩn. Trong các
tiêu chí để xếp hạng chỉ số dân chủ, EIU đưa ra các tiêu chí rất thiên vị kiểu
“dân chủ phương Tây” như tỷ lệ tham gia chính trị, quyền tự do cá nhân, trong
đó chủ đạo là vấn đề thể chế đa nguyên, đa đảng để rồi dễ dàng đi đến xếp hạng
Việt Nam vào nhóm nước phi dân chủ, độc tài.
Trên
thực tế, việc đưa ra các "giá trị phương Tây" cũng là khiên cưỡng.
Chính tổ chức đa phương lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc (LHQ) cũng luôn khẳng
định, các nước trên thế giới ở những trình độ phát triển khác nhau nên không thể
lấy giá trị, tiêu chuẩn của nước này áp đặt cho nước khác. Hiến chương LHQ cũng
nhấn mạnh: “Không quốc gia nào, kể cả LHQ, có quyền can thiệp vào công việc thực
chất thuộc thẩm quyền quốc gia”. Quyền con người không thể đứng một mình tách rời,
nó phải được đặt trong bối cảnh lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước đó.
Điều
này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận thông qua Tuyên bố Vienna và Chương
trình Hành động tại Hội nghị thế giới về nhân quyền năm 1993 tại Vienna (Áo).
Tuyên bố Vienna đã khẳng định khi xem xét vấn đề nhân quyền phải luôn ghi nhớ
tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn
giáo...
Dù
luôn tự cho mình là dân chủ nhưng thực tế, các thiết chế dân chủ phương Tây
đang áp đặt lên toàn cầu không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, nó chỉ thuộc về các tập đoàn tư bản, nơi chỉ
chiếm 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất và quyền
lực. Tuy nhiên, EIU đã bỏ qua những yếu tố có tính lịch sử khác biệt và sự bất
công hiển nhiên đang tồn tại ở chế độ tư bản khi xếp hạng.
Và
chính họ, cùng với Tổ chức Theo dõi nhân quyền đưa ra các báo cáo này đang vi
phạm nhân quyền thì lại tự cho mình quyền đánh giá dân chủ, nhân quyền của các
nước khác. Câu chuyện ngụ ngôn về những ông thầy bói mù xem voi và thánh phán
lung tung đã được tái hiện trong việc đánh giá dân chủ, nhân quyền của một số tổ
chức phương Tây vừa nêu. Tuy nhiên, những ông thầy bói mù hình dung không đúng
về con voi, là do họ bị mù; còn một số nhà dân chủ phương Tây năm nào cũng lăm
le báo cáo nhân quyền, dân chủ, chõ miệng tanh hôi vào nội bộ nước khác, thì
khác các ông thầy bói kia ở tâm địa hiểm độc.
EIU
đưa ra những tiêu chí rất mù mờ, cho rằng đa nguyên, đa đảng là dân chủ, còn một
đảng, nhất nguyên là mất dân chủ, độc tài, là rất thiếu căn cứ. Thực tiễn các
quốc gia trên thế giới cho thấy, vấn đề một đảng hay đa đảng không nói lên được
đất nước đó có dân chủ hay mất dân chủ. Có những quốc gia rất nhiều đảng phái
nhưng vẫn là quốc gia dân chủ thấp, quyền con người không được bảo đảm, lợi ích
chỉ nằm trong tay một bộ phận giàu có. Ngược lại, một số quốc gia chỉ có một đảng
lãnh đạo nhưng lại là quốc gia mà người dân luôn cảm thấy hạnh phúc. Đại dịch
Covid-19 đang phơi bày tất cả mặt trái, những bất công của chế độ tư bản chủ
nghĩa khi mà cuộc khủng hoảng diễn ra cả về kinh tế, chính trị và y tế, xã hội.
Đời sống của đa số người lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia
tăng, trong khi số lượng tỷ phú đô-la lại tăng mạnh, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng lớn.
Là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại, trong bối cảnh ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội tụ trong mình đầy
đủ các yếu tố để lãnh trọn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thành công, giải phóng
dân tộc, đưa đất nước tiến lên con đường XHCN, xây dựng đất nước ngày một phồn
vinh.
Chỉ
nói riêng về bản chất dân chủ của thể chế chính trị Việt Nam qua hơn 92 năm Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thấy rõ: Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng
quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất
của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước;
xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân được xác
định là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, Đảng
ta luôn nhận thức rất rõ vấn đề thực hành dân chủ, dân chủ ngay chính trong nội
bộ Đảng và thực hiện tốt nhất quyền dân chủ thuộc về nhân dân. Đảng luôn tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Thực tiễn
việc xử lý hàng loạt tổ chức đảng và đảng viên có sai phạm, cùng việc ban hành
những quy chế, quy định khắt khe của Đảng để mọi đảng viên phải rèn luyện, phấn
đấu, tự răn mình bao năm qua đã chứng minh điều đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét